Phân tích tượng 49 Thôi Bối Đồ: Kết cục của đầu đảng và hình thái thể chế của Trung Hoa trong tương lai sắp tới



Tác giả: Đức Huệ

[ChanhKien.org]

Tượng 49 Thôi Bối Đồ:

Nhâm tử – Khôn hạ Khôn thượng – Khôn

Sấm viết:

Sơn cốc thiểu nhân khẩu
Dục tiễu thất kỳ sào
Đế vương xưng đệ huynh
Phân phân thị anh hào

Tụng viết:

Nhất cá hoặc nhân khẩu nội đề
Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây
Lục hào chiêm tận văn minh kiến
Kỳ bố tinh la nhật nguyệt tề

Cho tới nay, luôn có nhiều ý kiến khác nhau về tượng 49 Thôi Bối Đồ. Ví dụ, có người lấy riêng câu “đế vương xưng đệ huynh” để nói rằng câu này tiên đoán về sự xuất hiện của Liên hiệp quốc, nhưng câu sau “phân phân thị anh hào” thì lý giải không thông, lẽ nào những người thành lập Liên hiệp quốc đều là những anh hùng sao? Stalin của Liên Xô là một độc tài cộng sản gian ác, người dân Liên Xô sau đó đã triệt để từ bỏ ông ta, người như vậy sao có thể xứng làm “anh hào” được?! Kỳ thực hình minh họa, sấm, tụng và quẻ của mỗi tượng trong Thôi Bối Đồ đều là “tứ vị nhất thể”, cùng nhau làm nổi bật một chủ đề. Tác giả cho rằng Tượng 49 Thôi Bối Đồ chỉ rõ về một kết cục bi thảm của chủ tịch Tập, người đứng đầu Trung Cộng, người mà đang nỗ lực bảo vệ đảng đến cùng, đồng thời tượng này cũng đề cập đến hình thái thể chế Trung Hoa trong tương lai.

“Nhâm Tý” là một trong Can Chi, thứ tự 49 trong vòng hoa giáp 60 năm, cho thấy đây là tượng thứ 49. Tuy nhiên, trật tự của Thôi Bối Đồ bị xáo trộn, nên cũng không có ý nghĩa thực tế.

Hình vẽ minh họa của tượng rất đơn giản, có tám con dao sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, rõ ràng tác giả Lý Thuần Phong muốn diễn đạt chính là “八刀”, và khi hai chữ này tổ hợp lại là một câu đố chữ đơn giản, đáp án chính là chữ 分 (phân). Báo hiệu thể chế Trung Quốc trong tương lai sẽ là hình thức liên bang hoặc liên minh. Kỳ thực triều Hạ, Thương, Chu thời Trung Quốc cổ đại chính là hình thức liên bang hoặc liên minh cổ đại: có một chính quyền trung ương làm chủ chung của thiên hạ, chính quyền địa phương là các nước chư hầu có các quyền tự trị khác nhau. Hoa Kỳ hiện nay cũng là thể chế liên bang: mỗi tiểu bang đều là một quốc gia tương đối độc lập, có hiến pháp riêng. Thể chế Trung Hoa sẽ tiến tới liên bang hoặc liên minh, trên bề mặt sẽ trải qua một quá trình phân ly, nhưng tương lai sẽ là tươi sáng.

Sấm viết:

“Sơn cốc thiểu nhân khẩu
Dục tiễu thất kỳ sào
Đế vương xưng đệ huynh
Phân phân thị anh hào”

Ý tứ bề mặt của bốn câu sấm này là: Dân số trong thung lũng rất ít, muốn tiêu diệt nhưng không thể tìm thấy hang ổ của đối phương. Nhiều vị hoàng đế gọi nhau là anh em thân thiết, mọi người đều là anh hùng hào kiệt.

Hai câu trước là một câu đố chữ rất đơn giản: Chữ 谷 (cốc) thiếu đi hai chữ 人 (nhân) và chữ 口 (khẩu), chỉ còn lại một chữ “八” (bát); chữ 剿 (tiễu) mất đi chữ 巢 (sào), còn lại một chữ đao đứng “刂”. Khi kết hợp lại chữ 八 ở trên chữ 刀 vẫn là chữ 分, vẫn đang nhấn mạnh vào ‘分’, là cặp hô ứng với hình vẽ minh họa. Hai câu sau “Đế vương xưng đệ huynh, phân phân thị anh hào” chỉ ra rằng sau chia khi tách ra, vẫn thuộc về dân tộc Trung Hoa, là anh em phân chia nhà, quan hệ thuận hoà, hơn nữa những người đứng đầu đều là “anh hào”. Điều này cũng cho thấy “tượng” này tuyệt không phải ám chỉ sự xuất hiện của Liên hiệp quốc, bởi vì trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, nhiều khi các quốc gia mưu tính lẫn nhau, đe dọa và thậm chí gây chiến, chắc chắn không phải là mối quan hệ anh em, và các nhà lãnh đạo của họ cũng không phải đều là anh hùng. Ngoài ra, “sơn cốc thiểu nhân khẩu” cũng dự đoán sẽ trải qua thảm họa làm giảm dân số đáng kể. Đây là tai họa mà tà ác Trung Cộng đến hồi sụp đổ gây ra cho nhân dân.

Tụng viết:

“Nhất cá hoặc nhân khẩu nội đề
Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây
Lục hào chiếm tận văn minh kiến
Kỳ bố tinh la nhật nguyệt tề”

Câu đầu tiên “Nhất cá hoặc nhân khẩu nội đề” ẩn tàng câu đố hai chữ: chữ 或 (hoặc) khi đặt vào trong chữ 口 (khẩu), tạo thành một chữ 國 (quốc) ở dạng phồn thể (chính thể); chữ 人 (nhân) đặt vào trong chữ 口 (khẩu) chính là chữ 囚 (tù/cầm tù). Ở đây không những chỉ ra rằng đối tượng phân (分: sự chia rẽ) là đất nước, một lần nữa nó tương ứng với hình vẽ và lời sấm, hơn nữa nó chỉ ra rằng kẻ nắm quyền cuối cùng của quốc gia bị chia cắt này (Trung Quốc), cũng chính là chủ tịch Tập sẽ trở thành tù nhân và bị phán quyết.

“Nhất cá” (一个: một cái/một người) là một cặp hô ứng xa với câu “vạn nhân bất tử, nhất nhân nan đào” (vạn người bất tử, một người khó thoát) trong tượng 46 Thôi Bối Đồ, nói lên rằng đầu đảng Trung Cộng làm ác đến cùng, bảo vệ đảng đến cùng kia, sẽ bị lực lượng chính nghĩa bắt giữ, giống như cách mà đầu đảng Ceausescu của ĐCS Romania bị bắt và đưa ra xét xử. Ngoài ra, “一个” cũng là cách mà nhà tiên tri chế giễu đầu đảng Tập thường xuyên tuyên truyền “định vu nhất tôn” (tức là quyền lực tập trung vào tay một người), kỳ thực “định vu nhất tôn” chính là đem tội lỗi của ĐCS đổ hết lên đầu một mình ông ta, thật là quá ngu xuẩn. Chữ 啼 (đề: khóc) ở cuối câu, cũng nói rõ cảnh khốn cùng khóc thê thảm sau khi bị bắt, đây đều là tội nghiệt do chính ông ta nhất quyết bảo vệ đảng mà gây ra. Đầu đảng muốn thoát khỏi kết cục bi thảm này, duy chỉ có chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, truy cứu những kẻ bức hại, chủ động giải thể tà đảng Trung Cộng.

“Phân Nam phân Bắc phân Đông Tây” vẫn là nói về 分 (phân chia).

“Lục hào chiếm tận văn minh kiến, Kỳ bố tinh la nhật nguyệt tề”, nói một cách đơn giản, một trật tự mới đã xuất hiện, một khung cảnh văn minh, âm dương hòa hợp, đến một thời đại an định và phồn vinh. Kỳ thực, sự sản sinh của trật tự mới là có quy luật, “thiên hạ đại sự, hợp cửu tất phân, phân cửu tất hợp” (việc lớn trong thiên hạ, hợp lâu thì sẽ phân chia, phân chia lâu tất sẽ hợp nhất), mọi người nên nhìn nhận một cách lý tính, đây là quá trình phát triển bình thường của sự vật. Nói cụ thể hơn, “爻” (hào) chính là những đường ngang dài ngắn tổ thành “quái tượng” (quẻ) trong Chu Dịch, mỗi một quẻ do sáu hào xếp thành, quẻ của tượng này là quẻ Thuần Khôn (Khôn hạ Khôn thượng), quẻ Thuần Khôn có sáu hào âm, vì thế gọi là “Lục hào chiếm tận” (sáu hào chiếm hết), sự vật đã phát triển đến cuối cùng, điều này vừa khớp với quẻ.

Trong Thôi Bối Đồ cũng đã thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả Lý Thuần Phong, chẳng hạn như lời tiên đoán Nhật Bản xâm lược Trung Quốc:

“Thập nhị nguyệt trung khí bất hoà
Nam sơn hữu tước Bắc sơn la
Nhất triều thính đắc kim kê khiếu
Đại hải trầm trầm nhật dĩ qua”

Tạm dịch:

Giữa tháng mười hai, khí bất hoà
Núi Nam có tước, núi Bắc có La
Một mai nghe tiếng gà vàng gáy
Biển lớn im lìm, ngày đã qua

Từ góc độ cảm xúc của bài thơ, có thể phản ánh ra tâm trạng đau buồn của tác giả.

Từ “Lục hào chiếm tận văn minh kiến, Kỳ bố tinh la nhật nguyệt tề”, tương tự có thể cảm nhận được sự ngợi ca và niềm vui của tác giả. Thực ra, dựa theo quy luật cũ “thành, trụ, hoại, diệt” được giảng trong kinh thư của Phật giáo, sự vật phát triển đến cuối cùng thì phải bị huỷ diệt. Lần này mặc dù “lục hào chiếm tận” đã phát triển đến cuối cùng, nhưng kết cục lại là “văn minh kiến”, “kỳ bố tinh la nhật nguyệt tề”, dân tộc Trung Hoa chuyển giao một cách thuận lợi, tiến tới nền văn minh nhân loại mới, thực sự đáng mừng vô cùng.

Nói đến “lục hào” và nói đến quẻ, mục này là “Khôn hạ Khôn thượng – Khôn”, quẻ tượng là quẻ Thuần Khôn trong 64 quẻ, là do hai quẻ Khôn trong bát quái trên dưới chồng nhau mà thành, sáu hào đều hào âm. Quẻ Khôn tượng trưng cho đất, thuận theo trời, biểu thị phải thuận theo thiên ý, mới có thể tải (gánh vác) được vạn vật, kéo dài đến vô cùng vô tận, thuận thiên ý, mới có thể nắm bắt được phương hướng đúng đắn, đi theo chính đạo, thu được cát lợi. Thiên ý lớn nhất của vũ trụ lúc này là: ĐCSTQ chắc chắn sẽ diệt vong! Thế nhân phải tránh xa và chối bỏ ĐCSTQ mới có hy vọng; nhân dân Trung Quốc nhất định phải thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội đã từng gia nhập mới có thể bước tới tương lai, nếu không sẽ bị đào thải cùng ĐCSTQ.

Ngoài ra, Trong “hào từ” của hào thứ hai quẻ Khôn: “bất tập vô bất lợi”, theo cách giải thích thông thường thì có nghĩa là không cần chuẩn bị quá chu đáo, chỉ cần chiểu theo Thiên ý, tự tin mạnh dạn đi làm là được rồi. Ở đây nếu dựa theo cách nói “Phủ định của phủ định là khẳng định” mà xét, thì có thể đơn giản hoá thành: Tập bất lợi, hoặc Tập vô lợi, có thể thấy được đây là một sự phủ định rất lớn đối với đầu đảng Tập, đứng về phía đầu đảng Tập để bảo vệ đảng nhất định là bất lợi, chắc chắn sẽ không có lợi ích gì, cuối cùng là mất tất cả. “Trời diệt Trung Cộng” là thiên tượng thời điểm hiện nay định ra như thế, sự diệt vong của Trung Cộng là do thượng thiên định sẵn, mau chóng thoái đảng, đoàn, đội mới là thực sự khôn ngoan.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/287618



Ngày đăng: 16-03-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.