Thiển ngộ về “cảm xúc”



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Cảm thụ là gì? Cảm thụ là tế bào phân tử lớn nhất, và là phản ứng trực quan nhất của con người. Có rất nhiều cảm xúc trong một ngày, nhưng mà có bao nhiêu cảm xúc phù hợp với Đại Pháp đây? Chọn lọc qua một chút những cảm xúc này như tâm lo lắng, tâm sợ hãi, tâm oán hận, tâm danh lợi .v.v… đều cùng loại với chủng cảm thụ này.

Đôi khi có một loại cảm xúc trong vô minh xuất hiện, lo lắng người thân làm sao, như thế nào đó. Kỳ thực loại cảm xúc này chính là huyễn hóa mà ra, để xem bạn sẽ đối đãi với nó như thế nào. Là một đệ tử tu luyện Đại Pháp có tố chất đều sẽ biến nó thành một bước đề cao, nhưng đối với đệ tử Đại Pháp tu luyện không tinh tấn thì cảm xúc chính là trở lực của tu luyện, trở ngại việc tinh tấn.

Khi loại cảm xúc tiêu cực phụ diện này xuất hiện thì bạn cần dùng chính niệm giải thể nó, bạn đã được trang bị năng lực trừ ác, chỉ là xem bạn có thực sự tín Sư tín Pháp hay không.

Vũ trụ nhỏ bé của con người đối ứng với vũ trụ rộng lớn, vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều là do Đại Pháp tạo ra, con người cũng như vậy. Vậy thì đặc tính và quy luật vận chuyển của vũ trụ là điều mà vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều cần tuân theo và đều cần được quy chính trong Pháp. Đệ tử Đại Pháp cũng cần đồng hóa trong Pháp, hết thảy vật chất trong trường không gian bản thân cũng đều cần phải chọn lọc và quy chính trong Pháp.

Khi nhân tố phụ diện xuất hiện, chính là Chính Pháp đã động chạm đến nó rồi, bởi vì vũ trụ là thông suốt. Mỗi vật chất đều có nhân tố tồn tại ở không gian khác, cho nên lúc mà lực lượng của Chính Pháp động chạm đến nhân tố phụ diện thì sẽ thể hiện ra ở không gian bề mặt. Trạng thái cụ thể là trong tư tưởng xuất hiện một vài tư duy phụ diện, những tư duy phụ diện này đối ứng với nhân tâm, quan niệm con người, tình của con người v.v… mà bạn chưa vứt bỏ được. Khi những tư duy phụ diện này xuất hiện, cảm giác rõ ràng rằng trong tâm khác với lúc bình thường; đó là trạng thái không bình tĩnh, buồn bực, bất an. Bản thân cũng đang bài trừ nó, không muốn nó nhưng vẫn cảm thấy không thể thoát khỏi nó, nó vẫn cứ quanh quẩn bao xung quanh thân thể. Thể hiện ra là tâm tình rất chán nản, tinh thần suy sụp, bất an, làm việc không thể tập trung; lúc phát chính niệm cảm thấy tốt hơn một chút nhưng lúc nhàn rỗi thì cái vật chất phụ diện này lại quay trở lại, nó cứ như vậy lặp đi lặp lại.

Sư phụ giảng: “Phật gia giảng không, đạo gia giảng vô” (Chuyển Pháp Luân). Theo thể ngộ ở tầng thứ hiện tại của tôi, tư tưởng đạt đến không và vô là trạng thái tốt nhất, cũng giống như chúng ta luyện Thần Thông Gia Trì Pháp chẳng phải cũng cần đạt đến trạng thái nhập tĩnh sao? Lúc đó là trạng thái tốt nhất để luyện công. Đệ tử Đại Pháp chúng ta thời thời đều được Pháp diễn luyện, nếu tư tưởng của chúng ta đạt đến trạng thái không và vô thì đó chẳng phải là trạng thái tốt đẹp nhất được Pháp diễn luyện sao?

Nhưng nếu tư tưởng không thanh tịnh, nghĩ loạn lung tung và đủ các dạng các loại tư tưởng liên tiếp hiện ra, vậy thì trạng thái này chưa đạt được đến không và vô. Không đạt tiêu chuẩn của Pháp thì không thể được Pháp diễn luyện, không có Pháp gia trì và cũng không thể xuất ra trí huệ, thân thể cải biến hướng đến Thần thể sẽ chậm, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng lão hóa.

Cảm thụ chính là một loại tâm truy cầu, vì muốn đạt được những dục vọng ích kỷ của bản thân cho nên mới xuất hiện trạng thái cảm thụ. Cảm thụ chỉ là một loại tiên phong của dục vọng ích kỷ, điều thật sự mà nó muốn có được chính là quan niệm. Nhân tố đằng sau quan niệm này là “tư”. Chúng ta biết rằng đặc tính của cựu vũ trụ chính là tự tư cá nhân, vậy thì cái “tư” phía sau cảm xúc này chính là nhân tố biến dị của cựu vũ trụ, cần được giải thể trong Chính Pháp, cho nên khi cảm xúc xuất hiện thì nhất định phải dùng Pháp để đo lường và đối chiếu; tìm ra vấn đề còn tồn tại, tống khứ nhân tâm, như thế mới có thể lợi dụng hoàn cảnh này để thăng hoa bản thân. Khi bạn thật sự thăng hoa lên thì cảm xúc sẽ không còn tiếp tục tồn tại nữa, bởi vì nó nguyên ban đầu chính là một sản vật hư huyễn mà ra.

Một chút thể ngộ tu luyện, có điều gì không phù hợp mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286804



Ngày đăng: 15-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.