“Tổ” và “Tông”



Tác giả: Hinh Tinh

[ChanhKien.org]

Người Trung Quốc tại sao lại coi trọng “Đức” như vậy, đến mức mà không cần diễn đạt hay giải thích nhiều người ta có thể hiểu nội hàm của nó.

Cá nhân tôi biết được chữ “Đức” có nội hàm của “Chân Thiện Nhẫn”, nhưng điều này chỉ giới hạn trong lý giải cá nhân của tôi, có thể nói rằng người Trung Quốc từ trong xương cốt đã hiểu rõ được tinh túy của chữ “Đức” này.

Vì sao gọi Trung Quốc là Thần Châu Đại Địa, hai chữ “Tổ” và “Tông” đối với người Trung Quốc nói riêng và người Đông Á nói chung còn là nỗi tưởng nhớ vô cùng sâu xa và đáng suy ngẫm, có thể nói là tưởng niệm. Nhưng thật sự hiểu được hai chữ “Tổ tông” thì hỏi có được bao nhiêu người?

Chỉ xét về kiểu chữ, chữ “Tổ” và “Tông” tương tự nhau, nhưng thực ra từ nơi cao nhất của sinh mệnh mà nói, thì hai chữ này lại hoàn toàn là không giống nhau. Chữ 且 (thả: tạm thời, sắp) trong chữ “祖” (Tổ), giống như chữ 目(mục: con mắt) trong chữ “德” (Đức). Con người thế gian cũng nói đến “Tổ” và “Đức”, tất nhiên mỗi tầng đều có trời, mỗi tầng có cảnh giới khác nhau, mà “Tổ” ở nơi cao nhất thì tạo ra vạn vật, “Thần” “Phật” “Đạo” “Tiên” “Nhân” v.v. là những sinh mệnh được tạo hoá ra như thế, cho nên sinh mệnh cần phải “cảm ân”, đó tuyệt không chỉ là phong tục kế thừa của dân tộc, mà là bản tính vốn có của sinh mệnh, vốn xuất phát từ đặc tính thiện lương của vũ trụ mà “sinh mệnh” mang theo, là trạng thái và phương thức hành vi tự nhiên vốn có của “sinh mệnh”.

Là “sinh mệnh” mà nói, nếu như đánh mất đi bản tính “cảm ân” đó thì nhất định là khởi đầu của sự thoái hoá. Cũng chính là nói, dù là sinh mệnh nào, dù sinh mệnh đó có rơi vào cõi nhân gian hay không, nếu mất đi sự kính ngưỡng và tín phụng đối với “Thượng Thiên”, thì sẽ tiếp tục trượt xuống, cho đến khi bị đào thải và tiêu huỷ, mất đi bản tính thiện lương của sinh mệnh, là tự huỷ hoại đi chính mình, là sinh mệnh không thừa nhận “Tổ”, không quy “Tông”.

Chữ “Tông” thực ra là truyền đạt hình dung cho “võng khai nhất diện” (lưới mở một mặt), nhân gian gọi là “Tông Pháp”, nghĩa là làm người phải có những tiêu chuẩn. Mà cảnh giới cao nhất của “Tông” có thể nói là biểu hiện của “Thiên Pháp”, “Thiên Lý”.

“Tổ” có thể nói là “Trời”, mà ở những nơi cao hơn, cao hơn nữa, cao hơn nữa, có thể nói xác thực rõ ràng là “Sáng Thế Chủ”.

“Tông” có thể nói là “Pháp”, ở nơi cao hơn là “Pháp lý” của Sáng Thế Chủ truyền dạy, là điều thai nghén ra bản tính thiện lương của sinh mệnh; để sinh mệnh làm sao có thể tránh được sự thoái hoá và bại hoại, để sinh mệnh làm thế nào có thể quay trở về và tự tái tạo, thì tất nhiên phải nói cho sinh mệnh biết về nhân quả “thiện ác hữu báo”, “Thiên lý” là bất biến, “Thiên Pháp” là không thể khinh nhờn. Là sinh mệnh thì có thể lựa chọn, những quá khứ, hiện tại và tương lai của sinh mệnh đều là kết quả sự lựa chọn của tự mình.

Cá nhân tôi nhận thấy rằng những xưng hiệu của “Chủ Thần” tại các nơi trên thế giới như “Lão thiên gia”, “Thiên phụ”, “Thiên chủ”, “Thượng thiên” v.v. , nó không thực sự ám chỉ đến “Sáng Thế Chủ”.

Vì thế, con người chờ phán quyết trên thế gian sao có thể ung dung tự tại, trừng phạt nhẹ là ân huệ, thiên thượng “khai ân” là vì quý tiếc đối với sinh mệnh, nhưng được bao nhiêu sinh mệnh còn biết “tri ân” và “cảm ân”, một mực mưu cầu, đòi hỏi, không biết đủ, tạo tội vô biên, trong danh lợi tình mà tranh đoạt, đánh giết, phấn đấu, tranh đấu, coi rẻ mạng sống của người khác, nhắm mắt làm ngơ trước sự thương tổn của người khác, chỉ để theo đuổi thành công và danh vọng cá nhân, muốn hơn người, sống không từ thủ đoạn, kỳ thực liệu cái tôi đã từng thiện lương có còn sống hay không, rất khó nói.

“Sinh mệnh” kỳ thực có mối quan hệ tương hỗ với “tôn trọng”, “tôn kính” và “tôn ti” v.v. Người xưa giảng “cửu ngũ chí tôn” là chỉ sinh mệnh có đức hạnh rất cao, mà thánh nhân, người tu hành lại càng được sự tôn trọng của hoàng đế; những sinh mệnh trong xã hội hiện đại bị nhiều người chửi rủa là “cặn bã” kia, về cơ bản không giảng đến đức hạnh, cũng không thành tâm tôn trọng người khác, với họ, chỉ có công thành danh toại, đánh mất nguyên tắc làm người “nhân lễ nghĩa trí tín”, chỉ nói về chủ nghĩa vị kỷ, “kim tiền” là trên hết, thực ra là tự mình đang đào thải chính mình.

Phật ân hạo đãng, chói sáng khung vũ, khấu tạ Sư ân, để con không bị mê lạc trong hồng trần cuồn cuộn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283021



Ngày đăng: 23-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.