Một người Đức đi tới 60 trường học ở Ấn Độ để truyền thụ văn hoá tu luyện Trung Hoa



Tác giả: La Quỳnh

[ChanhKien.org]

Một nhà sáng lập trường học đã ngoài 80 tuổi, sức khoẻ kém đã nhận được cuốn sách “Pháp Luân Công” và một bông hoa sen (sản phẩm thủ công), sau khi xem bức ảnh các em học sinh ở ngôi trường khác hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và các nguyên lý của môn tu luyện, ánh mắt bà sáng rỡ và nói: “Tôi sẽ luôn ghi nhớ Chân – Thiện – Nhẫn khi trút hơi thở cuối cùng của cuộc đời tôi”.

Đoạn văn này được viết trong bài báo có tiêu đề “Một phụ nữ người Đức mang món quà tinh thần cho các trường học vùng Đông Bắc” (A German woman’s spiritual gift to schools of North-East)được hãng thông tấn Ấn Độ “First Uttar Pradesh” đăng ngày 10 tháng 6 năm 2023.

Bài báo này đã đưa tin về người học viên Pháp Luân Công tên là Christiane Teich, trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 7 năm 2022 đã tổ chức hơn 40 lớp dạy Pháp Luân Công ở Tripura, Ấn Độ.

Bà Christiane Teich sinh ra ở Đức, tới nay bà đã hồng truyền Pháp Luân Công ở hơn 60 trường học ở Ấn Độ, nơi nào bà đến cũng được mọi người chào đón nồng hậu.

Pháp Luân Công, cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp, năm 1992 được truyền ra từ Trung Quốc đại lục, đến nay đã truyền tới hơn 100 quốc gia và khu vực, đây là Pháp môn lấy Chân Thiện Nhẫn làm tiêu chuẩn chỉ đạo mọi người tu luyện, đồng thời truyền thụ năm bài công Pháp để chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe, điều này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho đông đảo người tu luyện.

Bà Christiane đã sống một cuộc đời như thế nào? Và bà đã hồng truyền Pháp Luân Công ở Ấn Độ ra sao?

Du lịch vòng quanh thế giới 30 năm, cuối cùng tìm ra chân lý cuộc sống

Bà Christiane sinh ra ở Đức, từ nhỏ bà đã yêu thiên nhiên, khi lớn lên có rất nhiều câu hỏi nghi vấn về cuộc sống.

Năm 21 tuổi bà lần đầu tới Ấn Độ du lịch trong vài tháng, khi đó bà học nghệ thuật và điêu khắc. Vì không có tiền nên có lúc bà ngủ ở nông trại và trong rừng rậm.

Dù vậy, bà khao khát liễu giải thế giới này, và đã quá giang xe qua nhiều nước như là: Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan.

Sau đó bà tới Châu Phi, trở thành một nhân viên công tác xã hội giúp xây dựng trường học, nhà trẻ.

Trong nạn đói năm 1985 ở Ethiopia, bà Christiane đã trải qua nỗi đau cận kề cái chết với tư cách là một tình nguyện viên cứu hộ. Bà đột nhiên nghĩ đến câu hỏi vì sao con người lại có khổ nạn như này?

Sau bảy năm sống ở Châu Phi, bà tới Nam Mỹ, làm nhân viên công tác xã hội và sống ở đó sáu năm.

Một hôm, ở Brazil bà nhìn thấy một tờ rơi giới thiệu về bang Ladekh ở cực Bắc Ấn Độ. Nó nằm ở cao nguyên của Ấn Độ, cao hơn mực nước biển 3500 mét, nằm giữa núi Himalaya và núi Côn Luân, giáp với Tây Tạng, nơi nổi tiếng với cảnh đẹp và văn hoá đặc sắc.

Bà lại tới Ấn Độ một lần nữa, sau vài năm sống ở đây bà gặp người chồng hiện tại, rồi định cư ở Sarnath. Vì thành phố này quá nóng, nên mỗi năm vào mùa hè bà tới Ladekh sống trong vài tháng.

Tháng 8 năm 2002, ở thị trấn Leh ở Ladekh vào ngày Phụ Nữ hàng năm, bà nhìn thấy hai học viên Pháp Luân Công, một người Mỹ gốc Hoa, một người Tây Tạng địa phương đang tập các bài công Pháp của Pháp Luân Công. Ngày hôm sau bà bắt đầu luyện công.

Bà Christiane đi vòng quanh thế giới 30 năm, đã qua 55 nước, tiếp xúc rất nhiều môn phái công pháp, nên bà không dễ mà tin vào điều gì.

Bà nói: “Phải mất thời gian vài năm, tôi mới trở thành đệ tử chân chính của Pháp Luân Đại Pháp”.

“Tôi đã từng có đầy nghi hoặc và vô số câu hỏi trong tâm, mãi sau này tôi mới nhận ra rằng cuối cùng định mệnh của tôi chính là đắc Đại Pháp và bắt đầu tu luyện”.

“Thống khổ trên thế gian sẽ không kết thúc, nhưng tôi đã tìm được một con đường, sâu trong tim tôi là “Chân, Thiện, Nhẫn”, đó là điều mà chúng ta cần”.

“Môn tu luyện này đã cải biến tôi hoàn toàn. Tôi từng là một người mắc rất nhiều bệnh, sau khi tu luyện sức khoẻ của tôi cải thiện rất nhiều”.

Vì vậy bà muốn chia sẻ món quà quý giá này đến mọi người.

Dùng mọi cách để truyền đi chân tướng

Đối với bà Christiane mà nói, Ladekh là một nơi tuyệt vời, không khí mát mẻ, thời tiết nắng ấm, mùa hè khô ráo, dễ chịu, hoàn toàn tương phản với Sarnath nơi bà sinh sống. Bà dự định vào kỳ nghỉ hè sẽ hồng truyền Pháp Luân Công ở đó. Ở đây, bà bắt đầu tổ chức các buổi giới thiệu về Pháp Luân Công và bà thường xuyên tổ chức như vậy.

Bà phát hiện rằng: “Người dân địa phương ở Ladekh tỏ ra rất quan tâm tới Pháp Luân Đại Pháp và bày tỏ quan ngại sâu sắc với nhân quyền ở Trung Quốc. Họ đưa ra nhiều ý tưởng và đề xuất, chẳng hạn như tôi có thể làm gì, gặp ai, đi trường học nào, v.v.”

Bà cũng cố gắng giảng chân tướng về Pháp Luân Công trên đường phố chính ở Leh, thủ phủ của Ladekh, để mọi người hiểu được cuộc bức hại tàn bạo của Trung Cộng với Pháp Luân Công.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Trung Cộng bắt đầu phát động một cuộc bức hại chưa từng có trong lịch sử với Pháp Luân Công, môn tu luyện theo “Chân-Thiện-Nhẫn”. Vô số học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc, bỏ tù, tra tấn tàn bạo, thậm chí bị mổ cướp nội tạng sống.

Vì để nhiều người ở Ladekh biết đến Pháp Luân Công, năm 2008, 2009 bà bắt đầu phát tờ rơi, áp phích, tài liệu giảng chân tướng cho người dân địa phương. Mọi người rất vui khi được truyền đi tài liệu chân tướng tại địa phương.

Năm 2010, bà tới trường học người Tây Tạng ở Ladekh, vài năm trước các giáo viên ở đây đã nhận được tài liệu bà gửi tới. “Rất nhiều tài liệu được trưng bày trong thư viện trường vài năm rồi”, bà nhẹ nhõm nói: “Tin tức của họ rất phong phú”. Từ đó, mỗi lần trước khi tới Ladekh, bà đều gửi các loại tài liệu Pháp Luân Công tới đó. Chỉ riêng năm 2013, bà đã gửi đi gần 100 kg tài liệu.

Vào ngày 13 tháng 7 năm 2017, bà Christiane đã tổ chức một cuộc triển lãm ảnh chân tướng Pháp Luân Công ở Leh, một biểu mẫu thu thập chữ ký được trưng bày để phản đối nạn thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Qua nhiều năm nỗ lực, bà giúp rất nhiều người ở đây hiểu chân tướng về Pháp Luân Công. Bà Christiane nhớ lại với giọt nước mắt vui mừng, có một lần bà đến Ladekh muộn hơn thường lệ, mọi người nhìn thấy bà liền hỏi: “Bà đi đâu vậy? Sao bà không tới?”

Người dân ký tên thỉnh nguyện ngăn Trung Cộng mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Ảnh bà Christiane và người dân địa phương. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Bắt đầu hành trình mới

Năm 2008, bà Christiane bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công ở trường học của Leh, thuộc bang Ladekh, có rất nhiều học sinh và giáo viên tham gia.

Ban đầu bà không có nhiều hứng thú đi tới trường học, vì lúc đầu bà cho rằng tới đó chỉ có thể biểu diễn các bài công pháp, mà bà thì quan tâm tới việc Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công hơn. Nhưng năm 2011, sau khi bà cùng Bangalore – một học viên Pháp Luân Công – đi tới các trường học, bà nhận ra rằng việc hồng truyền Pháp Luân Công ở trường học Ấn Độ có “tiềm năng to lớn”.

“Tôi nhận ra rằng, một người có thể đảm nhận nhiều việc: giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp, dạy năm bài công pháp, giảng chân tướng Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công. Mỗi lớp học chỉ mất khoảng một giờ”.

Bà đã biểu diễn các bài công pháp cho giáo viên và học sinh, và đồng thời giới thiệu hiệu quả kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp, nói cho mọi người sự việc đau thương: Công pháp tu luyện bình hoà này bắt nguồn từ Trung Quốc, được cả thế giới hoan nghênh, nhưng lại bị đàn áp tàn khốc ở Trung Quốc.

Trung Cộng tuyên dương thuyết vô thần, từ năm 1999 bắt đầu bức hại và sát hại học viên Pháp Luân Công vô tội”.

Kể từ đó, bà Christiane bắt đầu hành trình hồng truyền chân tướng Pháp Luân Công ở trường học, bao gồm trường cao đẳng và đại học, hành trình này vẫn tiếp tục tới hôm nay.

Từ trung tuần tháng 6 tới trung tuần tháng 8 năm 2022, bà Christiane tới vùng Darjeeling dưới chân núi Himalaya mang chân tướng Pháp Luân Công tới 11 trường học. Đặc biệt là khi bà tới một trường học của người Tây Tạng ở gần Sonada tổ chức buổi thuyết trình, kết quả là tất cả học sinh Tây Tạng đều tham gia.

Người phụ trách trường học đã viết trong thư cảm ơn với nội dung như sau: “Hiện nay, Trung Cộng vẫn đang bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Giúp con cái chúng ta biết được Trung Cộng không chỉ bức hại người Tây Tạng, mà còn bức hại người Trung Quốc ở các dân tộc khác, điều này rất quan trọng. Đây là một chủ đề mới với trường học của chúng tôi. Mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho bọn trẻ, giúp chúng càng hiểu rõ hơn về chế độ Trung Cộng”.

Học sinh trường học người Tây Tạng gần Sonada học bài công pháp số năm của Pháp Luân Công. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Trong trường Tu viện phật giáo Tây Tạng OKC, các lạt ma nhỏ tuổi chăm chú nghe giảng, luyện công. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Năm nay, bà Christiane tới Mirik, một thị trấn nhỏ ở sườn núi Himalaya. Gần đây, bà ở lại đó một tháng, tổ chức 24 buổi thuyết trình, mang chân tướng Pháp Luân Công tới 13 trường học vùng sâu vùng xa.

Khi bà Christiane gặp giáo viên và học sinh trên đường phố, họ thường hô to: “Pháp Luân Đại Pháp, Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Một lần, khi bà đưa một tờ đánh dấu trang (bookmark) Pháp Luân Đại Pháp cho cô bé ngồi xe buýt trên đường về nhà sau giờ học, cô bé nói với bà: “Bà là một người rất khả ái”. Bà Christiane thường được mọi người hỏi: “Khi nào thì bà lại quay lại?” Bà rất cảm động, “Chân – Thiện – Nhẫn” đã lan truyền nhanh chóng trong các trường học Ấn Độ.

Hiệu trưởng trường The Green Lawn School tặng bà bằng khen, và còn viết thư cảm ơn: “Bà thực sự đáng ngưỡng mộ vì đã giới thiệu các giá trị “Chân – Thiện – Nhẫn” cho học sinh tiểu học của chúng tôi. Học sinh không chỉ hiểu được tầm quan trọng của giá trị này, mà còn học cách áp dụng giá trị này trong cuộc sống hàng ngày”.

Bà Christiane thuyết giảng cho học sinh ở Mirik, một thị trấn trên dãy Himalaya ở vùng Darjeeling xa xôi của Ấn Độ. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Bà Christiane hồng truyền chân tướng Pháp Luân Công ở Mirik. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Có dũng khí đón nhận thách thức

Hành trình hồng truyền chân tướng của bà Christiane không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Bà viết trong bài chia sẻ tâm đắc thể hội của mình: “Những nghi ngờ trong lòng luôn can nhiễu tôi, ví như: Liệu việc tôi đang làm có đúng với mình không? Tôi có nên làm việc khác không? Có tới nơi khác không? Hay chỉ ở nhà? Nhưng cuối cùng tôi quyết định làm hết sức mình”. Vì bà nhận ra rằng, bất luận ở đâu, làm gì cũng không quan trọng, quan trọng nhất là tâm trong sáng chân thành và có mong muốn cứu độ thế nhân. Bà còn viết, trên đường bà gặp đủ loại thử thách như: chỗ ở, giao thông, thực phẩm,… mang tới khó khăn về kinh tế, hành trình dài và gian khổ; nhiệt độ cao, mưa, độ ẩm, thời tiết khắc nghiệt; gặp những con đường quanh co, lở đất nguy hiểm, còn gặp khó khăn của nghiệp bệnh, v.v…

Nhưng trên đường luôn có kỳ tích xuất hiện, bà gặp người hữu duyên, nhận được sự giúp đỡ bất ngờ. Bà biết rằng đây là lực lượng của Pháp Luân Đại Pháp mang tới cho bà, “Trong những thời điểm khó khăn đó, tôi luôn có can đảm vượt qua”.

Sau nhiều năm ở Ladekh hồng truyền Pháp Luân Công, bà Christiane nói: “Tôi quyết định tới những vùng xa xôi hơn, ví dụ như các bang ở vùng Đông Bắc, Himachal Prades, Uttarakhand, các trường học Tây Tạng lớn ở Ấn Độ, vùng Darjeeling ở tây Bangladesh, Sikkim, quần đảo Andaman, v.v…”

Từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 7 năm 2022, bà tới Tripura nơi xa xôi nhất của Ấn Độ. Đây cũng chính là chuyến đi được giới truyền thông Ấn Độ “First Uttar Pradesh” đề cập ở đầu bài viết. Đây là một bang đồi núi, tiếp giáp Nepal, ban đầu chỉ có một tuyến đường cao tốc chính, sau đó một tuyến đường sắt và một sân bay được xây dựng. Ở đây thường có mưa, sạt lở núi sẽ gây gián đoạn giao thông trong bang. Tripura có nhiều bộ lạc với văn hoá và tôn giáo khác nhau, mọi người ở đây đều không biết về Pháp Luân Công và việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công.

Tháng 4 năm ngoái nhiệt độ ở Ấn Độ nóng bất thường. Vào ngày 21 tháng 4, bà Christiane ngồi tàu hoả hơn 30 tiếng tới Agartala, thủ phủ của bang Tripura. Bà mang theo lượng lớn tài liệu được chuẩn bị kỹ lưỡng, bằng tiếng Bangladesh, tiếng Hindi, tiếng Anh và các thứ tiếng khác của cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công), còn có tờ rơi chân tướng Pháp Luân Công, lịch chân tướng, đánh dấu trang (bookmark), hoa sen được làm thủ công, và sách chân tướng “Kẻ sát nhân”, “Cuộc bức hại chưa từng có”, v.v…

Bà đi một mình không quen ai trước đó, nhưng như truyền thông First Uttar Pradesh đưa tin, người dân địa phương nói với bà: “Bà ở đây không phải lo lắng việc gì, ở đây không có trộm, cũng không có ai lừa đảo bà. Người dân ở đây rất thành thật và hay giúp đỡ mọi người. Điều lo lắng duy nhất đó là hãy mang theo một cái ô nhé!”, vì ở đây thường hay mưa. Bà gặp người chủ nhà nhiệt tình và nhận được lời đề nghị, giới thiệu, an bài, giúp đỡ của những người nơi ấy khiến bà cảm thấy mọi thứ dường như đã có an bài hết cả rồi. Bà từng sống ở một căn nhà tre xinh đẹp trong một tuần, mọi người ở đây đều từ chối nhận tiền thuê nhà, ăn uống và giao thông đi lại của bà.

Bà tới trường học giới thiệu về Pháp Luân Công và thành lập điểm luyện công buổi sáng tập thể ở thủ phủ Agartala. Sau đó bà được giới thiệu tới một trường Phật giáo khác, rồi được đưa tới một ngôi chùa xa xôi hơn, một học viện Phật giáo để tổ chức buổi dạy công cho các em học sinh, và cho các em nội trú ở đó có cơ hội học các bài công Pháp.

Bà Christiane dạy học sinh ngồi thiền – bài công pháp số năm của Pháp Luân Công. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Học sinh tiểu học nghiêm túc học bài tĩnh công. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Các nhà sư đang luyện Pháp Luân Công. (hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Trong chuyến đi này, bà Christiane đã tổ chức hơn 40 lớp học Pháp Luân Công ở 17 địa điểm, 15 trường học, 1 trường đại học và 1 ngôi chùa ở Tripura. Một hiệu trưởng đã cảm ơn bà vì đã tổ chức ba lớp học Pháp Luân Công cho trường, và ca ngợi bà là “một thiên sứ của đấng Sáng Thế, tới để gieo hạt giống của sự thật và nói cho chúng tôi về nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Một giáo sư viết tin nhắn điện thoại cho bà: “Hy vọng bà tìm được nhiều nơi hơn ở Tripura, hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp, chúc bà may mắn!”

Cho tới nay, bà Christiane đã đến thăm hơn 60 trường học, đi khắp Ladekh, vùng Đông Bắc Ấn Độ, Utap Pradesh, Uttarakhand, Himachal Pradesh, Karnataka, v.v…

Cuộc hành trình đã để lại cho bà biết bao kỷ niệm đẹp. Bà nhớ kỷ niệm vào năm 2022 ở 11 trường học khu vực Darjeeling, câu nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo” đã vang lên vô số lần, vang vọng dưới chân dãy Himalaya.

Nguồn: Đại Kỷ Nguyên, Tân Đường Nhân, Minh Huệ Net, truyền thông Ấn Độ

Một số bài báo:
First Uttar Pradesh:A German woman’s spiritual gift to schools of North-East
The Epochtimes: A Spiritual Journey to Ladakh, India
NTD India: A German lady’s secret to a happy and harmonious life

(Theo báo The Epoch Times)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/283941



Ngày đăng: 10-09-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.