Đôi lời về chấp trước căn bản nhất



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Trong quá trình tu luyện một năm gần đây, tôi càng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn rằng gốc rễ của hết thảy các tâm chấp trước của bản thân tôi được quy thành những điểm sau, mà những điểm này đều có quan hệ với nhau:

Tự tư

Tự ngã

Tham dục

Chưa thiện

Chưa đủ tín Sư tín Pháp

Tự tư và tự ngã gần như giống nhau, nhưng cá nhân tôi vẫn cảm thấy có chút khác biệt, vì vậy chúng vẫn được liệt kê riêng.

Mà dục vọng tham lam chính là tự ngã phát xuất ra dục vọng mong muốn bản thân đắc được nhiều (điều tốt) hơn, thuận theo đó thì nhiều nhân tâm tương ứng cũng được sản sinh ra như: tật đố, oán hận, hiển thị, vui thích, sợ hãi, an dật v.v… Lúc đắc được thì vui thích, hiển thị, tự đại; khi không đắc được thì lại tật đố, oán hận, sợ hãi. Hơn nữa, dục vọng tham lam còn biểu hiện trong phương diện tu luyện, cũng chính là tâm truy cầu; nếu tu luyện tinh tấn một chút thì sẽ muốn thấy thu hoạch, cảm thấy ba việc bản thân cũng đã làm tốt rồi tại sao vẫn như thế? Hoặc là tại sao vẫn chưa thấy kết quả gì nhỉ? Những thứ này chính là hữu cầu rồi, đang cầu kết quả chứ không phải là tâm thái của người tu luyện chỉ quản tu luyện mà không truy cầu.

Có dục vọng tham lam thì sẽ thiếu thiện lương, bởi vì được mất về lợi ích thường thường là có mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa bản thân và người khác, bạn đắc được nhiều thì người khác sẽ đắc được ít hơn, muốn bản thân đắc được nhiều hơn thì có thể sẽ làm tổn hại đến người khác, như vậy thì sẽ rời xa thiện lương. Cá nhân tôi cho rằng càng vị tư thì sẽ càng tự ngã; tham dục càng mạnh mẽ thì càng không biết đủ, càng không biết cảm ơn thì cũng càng không có thiện lương.

Mà người càng tự ngã thì về phương diện tín Sư tín Pháp càng kém bởi vì bị vật chất tự ngã cản trở; biểu hiện ra là thực tu kém, nhân tâm nặng, tâm không tĩnh lại được v.v… Tâm không tĩnh lại được thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học Pháp, dẫn đến ác tính cứ luẩn quẩn, có thể sẽ dùng nhân tâm và quan niệm con người để lý giải Pháp.

Mấy năm trước người nhà tôi từng chỉ ra, nói vấn đề lớn nhất của tôi là không thiện lương, quá tự tư, chỉ muốn nhận được mà không muốn phó xuất, không thể chịu thiệt, không biết đủ, không biết cảm ơn. Bây giờ nhìn lại, đây thực sự là vấn đề lớn nhất của bản thân tôi, cũng có thể là Sư phụ mượn lời của người nhà để điểm hóa cho tôi.

Gần đây, trong tâm tôi thường hay có niệm đầu: Tiêu diệt tâm tự tư tự ngã, tiêu diệt dục vọng tham lam, tiêu diệt tâm bất thiện và tâm không tín Sư tín Pháp. Bởi vì tôi thường xuyên phát hiện ra rằng, rất nhiều quan niệm và nhân tâm đều nằm tại những chấp trước này nên cần chú trọng nắm bắt nó để tu bỏ.

Tôi cũng nhận thức rằng để thoát khỏi vòng luẩn quẩn tự tư tự ngã và tâm bất thiện, cũng như đột phá được điểm này chính là không thể cứ tiếp tục chỉ quản đến vui buồn của bản thân, mà cần học cách quan tâm đến sự vui buồn của người khác. Cái tư tưởng như vậy chính là trái với tâm tự tư tự ngã, suy nghĩ vì người khác, nếu cứ nghĩ như thế thì sẽ làm suy yếu đi tâm tự tư tự ngã và dục vọng tham lam, đồng thời làm tăng thêm tâm thiện lương.

Một chút thể hội, có điều gì không đúng xin từ bi chỉ chính.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286896



Ngày đăng: 09-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.