Học Pháp mà không đắc Pháp (Phần 2)



Tác giả: Vô Ngấn

[ChanhKien.org]

Tâm an dật, bị ma dùi vào chỗ sơ hở

Tự mãn thêm vào tâm an dật, làm tôi không muốn đi sâu vào suy xét nội hàm đằng sau của Pháp, bởi vì suy nghĩ vấn đề sẽ rất mệt, cũng phải chịu khổ. Không muốn chịu khổ cho nên đối với việc lý giải Pháp hài lòng ở mức “tàm tạm là được”.

Có nhiều lúc, tôi sẽ đem tư tưởng lười biếng coi thành vô vi và không, phân không rõ sự khác biệt giữa hai trạng thái đó. Nếu như quả thực là cái gì cũng không muốn nghĩ, thì thực sự có thể nói là đã đạt đến cảnh giới không, chính là không thể chỉ trích. Tôi không muốn suy nghĩ về Pháp lý nhưng đối với chuyện của người thường thì nói rất hăng say, không thể tĩnh lại được, vì vậy việc tôi không muốn suy nghĩ về Pháp lý rất nhiều khi không phải vì tôi đã đạt đến cảnh giới vô vi và không, mà là tâm an dật, tâm lười biếng đang làm chuyện xấu.

Đôi khi tôi phát hiện bản thân ỷ lại quá nhiều vào Sư phụ, cái gì cũng đợi Sư phụ giảng rõ ra chứ không tự đi ngộ, không tự mình suy nghĩ xem. Uy lực của Đại Pháp là vô biên, Sư phụ giảng:

“Chư vị nghĩ xem Pháp này lớn nhường nào. Kỳ thực tôi mới chỉ giảng khái quát về Ông cho mọi người”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ Quốc – Giảng Pháp tại San Francisco)

Những chi tiết nhỏ trong Pháp yêu cầu người tu luyện phải tự mình thể ngộ, đây cũng là có ý lưu lại để cho chúng ta tu, viên mãn thế giới của bản thân. Cho dù tôi ngộ như thế nào đi nữa cũng không thể vượt ra khỏi phạm vi Pháp mà Sư phụ giảng, chính là giống như Thích Ca Mâu Ni từ trong Đại Pháp của vũ trụ mà chứng ngộ được “Giới-Định-Huệ” của bản thân vậy, chúng ta cũng cần đi chứng ngộ quả vị của chính mình. Nhưng tôi lại dựa vào Sư phụ, vào Pháp mà Sư phụ giảng ra rồi tôi mới đi lý giải và thể ngộ, Sư phụ không giảng thì không bao giờ đi nghĩ xem hay không dám nghĩ, thậm chí có vấn đề gì lại đợi hỏi Sư phụ hoặc đồng tu.

Nhận thức Pháp máy móc, cứng nhắc và cực đoan

Trong người thường sẽ có quan niệm của người thường, trong tu luyện cũng sẽ dần dần hình thành nhận thức và quan niệm rập khuôn đối với Pháp, nhìn không thấy rõ tính đa diện của Phật Pháp, không thấy rõ sự viên dung và to lớn của Phật Pháp, hoàn toàn không hề chân chính ngộ thấu nội hàm của “Pháp vô định Pháp” (Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải – Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân). Xin chỉ nêu một vài ví dụ, chẳng hạn: Sư phụ giảng Pháp cấm chỉ sát sinh, nhưng cũng giảng rằng: “Nếu thật sự phải lên tiền tuyến, thì cũng giống như quan hệ nhân duyên sư phụ của Milerepa đã yêu cầu ông hành hắc nghiệp [mà] cấp Thiện quả”. (Tinh tấn yếu chỉ 2 – Đại Pháp viên dung); Sư phụ giảng người tu luyện chân chính không nên uống thuốc trị bệnh, nhưng học viên mới và người không tinh tấn cần lượng sức mà làm, không thể ép buộc; v.v. Tôi lý giải Pháp Sư phụ giảng có rất nhiều ví dụ về tính đa diện của Pháp. Chúng ta không thể dùng một mặt khác cao hơn của Pháp lý để che đậy tâm chấp trước của bản thân.

Như thế các chủng, các loại tâm tự mãn và tâm an dật được thêm vào đó nên không muốn suy nghĩ đến tính đa diện của Pháp, hơn nữa là cố thủ vào nhận thức về một điểm này trong giai đoạn hiện tại của Pháp, cũng làm cho tôi lý giải một cách hạn hẹp, rập khuôn, cứng nhắc về Pháp. Vì vậy khi dùng lý giải Pháp của bản thân đi nhận định người và sự việc, thước đo tiêu chuẩn mà tôi nắm chắc cũng là rất hạn hẹp, dài cũng không được, ngắn cũng không xong, chỉ có thể bị giới hạn trong phạm vi rất chật hẹp. Vậy nên luôn cho rằng cái này không ở trong Pháp, cái kia không phù hợp với Pháp, tạo thành mâu thuẫn và gián cách trong tu luyện, nhưng tôi vẫn còn cho rằng “đã nắm chắc đại bộ phận Pháp lý”, đây chẳng phải lừa mình dối người sao?

Tất nhiên làm một phần tử trí thức, cần tránh thói quen “phần tử tri thức học Đại Pháp” mà Sư phụ giảng, đào sâu vào câu chữ hay tham cầu tri thức. Nhưng một số lượng lớn học viên càng không nên đi đến một cực đoan khác, chính là khi học Pháp thì qua loa đại khái, chiếu lệ cho xong chuyện, tự lừa dối chính mình.

Đồng thời cần tránh một loại cực đoan khác, chính là loạn ngộ hay thậm chí một mạch đi sang tà ngộ. Nhưng cũng chính vì sợ bước sang loại cực đoan này, nên rất nhiều khi tôi cố ý không muốn thảo luận hay tìm tòi nghiên cứu Pháp lý cùng với người khác, cũng sợ người khác nói rằng bản thân chấp trước vào nghiên cứu Pháp lý hay có khuynh hướng tà ngộ, vì thế cố gắng hết sức tránh nói về Pháp lý, cũng thường xuyên khéo léo hay trực tiếp cản trở người khác thảo luận về Pháp lý. Thời đầu học Pháp nên dùng nhiều thời gian thông đọc Đại Pháp mà dùng ít thời gian để thảo luận. Nhưng chúng ta thường đi sang cực đoan và không thảo luận gì cả, đây cũng là mê hoặc và hiểu sai Pháp.

Nghiệp tư tưởng can nhiễu nghiêm trọng

Không muốn suy nghĩ, còn một yếu tố khác là có sự can nhiễu của nghiệp tư tưởng. Mỗi một loại vật chất đều có liên hệ nhất định với đại não, nhiều rồi cũng sẽ hình thành một thứ tương tự như nghiệp tư tưởng, bao gồm cả chủng vật chất tự mãn này. Bởi vì nhận thức đối với Pháp lý được nâng cao, cũng là đề cao cảnh giới, chính là nghiệp lực bị tiêu vong, vậy nên loại vật chất này cũng sẽ phản ánh ra dưới hình thức nghiệp tư tưởng để gắng sức cản trở chúng ta suy nghĩ về các Pháp lý cao hơn.

Những thứ quen thuộc dễ khiến ta mệt mỏi

Trong người thường còn có mệt mỏi về thẩm mỹ, mệt mỏi về nhận thức, học hành mệt mỏi, công việc mệt mỏi, v.v. Đọc một quyển sách mỗi ngày trong nhiều năm, tuy về lý đều biết rằng chính là nên như thế, nhưng có lẽ nhiều khi trong tiềm ý thức của chúng ta đã có cảm giác mệt mỏi, đó cũng là bởi vì tôi không nhìn thấy các Pháp lý cao thâm hơn trong Pháp, cảm thấy không có thu hoạch và có cảm giác mệt mỏi, cho rằng mỗi câu trong sách đều rất quen thuộc, đều chỉ là như vậy mà thôi. Đó là cách nghĩ của nghiệp tư tưởng phản ánh ra trong đại não tôi, nó chính là muốn khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán chường, khiến tôi dần dần học Pháp ít đi, rồi cho đến không học Pháp, cuối cùng là từ bỏ học Pháp, từ bỏ tu luyện. Trong tu luyện đây là một sát thủ dịu dàng, hội chứng ếch luộc chính là khiến chúng ta từ từ buông bỏ tu luyện.

Một cách khác để ma quỷ can nhiễu con người, ngăn trở họ tu luyện, chính là gia tăng cảm giác mệt mỏi của chúng ta, trong bất tri bất giác làm tiêu hao tâm nhẫn nại và ý chí của chúng ta. Khi tôi cảm thấy quá quen thuộc với Pháp, thì không biết rằng mình đã bị ma quỷ lừa. Vì vậy chúng ta chỉ có thể bảo trì thanh tỉnh và cảnh giác, trong tu luyện mọi lúc mọi nơi đều có ma nạn.

Thờ ơ, không để ý

Tự mãn thêm vào quá quen thuộc, sẽ dễ dàng coi thường, dễ dàng thờ ơ. Vì vậy học Pháp lơ đãng, tâm không đặt tại Pháp, học Pháp nhưng đầu não lại nghĩ đến chuyện khác, thậm chí đi nghĩ những chuyện bất hảo, đây quả là quá bất kính đối với Pháp, tầng tầng Phật Đạo Thần đằng sau Pháp tuyệt sẽ không điểm ngộ cho chúng ta những Pháp lý cao hơn. Lúc này bản thân đã không học Pháp, nói không chừng còn cấp cho phó nguyên thần học, nhưng môn này của chúng ta hoàn toàn là cấp cho chủ nguyên thần.

Trọng hình thức không trọng thực chất

Học Pháp chú trọng hình thức, chú trọng số lượng, chú trọng tốc độ, tâm thái học Pháp để hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành số lượng, chỉ chú trọng hình thức bản thân việc học Pháp, mà không chú ý đến việc đề cao tâm tính, cũng là một trong những nguyên nhân tạo thành việc tôi học Pháp không nhập tâm.

Học Pháp không màng tốc độ nhanh chậm, mà chú trọng chất lượng, chú trọng hiệu quả, nhưng không phải chỉ vì học Pháp mà học Pháp.

Hữu cầu mà học Pháp

Một đồng tu trên trang Minh Huệ Net nói: “Hữu cầu đến học Pháp, là vì để giải quyết vấn đề mà học Pháp tu luyện. Thân thể khó chịu, ở đâu đó không thoải mái, nhanh chóng học Pháp, luyện công, phát chính niệm; trong quá trình tu luyện xuất hiện những ma nạn gì đó trong người thường, đây là can nhiễu của cựu thế lực, tranh thủ thời gian học pháp, hướng nội tìm. Sức mạnh của một người có hạn, vội vàng tìm đồng tu học pháp nhóm, phát chính niệm tập thể”. Hữu sở cầu mà học Pháp, mục đích đã bất thuần, cũng không thể đắc được nội hàm cao hơn của Pháp, do vậy nhất định cần vô sở cầu mà học Pháp.

Ma nạn lớn hoặc thời gian dài, phần lớn là vấn đề học Pháp

Một thời gian dài, tôi đối với rất nhiều Pháp lý bị mê hoặc, ngộ sai, hoặc lý giải không thấu đáo, vì vậy sẽ chiêu mời ma nạn lớn, ma nạn trường kỳ. Nếu có thể ở trong các Pháp lý mà đột phá, thì có lẽ cũng sẽ có thể giải quyết được ma nạn một cách dễ dàng.

“Trong quá trình chúng ta tu luyện chư vị sẽ gặp phải rất nhiều ma nạn. Chỉ cần mọi người nghiêm chỉnh học Pháp, thì nạn nào chư vị cũng có thể vượt qua; chỉ cần chư vị nghiêm chỉnh học Pháp thì khúc mắc nào trong tâm không giải khai được, những thứ không vượt qua được, chư vị đều có thể tìm được câu trả lời trong Pháp, đều có thể giải khai được nó. Bộ Pháp này bao hàm [đạo lý] làm người như thế nào – làm người trời như thế nào; tôi còn bảo cho mọi người biết làm Phật – Đạo – Thần như thế nào, cho đến Thần ở cảnh giới cao hơn nữa, Nó có thể giải khai nút thắt trong tâm của chư vị không? Nó có thể đả khai tư tưởng của chư vị không? Nó có thể giải quyết được vấn đề của chư vị hay không? Đều có thể” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Trân quý Đại Pháp

Thích Ca Mâu Ni để lại Pháp thấp nhất là La Hán Pháp, lại còn khiếm khuyết không trọn vẹn nhưng mọi người vẫn còn rất trân quý. Mà Pháp Luân Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ, hơn nữa đó còn là một bộ Đại Pháp vũ trụ hoàn chỉnh.

“Thực ra Thiên Thể quá to lớn, vượt khỏi nhận thức về vũ trụ của Phật Đà. Thái cực của Đạo Gia cũng chỉ là vũ trụ lý giải của tầng thứ nhỏ, đến tầng người thường này đã là không có Pháp thực chất nữa, mà chỉ có chút hiện tượng lẻ tẻ ở biên duyên vũ trụ có thể khiến người ta tu luyện mà thôi. Vì người thường là người ở tầng thứ thấp nhất, nên cũng không để con người biết được Phật Pháp chân chính”, “Pháp Luân Đại Pháp là lần đầu tiên từ vạn cổ đưa đặc tính của vũ trụ (Phật Pháp) lưu cấp cho con người, tương đương với lưu cấp cho con người một chiếc thang lên trời” (Tinh tấn yếu chỉ – Luận thuật của Phật giáo là bộ phận nhỏ yếu nhất của Phật Pháp)

Đây là một bộ Thiên Pháp, mà người tu luyện trong quá khứ có muốn đắc cũng không thể đắc được bộ cao đức Đại Pháp này, “Lần đầu tiên từ vạn cổ lưu cấp cho con người” (Tinh tấn yếu chỉ – Luận thuật của Phật giáo là bộ phận nhỏ yếu nhất của Phật Pháp) , đó là bởi vì chúng ta đang đối mặt với sự kiện Chính Pháp chưa từng có, gặp cơ duyên cùng Sáng Thế Chủ đích thân đến thế gian truyền Pháp, cơ duyên này không phải lúc nào cũng có, do vậy chúng ta phải hết sức trân quý, nhanh chóng học tập lĩnh hội, cơ duyên một khi qua đi rồi thì hối hận cũng đã muộn.

Lời kết

Nghiêm túc học Pháp, đứng trước Đại Pháp coi bản thân như một học sinh tiểu học, cái gì cũng không biết, cảnh giác và khắc chế cảm giác tự mãn, cho thêm vài câu hỏi tại sao vào sau mỗi câu, nghiêm túc suy nghĩ lĩnh hội, từ từ sẽ có thể phát hiện ra nội hàm vô biên của Pháp, sẽ có thể thấy được cảm giác có thu hoạch, sẽ có nhiệt tình, đến gần với trạng thái như thuở đầu học Pháp.

Ôm giữ cái tâm “Mỗi lần học Pháp, chính là giống như lần đầu tiên học Pháp”, ôm giữ “Những điều tôi hiểu biết quá có hạn, tôi chỉ là một hạt cát nhỏ trong vô số những hạt cát trong vô lượng vũ trụ này, vẫn còn kém xa, mỗi lần học Pháp, đều là một khởi đầu mới toanh” mang cái tâm đó đi học Chuyển Pháp Luân , mới có thể không ngừng thấy được tầng thứ cao hơn của Pháp lý, mới có thể thấy được Pháp lý có tác dụng chỉ đạo cụ thể việc tu luyện trong và ngoài nước hiện nay.

Sư phụ giảng:

“Đại Pháp là Pháp của vũ trụ, là Pháp thành tựu các sinh mệnh, muốn đắc được Ông, thì nhất định phải thật sự tĩnh tâm lại không ngừng học tập, đọc hiểu Ông, làm người chiểu theo yêu cầu của Pháp, làm một người tu luyện, đó mới là đệ tử Đại Pháp” (Lời chúc gửi Pháp hội Argentina 2016)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/278918



Ngày đăng: 19-08-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.