Hãy trừ bỏ nhân tâm, cân bằng tốt gia đình, công việc và tu luyện



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Australia

[ChanhKien.org]

Con xin kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại!

Xin kính chào các đồng tu!

Đến nay tôi đã tu luyện được 26 năm, trong thời gian này cũng đã trải qua rất nhiều sóng gió và quan sinh tử, tôi ngộ ra rằng bản thân chỉ có ở trong thực tu mới có thể chứng thực Pháp, nhìn rõ thiếu sót, tu bỏ nhân tâm, đặc biệt là tâm than phiền và chấp trước vào quan niệm của tự ngã.

1. Cân bằng tốt gia đình, công tác và tu luyện

Người tu luyện sử dụng hoàn cảnh gia đình như thế nào để tu tốt bản thân là một khâu không thể né tránh. Năm 2007 gia đình ba người chúng tôi đi ra nước ngoài, ở đó không có môi trường bức hại của tà ác. Nhưng công việc căng thẳng và áp lực từ các phương diện khiến tôi không cân bằng tốt quan hệ giữa công việc, sinh hoạt và tu luyện, khi gặp mâu thuẫn thường than phiền, đối đãi với người nhà có lúc cũng có thể nổi cơn tam bành. Sau khi sự việc qua đi tôi cũng nhận ra rằng người tu luyện không nên như vậy, nhưng mãi vẫn không khống chế được bản thân. Đối chiếu với Pháp tôi phát hiện ra rằng nguồn gốc của than phiền và tức giận đến từ sự mạnh mẽ muốn đạt được những chấp trước và ham muốn vào mục tiêu của bản thân, là biểu hiện của việc không chiểu theo Chân Thiện Nhẫn mà tu tâm tính và thiếu trí huệ. Đối với người ngoài có thể biểu hiện ra sự nhẫn nại và khoan dung có lễ nghĩa, nhưng đối với người nhà mình lại lấy một tiêu chuẩn khác để đối đãi, đối với con người và sự việc có hai tiêu chuẩn song song, đây là giả tu, chưa có thực tu.

Vì để có thể linh hoạt sắp xếp thời gian của bản thân, có thể làm thêm nhiều việc chứng thực Pháp, tôi tự mình làm một công việc kinh doanh nhỏ ở nhà. Nhưng khoản tiền vay mua nhà, chi tiêu sinh hoạt hàng ngày và làm những việc chứng thực Pháp đều cần phải dùng đến tiền, vì vậy vợ tôi đảm nhận rất nhiều việc kinh doanh, sắp xếp công việc mỗi ngày đều chật kín. Ban đầu đã nói chắc là sắp xếp thời gian để cứu người vậy mà còn xen thêm vào một số công việc kinh doanh. Ngoài công việc người thường ra bản thân còn tham gia bốn công việc của hạng mục giảng chân tướng, mỗi ngày tôi đều cảm thấy mệt mỏi không chịu nổi, có lúc trong khi đang làm nhiệm vụ cầm dụng cụ mà ngủ gật, khi lái xe chờ đèn đỏ cũng ngủ gật. Tuy nhiên cứ luôn giật mình kinh sợ mà không gặp nguy hiểm gì. Suốt 10 năm nay tôi thường hay than phiền vợ, nổi giận, nói không muốn làm quá nhiều công việc. Mặc dù có lúc cũng có thể tĩnh tâm xuống tìm ở bản thân, lúc học Pháp cũng có thể nhìn ra nhân tâm của bản thân, thế nhưng khi mâu thuẫn xuất hiện vẫn không trụ vững được. Ngoài ra, mỗi khi học Pháp giao lưu tập thể, bản thân luôn than phiền công việc không tiến triển, phó xuất nhiều mà hiệu quả thực tế lại nhỏ, cứ ra vẻ mình là người lão luyện có kinh nghiệm, mãi cứ muốn cải biến người khác.

Tôi đã từng học quản lý doanh nghiệp ở trong người thường, cũng từng làm ông chủ, kinh nghiệm từng trải trong đời cũng rất nhiều, đặc biệt là ở trong môi trường văn hóa đảng đã hình thành phương thức nhìn nhận vấn đề đối với con người và đối với sự việc của mình. Mặc dù ở trên hành vi bản thân có thể giữ vững tâm tính, về phía chủ quan có thể không dùng thủ đoạn của người thường hoặc văn hóa đảng để đối đãi với bất kỳ ai. Tuy nhiên đối với tất cả thiếu sót xuất hiện trong hoàn cảnh chỉnh thể này của chúng tôi, tôi lại đem nó đổ lỗi cho người khác mà không lợi dụng hoàn cảnh này để hướng nội tìm, tu bản thân, thường xuyên vì những tổn thất trong công việc của Đại Pháp mà tức giận, than phiền. Tôi cũng biết rằng đây không phải là trạng thái của người tu luyện, nhưng tôi cho rằng tôi đã vì Đại Pháp. Vấn đề này ở trong tâm mà không tìm được đáp án, đây là chướng ngại của tu luyện và đề cao trong nhiều năm của tôi. Nó cũng thường xuyên khiến tôi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, khổ não, hoài nghi hoặc tránh né mâu thuẫn, thậm chí tu luyện giải đãi.

Cũng có lúc người điều phối và đồng tu từ bi chỉ ra vấn đề của tôi. Tôi cũng tự hỏi liệu mình có thể không than phiền nữa không?

Sư phụ giảng:

“Do đó chúng ta phải ở trong hoàn cảnh phức tạp như vậy mà tu luyện, cần chịu khổ trong những cái khổ; đồng thời còn phải có tâm Đại Nhẫn”. (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ chín)

Đối chiếu với Pháp, tôi ngộ ra rằng: Sức chịu đựng và dung lượng của bản thân không đủ, hơn nữa không dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân. Đồng thời tôi cũng phát hiện ra, bản thân đã trở nên lẫn lộn bị “đè nén” bởi áp lực khổ nạn của con người thế gian, đã không dùng chính niệm của người tu luyện mà đối đãi, không giữ vững tâm tính nên mới biểu hiện ra trạng thái không tốt. Do vậy, tôi nhắc nhở bản thân: Ở trong các mâu thuẫn và khổ nạn xuất hiện từ bây giờ về sau đều phải coi nhẹ, ổn định giữ vững bản thân, thuận theo tự nhiên. Công tác người thường cũng cần phải làm tốt, không than phiền. Có mâu thuẫn thì không tranh biện, buông tâm xuống để đối đãi một cách bình tĩnh.

Có một hôm, hạng mục mà tôi tham gia yêu cầu tôi lên diễn đàn giao lưu chia sẻ tâm đắc thể hội, buổi chia sẻ vừa mới bắt đầu, vợ tôi liền đẩy cửa vào nói với tôi rằng, buổi chiều có vụ kinh doanh phải làm. Vừa nghe tôi liền vội nói: “Đã hẹn rồi buổi chiều có buổi giao lưu, vụ kinh doanh này không làm nữa”. Nhưng tôi lập tức phát hiện ra tâm than phiền của tôi đã xuất hiện, trước tiên hãy ổn định giữ vững bản thân. Sau đó, tôi lập tức tìm đồng tu để trao đổi, xem liệu có thể để tôi giao lưu chia sẻ trước không. Đồng tu nói có thể. Sau khi chia sẻ xong tôi liền đi làm công việc. Khách hàng của tôi là một người Ấn Độ, cô ấy nói với chúng tôi: “Ấn Độ đã bùng phát dịch bệnh, rất nhiều người nhiễm virus (Trung Cộng) không có tiền điều trị, chỉ có thể chờ chết”. Chúng tôi lập tức giảng chân tướng cho cô ấy và đưa cho cô ấy tài liệu chân tướng.

Tôi phát hiện ra rằng kỳ thực công tác và tu luyện không có mâu thuẫn, Sư phụ đều đã có an bài. Hơn nữa tôi còn thấy rằng khi có xung đột về thời gian làm việc giảng chân tướng và công việc người thường, đột nhiên khách hàng đó tạm thời hủy bỏ công việc; sau đó bản thân đem tiền dùng vào hạng mục giảng chân tướng, thì việc kinh doanh buôn bán tăng lên nhiều, tiền lại quay trở lại.

Tôi ngộ ra rằng: Nếu chưa cân bằng tốt quan hệ giữa công việc và tu luyện là chưa tu tốt bản thân, cho dù công việc của Đại Pháp làm nhiều đến mấy cũng là con người đang làm việc. Sau khi ngộ ra, tôi liền đối đãi với các việc lớn việc nhỏ trong nhà một cách nghiêm túc, chủ động làm những công việc nặng nhọc vất vả, không chấp trước vào ý kiến của bản thân, buông bỏ tự ngã, bao dung người nhà, làm được chân tu bản thân. Như vậy, hoàn cảnh trong nhà lại trở nên tường hòa. Đồng tu vợ trước kia luôn trách móc trạng thái tu luyện của tôi không tốt, thêm nữa hạng mục Đại Pháp mà cô ấy đã tham gia bị dừng lại, cô ấy có một khoảng thời gian rất dài đã không tham gia học Pháp tập thể. Sau đó cô ấy nhìn thấy sự biến đổi của tôi thì lại quay lại tham gia học Pháp tập thể.

2. Giáo dục con cái một cách có lý trí

Sau khi con trai tôi tốt nghiệp đại học, cháu ra nước ngoài tìm công việc, nhưng đều không làm được lâu dài, làm kinh doanh lại thất bại. Quay trở về Đại Lục làm kinh doanh, ngay cả tiền của tôi cũng đều đã đầu tư hết vào đó. Sau khi con trai quay trở về, tôi không nói gì cả, để bản thân cháu bình tĩnh lại suy nghĩ và cảm nhận. Tôi đã thay đổi tính thô bạo trước đây của mình, trở nên có thể nói chuyện với con một cách có lý trí. Tôi đã không oán trách và chỉ trích, mà giúp cậu ấy phân tích và chỉ ra nguyên nhân thất bại.

Tôi hiểu rõ, những thất bại mà con trai trải qua trong quá trình trưởng thành là hảo sự, cũng có khả năng là đời trước tôi thiếu nợ cậu ấy, tôi phải đem nó biến thành thiện duyên. Vì để cậu ấy nhận thức được đạo lý làm người rằng làm việc cần phải kiên trì, tôi đã dùng thời gian rảnh rỗi trong một năm để hoàn thành việc xây dựng sân trước và sân sau nhà mình. Từ nguyên vật liệu, thiết kế và thi công đều là một mình cá nhân tôi hoàn thành. Tôi kéo cậu ấy đến bên cạnh nói: “Con thấy đấy, đường đời chính là như vậy, làm việc gì cũng phải kiên trì không sợ khổ, làm tốt từng chút từng chút một mới có thể đi đến thành công”. Trước kia tôi luôn khuyên con trai đi học một môn kỹ thuật, cậu ấy cứ luôn không nghe, nhưng bây giờ con trai đã tiếp thu ý kiến đề nghị của tôi, có thể vững bước đi con đường của chính mình, tự lực cánh sinh gánh vác trách nhiệm.

3. Dũng cảm đối mặt với sai lầm

Có một năm tôi đến Sydney làm việc, thường xuyên chạy qua lại hai nơi. Có một vị đồng tu rất dụng tâm kiên trì đi thu thập chữ ký, phát tờ rơi tìm tới tôi hỏi, liệu tôi có thể nhân tiện giúp anh ấy mang về một số tài liệu như tờ rơi và những số báo đặc biệt được không? Tôi đã nhiều lần được hỏi câu hỏi như vậy. Tôi chưa trả lời, bởi vì trong tâm tôi có ấm ức, cảm thấy môi trường tu luyện ở thủ đô Canberra không như ý mình.

Trong tu luyện, mặc dù có thể nhìn ra những thiếu sót của bản thân khi đối mặt với những mâu thuẫn, tuy nhiên tôi vẫn luôn dùng Pháp để so sánh với phía bên kia của mâu thuẫn, lại còn lấy lý do vì duy hộ Pháp mà khăng khăng giữ ý kiến của bản thân. Khi nhìn thấy Đại Pháp bị tổn thất hoặc khi bản thân ở trong hạng mục Đại Pháp bị can nhiễu thì lại bất bình nổi giận, kiểu căm phẫn bất bình này biểu hiện ra cả ở trong gia đình cũng như trong chung sống với các đồng tu. Rất nhiều lúc, mặc dù trên bề mặt không biểu hiện ra tình cảm bất bình này, thế nhưng trong tâm có gián cách với đồng tu, không phối hợp tích cực, tạo thành trạng thái khi có vấn đề phát sinh thì ai làm việc người nấy, còn thích tìm kiếm sự đồng tình ở trong các đồng tu để thể hiện bản thân đang duy hộ Pháp. Trong lúc làm hạng mục giảng chân tướng, khi người nhà can nhiễu hoặc giữa các đồng tu không có sự phối hợp, tôi thường không thể dùng tâm thái của người tu luyện để ứng xử một cách có lý trí với những khảo nghiệm bất ngờ xảy đến, và sau khi xuất hiện hiệu quả không tốt với công việc thì bản thân lại tỏ ra tức giận và than phiền.

Nhưng có một hôm một giọng nói vang lên trong đầu tôi: “Sao con vẫn không ngộ ra vậy?” Giọng nói đó giống như lời dạy bảo của người cha đối với con vậy. Tôi cảm thấy đây là Sư phụ đang nhắc nhở tôi. Tôi lập tức tìm ở bản thân mình, tôi xuất hiện vấn đề ở đâu, đã sai ở đâu? Mấy hôm sau tôi mới nghĩ ra việc mà vị đồng tu kia nhiều lần nhờ tôi làm. Tôi nghĩ: “Việc giảng chân tướng cứu người to lớn như vậy sao có thể có tâm phân biệt chứ?” Mặc dù không phải là tôi có tâm bực dọc với vị đồng tu này, tuy nhiên sự xuất hiện nhân tâm này thì thực sự là làm lỡ việc lớn cứu người! Trên đường đến tham gia học Pháp tập thể vào thứ bảy tôi gặp vị đồng tu này, giống như đứa trẻ phạm sai lầm tôi liền cung kính thừa nhận sai lầm với vị đồng tu này, và đảm bảo sau này sẽ tích cực phối hợp. Trong buổi học Pháp giao lưu chia sẻ tập thể tôi công khai xin lỗi vị đồng này trước mặt tất cả các đồng tu và thừa nhận lỗi lầm của mình. Không để cho nhân tâm của bản thân có sự giấu diếm và che giấu một chút nào, tôi hạ quyết tâm dũng cảm đối mặt với sai lầm, nhìn thẳng vào nhân tâm mà tu bỏ nó.

4. Khi mâu thuẫn xuất hiện điều đầu tiên nghĩ đến là tu luyện

Canberra là thủ đô của Australia, từ trước đến nay tôi vẫn luôn có thói quen gửi tài liệu chân tướng qua bưu điện tới các nghị sĩ, vì vậy tôi đã đặt mua 100 bộ sách chân tướng “Thiết chứng như sơn” (Bằng chứng không thể chối cãi), dự định sẽ gửi cho các nghị sĩ. Hơn nữa trước kia khi tôi đang thu thập chữ ký, có người đã hỏi tôi bằng chứng của việc thu hoạch nội tạng, tôi nghĩ: “Lần này thì tốt rồi, có thể khiến nhiều chúng sinh hơn minh bạch chân tướng”. Nhưng khi tôi nói với đồng tu điều phối rằng tôi đặt mua 100 bộ sách chân tướng “Thiết chứng như sơn” và bàn bạc sử dụng như thế nào, các đồng tu quyết định trước tiên không gửi cho các nghị sĩ, nói rằng cách thức mỗi một nghị sĩ gửi một bộ sách có hiệu quả không nhất định tốt. Khi đó tâm thái của tôi vẫn giữ được bình tĩnh, làm người tu luyện điều đầu tiên nghĩ tới là tu luyện. Tôi đã làm một so sánh: Trước kia điều tôi nghĩ là như thế nào, vậy hiện tại nên làm như thế nào mới phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện? Nếu như khảo nghiệm này là do Sư phụ an bài thì khẳng định là có nhân tố tu luyện của tôi ở bên trong. Tôi đột nhiên ngộ ra: Đây chẳng phải là vứt bỏ tâm oán hận và chấp trước vào được mất của tôi sao? Tôi cảm thấy quá tốt rồi. Tôi cầm chiếc đàn ghi-ta bên cạnh lên và hát những bài hát về Đại Pháp, trong tâm cảm thấy khoan khoái thần thánh và biết ơn vô hạn mà trước đây tôi chưa bao giờ cảm nhận được.

Khi tôi buông bỏ nhân tâm thì trí huệ cũng xuất lai. Tôi cũng ngộ ra rằng: 100 bộ sách đã đến rồi thì cũng sẽ có nơi để đi của nó, nhất định có thể phát huy được tác dụng của nó. Ví dụ quảng bá nhắm tới thư viện và bộ phận pháp luật, phối hợp thu thập chữ ký về thu hoạch nội tạng sống. Đồng thời vị đồng tu điều phối này cũng tích cực quảng bá tới các đệ tử Đại Pháp ở thành phố khác. Cũng có đồng tu đề xuất đưa tới các nghị sĩ khu vực địa phương. Càng có nhiều đồng tu tham gia hơn thì càng có thêm nhiều kênh quảng bá tài liệu “Thiết chứng như sơn”, hiệu quả còn tốt hơn so với tưởng tượng ban đầu của tôi.

Nhìn từ góc độ vì nghĩ cho người khác mà xét thì quyết định như vậy của đồng tu điều phối là tôi có thể lý giải được, cô ấy hiểu rõ các tình huống của mình và có trình độ nắm bắt cùng với việc suy xét để sắp xếp trước sau. Cá nhân tôi không cần pha trộn thêm bất cứ nhân tâm nào. Thông qua sự việc này, tôi cảm nhận được trạng thái tu luyện của bản thân đã có đột phá, chủng tư tưởng hẹp hòi chấp trước vào được mất trước kia của tôi đã mất đi rồi, khiến tôi cảm nhận được trí huệ rộng lớn và hồng đại của Phật gia bao quát hết thảy thế giới mười phương vũ trụ. Nếu tôi không nắm bắt cơ hội mà Sư phụ an bài để tu luyện và đề cao, thì có thể lãng phí tâm huyết của Sư phụ, mất đi cơ hội cứu người cũng như cơ hội đề cao của mình, đây mới là tổn thất thực sự.

Nhờ sự đề cao trong tu luyện, tôi đã đột phá được những trở ngại cản trở sự đề cao của mình trong nhiều năm nay. Tiếp tục buông bỏ nhân tâm khiến tôi phát hiện ra mọi chuyện thực sự là “liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”! Tôi đã có lý giải thâm sâu hơn đối với Chân Thiện Nhẫn, đã xoay chuyển được trạng thái dùng tình của con người để đối đãi với tu luyện, đã có thể lý trí hơn để đối đãi với hoàn cảnh tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Thời tôi tu luyện trong quá khứ, có rất nhiều cao nhân đã giảng cho tôi câu này, họ nói: “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành”. Thực ra đúng là như vậy. Nếu không ngại gì thì khi về nhà chư vị hãy thử đi. Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng. Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ chín)

Sau khi đề cao trong thực tu tôi đã lý giải được một nội hàm thâm sâu hơn ở trong đoạn Pháp này: Người tu luyện đầu tiên có thể buông bỏ nhân tâm, mới có thể đạt được Nhẫn thực sự. Nhẫn của người tu luyện là đã hiểu thông đối với tu luyện, là sự từ bi và khoan dung hồng đại, là sự kiên định không hề hối tiếc đối với Pháp, chứ không phải là nhẫn gượng ép. Như điều Sư phụ giảng:

“hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện”. (Tinh tấn yếu chỉ – Thế nào là Nhẫn)

Phần kết

Gần đây Sư phụ đã giảng ở trong kinh văn mới:

“Hãy buông hết các bất mãn của các vị, đó đều là chấp trước của các vị. Hãy cẩn thận cái miệng của các vị. Trong các học viên, thì những lời không ở trong Pháp thì chư vị không xứng nói ra. Hãy hoàn thành sứ mệnh của chư vị, đó là hy vọng duy nhất của tương lai. Các đệ tử Đại Pháp là ‘dĩ Pháp vi Sư’, ‘sơ tâm không đổi’, thì mới có thể viên mãn!” (Gậy cảnh tỉnh mạnh mẽ [2021])

Đối chiếu với Pháp, tôi phát hiện bản thân quả thực có biểu hiện hành vi tức giận than phiền, muốn bênh vực kẻ yếu thế. Chính Pháp đã đến cuối cùng rồi, nếu trạng thái này vẫn chưa tu chính được, lẽ nào có thể mang nó theo mà viên mãn được? Trước kia tôi tự nhận thấy tâm đối với tu luyện của mình rất thuần khiết, cũng rất dụng tâm tận lực để cứu người. Đối chiếu với Pháp của Sư phụ, tôi thấy rằng nhiều năm qua bản thân đã trộn lẫn chấp trước nhân tâm và quan niệm của con người trong vấn đề thực tu. Tôi nhận thức được rằng, đây là nguyên nhân cản trở bản thân tu luyện đề cao.

Sư phụ giảng:

“Điều con người khó bỏ được nhất là quan niệm, có người thậm chí vì giả lý mà hy sinh sinh mệnh chứ không cải biến, ấy thế mà quan niệm là hậu thiên hình thành. Người ta vẫn luôn nhìn nhận loại niệm đầu vốn khiến bản thân không cân nhắc thêm nhưng lại không tiếc gì mà hy sinh hết thảy mà không dao động ấy là tư tưởng của chính mình, ngay cả thấy chân lý cũng bài xích. Kỳ thực, ngoại trừ phần thuần chân của tiên thiên ra, hết thảy quan niệm đều là hậu thiên hình thành, thật sự không phải bản thân mình đâu” (Tinh tấn yếu chỉ – Tồn tại vì ai)

Thông qua học Pháp, tôi ngộ được rằng: Bản thân lấy lợi ích được mất trong người thường coi là duy hộ Pháp và chứng thực Pháp, vì thế gia tăng các chủng nhân tâm và chấp trước, nuôi dưỡng ma tính do con người tạo nên.

Tôi nhận thức được rằng, quan niệm của con người khác biệt quá xa so với nội hàm Pháp lý từ bi hồng đại của Sư phụ, tôi không nên khăng khăng giữ nhận thức và quan niệm của cá nhân, tôi nên buông bỏ nó. Vì nhận thức về Pháp lý của tôi đã đề cao, nên trong tâm cảm thấy đã vứt bỏ được một khối vật chất rất lớn. Khi tôi hát bài hát về Đại Pháp, tôi cảm thấy âm thanh cũng trở lên trong sáng, đồng tu vợ nói: “Đó là vì anh không còn tức giận nữa”.

Nhiều năm trước khi tôi đang luyện công, Sư phụ cho tôi thấy cảnh tượng mỹ hảo trên thiên thượng, tôi cảm nhận được tâm của mình dung hợp cùng với thế giới mỹ hảo đó, đến bây giờ tôi mới ngộ ra rằng có thể là Sư phụ điểm hóa cho tôi: Đề cao trong tu luyện Đại Pháp là không có điểm dừng, tôi phải học Pháp nhiều, tinh tấn thực tu, sơ tâm bất cải (lòng dạ ban đầu không đổi), không cô phụ sự từ bi khổ độ của Sư phụ, làm tròn tâm nguyện lớn lao khi đến thế gian.

Do tầng thứ có hạn nên không tránh khỏi có sai sót, chân thành mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Con xin cảm tạ Sư tôn!

Cảm ơn các đồng tu!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/272495



Ngày đăng: 07-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.