Đệ tử Đại Pháp thuyết văn giải tự: chữ “Phật” (佛)



Tác giả: Đệ tử Vô Ngân ở New Zealand

[ChanhKien.org]

Giải thích những nội hàm khác nhau của Hán tự

Phật (佛) /fó/: “Chính là ‘Giác Giả’, [là] người thông qua tu luyện mà giác ngộ” (Chuyển Pháp Luân)

(1) chữ nhân đứng「亻」gồm một nét phẩy và một nét sổ tạo thành chữ “nhân” (人) /rén/. Nét phẩy (撇) /piē/ đọc gần giống âm “bì” của chữ (皮) /pí/, đại biểu cho da người. Nét sổ là cột trụ (đọc gần giống âm “chủ” của chữ (主) /zhǔ/), đại biểu cho chủ nguyên thần. Nét phẩy nằm trên nét sổ biểu thị ở trên(上), biểu thị chủ nguyên thần đội bộ da người, từ đó cấu thành một chủ thể con người (人) hoàn chỉnh. Chỉ có người mới có thể tu thành Phật, bất kỳ sinh mệnh nào khác đều không thể. Đồng thời thể hiện không gian mà con người sinh sống, chỉ có ở nhân gian mới có thể tu thành Phật.

(2)(3) hai nét chính biểu thị tu tâm tính và tu mệnh, tu tâm trước tu mệnh sau, tính mệnh song tu thiếu một trong hai đều không thể được. Chỉ có thông qua Đại Pháp vũ trụ tu tính mệnh song tu mới có thể làm chủ thể của người (人) (gồm chủ nguyên thần và nhục thân) thật sự tu thành Phật. Các phương pháp tu luyện trong quá khứ đều tự xưng là tu Phật tu Đạo nhưng đều không thể giúp con người thật sự tu thành Phật Đạo Thần.

(4)(5)(6) là ba chỗ gấp khúc của chữ “cung” (弓) /gōng/. “Ba” có nghĩa là số nhiều, nghĩa là sau bao thăng trầm trong cuộc đời, người ta mới có thể tu thành Phật. Đồng thời chữ “cung”「弓」có nhiều chỗ khúc khuỷu khúc quanh, giống như con đường lên núi quanh co có thể làm người ta hoa mắt chóng mặt, cũng tượng trưng cho những huyễn tượng mê hoặc, hỗn loạn tại thế gian. Nói chung, cho dù trải qua bao nhiêu khúc khuỷu rối ren, bất kể giữa nhân thế có nhiều thứ mê hoặc con người, trước sau kiên trì tính mệnh song tu (bám theo hai nét thẳng chính (2)(3)) không bỏ cuộc, thì mới có thể duy trì bản tính thiên chân của bạn mà không bị mê mờ lạc lối và không ngừng đề cao cảnh giới.

(7) là mũi tên cuối cùng, cong hướng vào trong (hướng nội tìm) mà không phải là cong hướng ra ngoài (hướng ngoại tìm), vả lại còn chỉ về điểm trung tâm của chữ “Phật” (佛). Chính là nói cho dù trải qua bao khó khăn, gập ghềnh gian khổ, cuối cùng đều phải hướng nội tìm, tu tâm tính, mới có thể đạt tới cảnh giới và quả vị của Phật.

(8) đoạn này từ trái xuống dưới tới phải ở trên, thể hiện trước khi con người chân chính bước vào tu luyện sẽ có một quá trình gian khổ tìm kiếm chân lý và đạo lý nhân sinh. Nó cũng thể hiện quá trình từ cảnh giới con người bắt đầu dần dần tuần tự nhận thức Pháp, dần dần thoát ly quan niệm con người. Ngoài ra, nó còn thể hiện quá trình luyện khí để đặt cơ sở ở thời kỳ đầu của người tu luyện. Sau khi trải qua quá trình nhận thức, tìm kiếm và đặt cơ sở mới có thể chân chính bước vào tu luyện, các phương diện như tâm tính, tầng thứ, v.v… mới bắt đầu thăng tiến mạnh mẽ.


Cách giải thích từ Phật (佛) của cổ nhân

• Khắc bản của Trần Xương Trị thời nhà Thanh – Thuyết văn giải tự – Quyển 8 – bộ nhân

Phật, kiến bất thẩm dã, tùng nhân phất thanh. Phu vật thiết (chú âm, cách đọc) Phật (𠇛) (仏), cổ văn.

Diễn nghĩa:

“Phật” (佛): tuy thấy nhưng nhìn không rõ. Hình dạng chữ dùng chữ “nhân” (人) làm biên bàng (thiên bàng ở bên), dùng chữ “phất” (弗) làm thanh bàng (thiên bàng biểu âm).

• Đoạn Ngọc Tài thời nhà Thanh trong Thuyết văn giải tự chú thích:

Phảng phật dã. Y ngọc thiên. Dữ toàn thư lệ hợp. Án tiêu bộ hữu phất. Giải vân, phất, nhược tự dã. Tức Phật chi hoặc tự. Tùng nhân. Phất thanh. Phu vật thiết. Thập ngũ bộ.

Diễn nghĩa:

Phảng phật dã tức là phảng phất, nhìn thấy nhưng không rõ. Dựa theo sách Ngọc Thiên (một cuốn sách ghi lại các bộ và chữ Hán), cũng ghi chép tương đồng với Toàn thư. Bộ 髟 (Bưu hoặc Tiêu) có chữ 髴 (phất). Sách Giải vận, cũng tương tự như 髴 (phất). Tức là chữ Phật. Hình dạng chữ dùng chữ “nhân” (人) làm biên bàng (thiên bàng ở bên), dùng chữ “phất” (弗) làm thanh bàng (thiên bàng biểu âm). Bộ thứ 15.


Lời kết

• Trên đây chỉ là nhận thức nông cạn của cá nhân, Thần theo ý chỉ của Sáng Thể Chủ tạo ra văn tự để dùng trong Chính Pháp khẳng định còn có nội hàm thâm sâu và phong phú hơn nữa.

• Trước thời Phật Thích Ca Mâu Ni đã có chữ Phật, là Thần ngay từ đầu đã an bài cách gọi đối với Giác Giả trong tương lai. Bởi vì vào thời mạt Pháp Sáng Thế Chủ sẽ lấy hình tượng Phật đến để độ nhân, vì vậy chữ “Phật” (佛) mà Thần tạo ra cũng thể hiện tốt nhất các đặc trưng cơ bản của Đại Pháp vũ trụ.

• Cổ nhân tinh thông Hán tự, có lẽ chỉ là tinh thông hàm nghĩa bề mặt của chữ Hán, còn nội hàm thâm sâu của nó thì chỉ sau khi Đại Pháp khai truyền thì mới có thể chân chính tiết lộ ra.

• Đến khi Pháp Chính Nhân Gian, Sáng Thế Chủ nhất định sẽ dẫn dắt các đệ tử Đại Pháp khai sáng nền văn hóa nhân loại hoàn toàn mới.


Bối cảnh giải nghĩa chữ “Phật” (佛)

• Vào một buổi sáng khi tôi đang ngồi đả tọa, đột nhiên hình ảnh chữ “Phật” (佛) xuất hiện trong đầu, theo đó nội hàm của chữ triển hiện trước mặt tôi. Đây không phải do tôi khổ não suy nghĩ mà ra. Tôi chỉ là một người làm IT (công nghệ thông tin), chưa từng xem qua Thuyết văn giải tự của ai viết, chưa từng nghiên cứu qua chữ Phật, cũng chưa hình thành quan niệm cố định nào đối với chữ này. Sau khi viết lại những gì xuất hiện trong tâm trí, tôi còn đặc biệt đi đối chiếu với Thuyết văn giải tự của cổ nhân, xem lại thì phát hiện nội hàm mà bản thân ngộ được không quá nông cạn hay quá vô lý như tôi từng lo lắng, mà dường như lại càng phù hợp hơn với nội hàm thâm sâu của chữ “Phật” (佛).

• Hán tự là văn tự Thần truyền, thế nhân đều biết nội hàm bác đại tinh thâm của nó. Việc sáng tạo ra Hán tự là để cuối cùng sử dụng vào lúc hồng truyền Đại Pháp vũ trụ. Trong quá trình này (tạo chữ Hán), các loại phương thức tu luyện, các trạng thái sinh tồn khác nhau của nhân loại đều là những quá trình mượn chữ Hán để đặt định lịch sử và văn hóa nhân loại. Đây không hẳn là mục đích cuối cùng của nó, cũng không thể thực sự biểu hiện nội hàm của văn tự Thần truyền, chỉ khi đến lúc Đại Pháp được truyền ra mới có thể triển hiện hàm nghĩa bản chất bên trong của nó một cách hoàn chỉnh.

• Văn tự Thần truyền và các vị Thần có mối quan hệ nội tại, thậm chí có mối quan hệ nhất định với Pháp sáng tạo ra vạn vật trong vũ trụ, bởi vì nó chính là văn tự được tạo ra để dùng cho Chính Pháp vũ trụ.

• Văn tự Thần truyền không chỉ nội hàm bác đại tinh thâm, lời ít ý nhiều, mà còn trí huệ phi phàm. Nó có thể xếp ngang, xếp dọc, thậm chí xếp nghiêng (nếu cần thiết), có thể viết từ trên xuống, cũng có thể viết từ trái qua phải hoặc phải qua trái, để thích ứng với từng hoàn cảnh xã hội khác nhau. Rất nhiều văn tự trên thế giới không thể làm được điều này.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/281332



Ngày đăng: 20-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.