Thể ngộ tu luyện: Bước ra khỏi lý của người thường



Tác giả: Tiểu Văn

[ChanhKien.org]

Tôi và vợ tôi đều là đệ tử Đại Pháp nhưng thói quen tu luyện của mỗi người lại khác nhau. Vợ tôi thích luyện bài công pháp thứ nhất, thứ ba và thứ tư 30 phút, trước giờ phát chính niệm. Phát chính niệm xong thì cô ấy luyện bão luân một tiếng, buổi tối luyện tĩnh công. Tôi có thói quen là luyện động công một tiếng trước, sau đó phát chính niệm, đọc sách đến giờ đi làm, tối thì luyện tĩnh công.

Buổi sáng hôm qua, vợ gọi tôi dậy luyện công, lúc đó đã là 5 giờ 10 phút, cho nên tôi chỉ có thể luyện bài thứ nhất và thứ hai, sau khi phát chính niệm xong, tôi luyện bài công pháp thứ ba và thứ tư, vậy thời gian học Pháp sẽ ít đi. Vì thế mà tôi có một chút trách vợ đã tỉnh dậy rồi mà không gọi tôi dậy đúng giờ. Lúc đó tôi nhận thấy vợ mình làm như thế không đúng.

10 phút sau, mẹ tôi thức dậy. Bà cần tản bộ trong sân, bà hỏi tôi tại sao không gọi bà dậy đúng giờ (ngày thường bà tự thức dậy), tôi nói với bà là còn 10 phút nữa mới đến giờ tản bộ, mẹ tôi không ngừng lải nhải trước mặt tôi một hồi rồi mới đi tản bộ. Lúc đó tôi cảm thấy mẹ hơi quá đáng, rõ ràng là chưa đến giờ mà? Phải nói việc luyện công là việc lớn, tản bộ là việc nhỏ, thực tế là không thể so sánh được.

Tôi nhanh chóng hướng nội tìm, phát hiện ra hai điều: Một là trách cứ đối phương, hai là bị trách cứ, nhìn từ góc độ của người tu luyện, một bên là tạo nghiệp, một bên là hoàn trả nghiệp, coi như là công bằng. Nhưng nhìn từ góc độ trên cơ điểm con người thì là tôi đúng, trong hai trường hợp tôi đều là người chiếm cái lý, tại sao lại xảy ra loại phiền phức này? Trong quá trình hướng nội tìm, tôi hiểu rằng người tu luyện không thể đo lường vấn đề và làm mọi việc theo cái lý của con người. Phải đứng trên cơ điểm của một vị Thần nhìn vấn đề. Đứng trên cơ điểm của Thần thì không quản việc đó đứng trong cái lý của con người để đo lường là đúng hay là sai. Không cần biết là nguyên nhân gì, chỉ trích người khác là hướng ngoại tìm, là không đúng. Hai việc đó đều là tôi không đúng, một việc là tôi tạo nghiệp, một việc là tôi hoàn nghiệp.

Tôi nhận thức được rằng, người tu luyện gặp phải vấn đề gì, đều phải hướng nội tìm chỗ mình không đúng. Bất cứ khi nào mình oán trách người khác đều là không đúng, cho dù chúng ta là người có lý hay không. Xuất hiện vấn đề đều là đệ tử Đại Pháp sai, dù thế nào cũng không nên oán trách người khác.

Đứng trên cơ điểm là người tu luyện nhìn vấn đề, thì chúng ta mới có thể đề cao. Đứng trên cơ điểm của người thường, thì là người thường.

Trên đây là một chút thể ngộ viết ra cùng chia sẻ với các đồng tu, có điều chi không đúng xin đồng tu chỉ giúp

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/285174



Ngày đăng: 23-10-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.