Không tật đố không khoe khoang, đạm bạc thủ trung
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp
[ChanhKien.org]
Trong kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019, Sư phụ giảng:
“Rất nhiều người sau khi ra khỏi [Trung Quốc] Đại Lục, đến xã hội quốc tế thì thấy người ta sao mà đơn giản thế; nói chuyện, thậm chí làm các việc đều phi thường bình hòa. Nhưng người Đại Lục làm việc gì, thì cứ phải muốn việc gì cũng lập tức đến cực đoan nhất, đỉnh cao nhất, triệt để nhất; đều là tâm thái kiểu ấy”.
“Mọi người ở Trung Quốc Đại Lục dưỡng thành những thói quen ấy, bất kể là [khi] viết bài, [hay] làm việc nào đó, chính là muốn một gậy đập triệt để. Loại tác phong ấy, loại tư tưởng ấy quả thực khiến người xã hội quốc tế chịu không nổi”.
Gần đây, khi xem các bài viết chia sẻ của Ban Biên tập Minh Huệ và các đồng tu đối với vấn đề “tâng bốc”, “khen ngợi”, tôi mới ý thức được rằng, bài viết mà tôi viết vào năm 2019 với tựa đề “Một chút thiển ngộ gần đây của tôi về tâm tật đố”, vì trừ bỏ tâm tật đố mà trong vô thức chạy từ một cực đoan này chạy sang một cực đoan khác.
Bài viết trích dẫn trường hợp của vị thám hoa Trần Quán thời Bắc Tống, được phiên dịch lại bằng văn bạch thoại như sau: “Khi trò chuyện bàn luận với người khác, đều luôn khen ngợi chỗ tốt của người khác”. (Nguyên văn là: “Bàn luận với người, nói nhiều về sở trường của người khác”, chỉ “áp dụng” hoặc “tiếp thu” mà thôi). Đoạn văn dưới tiếp nối với đoạn văn trên, đều là khen ngợi đồng tu. Khi viết bài này, tôi cứ nghĩ rằng mình đang “vui mừng thay cho người khác”.
Tuy nhiên, sau khi học đọc bài viết “Tâng bốc và tự tâm sinh ma” của Ban Biên tập Minh Huệ, tôi tra cứu cách dùng của từ “khoa (夸)” (trong từ “khoa tưởng” nghĩa là khen ngợi), phần lớn đều mang nghĩa xấu như “khoa trương”, “khoa đản” (khoác lác), “khoa tì” (khoe khoang), có hư vinh thì sẽ không thực tế. Mà trong tiểu thuyết Minh Thanh, lấy “khoa tưởng” người khác cho là điều tốt. Ví dụ, trong hồi thứ 12 của Tây Du Ký, tại thành Trường An, đều là tranh nhau khen ngợi, đều nói rằng: “Pháp sư khá lắm!”. Hồi thứ 16, nhìn thấy Tam Tạng không tiếc lời khen ngợi: “Đồ vật tốt!”. Hồi thứ 19, người đi đường tấm tắc ngợi khen: “Hòa thượng tốt!”. Hồi thứ 96, Tam Tạng khiêm tốn… lại được khen ngợi không ngớt. Tú tài nghe vậy, vô cùng tán thưởng: “Đúng là thần tăng”. Hồi thứ 93, Đường Tăng lại được khen: “Thần tăng! Thần tăng!”
Vì lẽ đó, người tu luyện không tật đố với người khác; nhưng cũng không cần thiết phải chạy sang một cực đoan khác mà luôn khen ngợi, có thể sẽ khiến người khác “không chịu nổi”. Hồi thứ 15 trong Tây Du Ký, Bồ Tát nói: “Này con khỉ luôn ỷ mình mạnh, vậy ngươi có bằng lòng khen ngợi người khác không?” Đây chính là một cực đoan; nhưng cũng không cần phải chuyển sang một cực đoan khác là luôn khen ngợi người khác.
Trong “đấu trường miệng lưỡi, biển lớn thị phi”, người tu luyện nên phải coi nhẹ mâu thuẫn, đồng thời cần chú ý tu khẩu, có những lời chỉ cần bản thân nói với tự mình là được rồi. Giống như hồi thứ 24 trong Tây Du Ký, “Thanh Phong, Minh Nguyệt bụng dạ rất khen ngợi Đường Tăng: Đúng là vị hòa thượng chân chính, một vị thánh tăng giáng trần, chân nguyên sáng suốt”. Thanh Phong, Minh Nguyệt thầm khen ngợi chân thành, có lẽ đây là cách hóa giải mâu thuẫn vẹn cả đôi đường. Xem ra, tính cách hướng nội có chỗ tốt của nó, tính cách hướng ngoại cũng có nhược điểm của nó.
Trên đây là một chút thiển ngộ cá nhân, khó tránh khỏi sai sót, xin đồng tu từ bi chỉ ra.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/285036
Ngày đăng: 18-10-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.