Hán tự thông thiên



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Trung Quốc còn được gọi là Thần Châu (quê hương của Thần), nói thông tục một chút thì đó là nơi mà chư Thần hạ thế xuống. Sư phụ đã sớm khai thị cho chúng ta về các Pháp lý cụ thể này trong các lần giảng Pháp, bản thân tôi trong tu luyện cũng dần dần mới lĩnh hội được một chút về Pháp lực vô biên của Phật Pháp, quả thực tinh diệu vô cùng, không thể nghĩ bàn, tôi xin được viết ra đây để giao lưu cùng các đồng tu.

Sư phụ đã khai thị rằng:

“Vì sao chư vị xem “Chuyển Pháp Luân” hết lần này đến lần khác lại có thể thấy được – ngộ được những lý tại các cảnh giới khác nhau ở rất cao, rất cao ấy? Chính là vì đằng sau mỗi chữ đều có vô số tầng tầng lớp lớp các Phật – Đạo – Thần, không đếm được là có bao nhiêu. Chúng ta đang ngồi đây có tu cao nữa, chư vị tu cao nữa, tương lai chư vị khai ngộ rồi, chư vị cũng nhìn không tới biên giới. Chư vị nói chư vị chiểu theo cuốn sách này mà tu, chư vị có thể tu cao bao nhiêu thử xem.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Có thể thấy rằng các Pháp lý được giảng trong sách thật rộng lớn vô cùng. Vậy thì sự xuất hiện của Hán tự kỳ thực là dùng để câu thông với Thần, câu thông với Thiên thượng, Hán tự là có Phật tính, là từ bi, là thiện, đây là một loại hình thức biểu đạt tư duy; mà kỳ thực cũng giống như ngôn ngữ và hành vi, Hán tự là một loại phương thức biểu đạt. Vậy nên không có gì là kỳ lạ khi cuốn sách có thể chỉ đạo con người tu luyện được gọi là “thiên thư”.

Giáo sư Lý Tự Sầm trưởng phòng giáo vụ, trường đại học Đài Loan để những đứa trẻ có khả năng đặc biệt dùng ngón tay nhận diện chữ và phát hiện rằng những bạn nhỏ này đã dùng tay chạm đến một số chữ có liên quan đến tôn giáo, chẳng hạn như các chữ “Phật”, “Bồ Tát”, “Jesus”, chữ “Thượng Đế” bằng tiếng Do Thái v.v…, những thứ hiện lên trong não chúng không phải là các con chữ mà là hình người mỉm cười đang phát sáng, những tiếng cười vang dội, hình ảnh chùa chiền, miếu mạo, hòa thượng, âm thanh niệm kinh, hình cây thánh giá v.v…

Chúng ta biết rằng văn hóa Hán tự đã có lịch sử rất xa xưa, ngoài việc dùng để viết ra ngôn ngữ thì Hán tự còn giúp thuận tiện trong việc giao tiếp bằng văn bản, kết nối, truyền tin; nhưng ngay cả khi trong sự biểu đạt có dùng Hán tự, và cho dù trong khi biểu đạt một điều gì đó người ta cũng có sử dụng văn tự, cho dù là khi giao lưu trực tiếp bằng ngôn ngữ. Kỳ thực tư duy con người cũng rất phức tạp, không thể hoàn toàn biểu đạt hết ra được, ngay cả khi chúng ta có thể diễn đạt được trọn vẹn thì đối tượng tiếp nhận cũng không thể có năng lực để lý giải và tiếp thu hết được. Đặc biệt là những điều trong tu luyện, đôi khi xác thực là chỉ có thể lĩnh ngộ ý chứ không thể biểu đạt bằng lời. Đương nhiên chỉ cần logic bình thường, tư tưởng đoan chính, có chính ngộ thì sẽ không xuất hiện thiên sai.

Tuy nhiên, vì tư tưởng cảnh giới của mỗi một người tu luyện là khác nhau, nên việc lý giải Pháp của mỗi người cũng không giống nhau. Dù rằng chúng ta cũng đang trong quá trình tu luyện, dù rằng chúng ta vẫn đang quy chính những điều chưa chính, nhưng những chỗ thiếu sót của chúng ta vẫn sẽ dẫn khởi mâu thuẫn. Bởi vì hết thảy đều có thể câu thông, viên dung với nhau một cách hài hoà, bởi vì mọi người đều là người tu luyện, đều đang hướng thiện, do đó nếu như không phải là người ngoài cố ý làm loạn hoặc có kẻ giả tu lẫn lộn vào, thì về cơ bản vẫn là hoàn cảnh tu luyện bình thường, nếu có ma sát nhỏ thì cũng là bình thường, hơn nữa đều là trong khi tự mỗi người tu luyện tinh tấn mà hoá giải mâu thuẫn, vì mọi người đều là đang tu luyện Chính Pháp.

Sư phụ giảng:

“Cuốn “Chuyển Pháp Luân” này, nếu người đã khai mở thiên mục rồi mà nhìn, thì chư vị sẽ phát hiện rằng mỗi chữ đều là một chữ 卍, mỗi chữ lại đều là Phật” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996] )

Thuở mới bắt đầu tu luyện, có lần tôi đang bật đèn đọc Chuyển Pháp Luân vào ban đêm thì bỗng cảm thấy hai mắt mờ đi và toàn bộ các chữ trên trang sách đều biến thành chữ Phật 佛, rõ ràng là chữ nào cũng là chữ Phật 佛, sau đó tôi nhắm mắt lại để nhìn lần nữa, tôi để bản thân mình thanh tĩnh một chút, và sau khi tôi mở mắt ra thì mọi thứ vẫn như cũ: mỗi một chữ trong sách đều là chữ Phật 佛.

Sư phụ đã giảng:

“Quá khứ tôi từng bảo chư vị, tôi nói rằng mỗi chữ đều là tầng tầng trùng điệp chư Phật, Đạo, Thần. Chư vị cũng lý giải không nổi [lời] nói rằng Sư phụ điều gì cũng đưa áp nhập vào trong bộ Pháp này; chư vị hiện nay dùng tư tưởng con người cũng lý giải không được câu nói ấy. Cái gì cũng có thể đắc, chỉ là xét chư vị dụng tâm như thế nào, chỉ là xem chư vị tâm thái ra làm sao. Cái gì cũng có thể từ trong bộ Pháp này mà đắc. Tu luyện là nghiêm túc; không được hàm hồ [dù chỉ là] nửa điểm. Ôm giữ các chủng các dạng tư tưởng bất thuần mà đọc bộ Pháp này, cuốn sách này, thì không thấy được gì cả; điều gì cũng không đắc được” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009 )

Sự ra đời của Hán tự bắt đầu từ sự đơn giản, bởi vì tư tưởng của con người lúc bấy giờ cũng là giản đơn không phức tạp, nên khi ấy dùng văn tự giáp cốt cũng khả dĩ, và dần sau đó con người đã phát triển thêm rất nhiều loại văn tự, bởi vì con người cũng càng ngày càng trở nên phức tạp, càng ngày càng có nhiều ý tưởng và kiến giải, vậy nên Hán tự cũng ngày càng được quy phạm và càng có nhiều nội hàm hơn. Còn loại Hán tự do tà đảng Trung Cộng nhào nặn ra ấy, tuy rằng nhìn bề mặt trông đơn giản hơn, nhưng thực ra đó là Trung Cộng cố ý phá hoại, đã phá hoại toàn bộ hệ thống to lớn của Hán tự, phá hoại cả phương pháp học tập giúp người tu luyện đắc Pháp; hơn nữa văn hóa đảng của tà đảng Trung Cộng, tư duy văn hóa đảng, ngôn ngữ văn hóa đảng, hành vi văn hóa đảng, sách giáo khoa văn hóa đảng, văn chương kiểu văn hoá đảng đã hoàn toàn bóp méo sự kết nối và giao lưu bình thường của con người, hệ ngôn từ của tà đảng là sản vật của sự biến dị, nó đang dẫn con người đến địa ngục, những gì được học tập và tiếp thụ vào tư tưởng đều là những thứ đi lệch chính đạo. Ví như chữ giản thể hiện đại ngày nay thực chất chính là thứ ngôn ngữ biến dị, nên nó không thể câu thông với Thần, càng không thể câu thông với Thiên thượng, mà ngược lại lại dẫn con người đến địa ngục; đương nhiên, Phật Pháp vô biên, Phật Pháp sẽ không bị loại “văn tự” này hạn chế, những kinh sách tu luyện càng không bị ảnh hưởng, phương thức độ nhân là có Pháp lực vô hạn.

Con người hiện đại ngày nay rất coi trọng tiền (錢), những việc như liều mình kiếm tiền, phấn đấu, truy cầu danh vọng và lợi ích hay hưởng thụ… tất cả đều cần đến tiền; kỳ thực đó là họ đang lấy một chút tiền của của chính mình “đánh” (戈 qua: đánh) trở ra, mọi người đều là đang trong khi tranh giành mà trao qua đổi lại. Những người tu luyện đều biết rằng tiền của sẽ có ngày rơi rớt mất, chữ ngã 我 và chữ trảo 找 trông rất giống nhau, đều có một chữ qua 戈 trong đó, cụm từ tôi đi kiếm tiền 我找錢 kỳ thực ngụ ý chính là đi tìm tôi 我, trong chốn hồng trần cuồn cuộn này khi nào mới thấy mệt mỏi, khi nào mới thấy chán ngán, khi nào mới tỉnh ngộ đây, tìm ra được chân ngã 真我 chính là tìm được tiền 錢 rồi, tìm ra khối vàng 金子 thực sự của sinh mệnh rồi. Mà vàng thì không thể đánh chiếm 戈, bởi vì vàng không phải là tiền, do đó vàng không nên đổi ra tiền, chữ vàng 金 và chữ tiền 錢 là hai chữ khác nhau.

Chữ đức 德 nằm trong hai chữ đức hành 德行 của con người kỳ thực là chỉ đại đạo, vỉa hè (人行道) dành cho người đi đường chẳng phải cũng cần phân ra phải trái, nếu không giao thông sẽ bị loạn mất, mọi thứ trong thế giới mười phương này càng phải có trật tự hơn, trong cụm từ sự ước thúc tự ngã của sinh mệnh 生命自我约束 thì chữ mục 目 nằm giữa (chữ mục 目 là một phần của chữ tự 自) trông giống như một con mắt to, nhân tâm thì bị đè sâu xuống dưới cùng, còn chữ cương 罡 không có nhân tâm (bên trong chữ cương 罡 không có bộ tâm 心), chỉ có một lớp màng mắt to, trong mắt chứa đầy chữ chính 正, vậy nên mới được gọi là thiên cương 天罡. Nếu như xem chữ mục 目 thành chữ tứ 四 của chữ tứ 四 nằm giữa chữ đức 德, mà tứ 四 và tử 死 là đồng âm (đọc là sì và sǐ), nếu như mắt đã mù cả rồi, không còn mắt 目 nữa, thì cũng không cấu thành nên chữ đức 德 hoàn chỉnh được, ắt cần bị đào thải, tâm trí sẽ dần bị mê mất, không phân rõ được tốt xấu nữa, nhân tâm sẽ bành trướng, vũ trụ sẽ bị mất trật tự, mà quy luật của vũ trụ sẽ không cho phép đảo loạn như thế, thế thì việc giả câm giả điếc trước tà ác chỉ có thể sẽ hại chính mình, và đôi mắt được ví như cửa sổ của trí huệ. Nếu như đôi mắt chỉ dồn vào sắc dục, dồn vào danh vọng và quyền lực, hoặc tiền tài, thì đôi mắt đã sớm bị mù một nửa và không còn chút trí huệ nào.

Các chữ như thành 成, hí 戏, giới 戒, trảo 找, ngã 我, hoặc 或, chiến 战 v.v.. đều có chứa một chữ qua 戈 bên trong, riêng chữ thành 成 là do hai chữ vạn 万 và qua 戈 tổ hợp thành, cấu thành và ý nghĩa của chữ thành 成 so với chữ đức 德 cũng có lắm điều huyền diệu, khi buông xuống ắt sẽ lập tức đắc được.

Kỳ thực, cá nhân tôi lý giải rằng hai chữ thất 失 và đắc 得 (mất và được) bên trong đã bao hàm cái ân giữa thầy và trò mà không một ngôn từ nào có thể biểu đạt hết, chúng cũng bao hàm cả phần Phật duyên thiên nhân hợp nhất, chứa đựng cả cái đức của người thầy, chữ thất 失 thực tế chính là chỉ tấm lòng hậu đức tải vật (đạo đức cao thượng có thể đảm nhận nhiệm vụ trọng đại) của bậc đại phu tử, chữ thất 失 kỳ thực có ngụ ý là vô cùng tốt, là chữ mang nghĩa vô cùng tốt, chữ thất 失 và các chữ thi 施, thập 十, sử 史, thi 诗, thủy 始, sư 狮, thệ 誓 v.v… đều là đồng âm shī.

Thực ra có rất nhiều ngụ ý bên trong chữ Hán 漢, chữ Hán 漢 này là cùng một chữ với chữ Hán 漢 trong cụm từ nam tử hán 男子汉, nhưng xã hội hiện đại ngày nay có bao nhiêu người là nam tử hán thực thụ, chữ Hán 漢 thông thiên, chữ tự 字 và tử 子 là đồng âm (zì và zi), còn một chữ nan 難 thôi cũng đủ làm bao nhiêu đấng nam nhi phải đắn đo chùn bước, vì sao là Thiên Khả Hãn 天可汗 mà không phải là Thiên Khả Hán 天可汉, điều này lại càng không phải bình thường.

Tắc kè hoa cũng được gọi là rồng, nhưng tiếc là nó quá nhỏ và quá giảo hoạt, một người đàn ông như tắc kè hoa như vậy làm sao có thể có tư tưởng đỉnh thiên lập địa, thiên nhân hợp nhất đây, làm sao có thể nắm giữ càn khôn bao la đây? Ở đây không có ý vũ nhục một ai, mà đang nói về thực tế xã hội, sự thực ở đây chính là hiện thực, chúng ta không cần phải che đậy sự thật ấy.

Ngày nay, có quá ít những “nam tử hán” bình thường và chính trực, vậy thì các cô gái có thể lấy ai đây, do vậy chuyện hôn nhân là không thể đem ra đùa bỡn được, nếu là đối tượng không thích hợp thì đừng bao giờ miễn cưỡng kết hôn. Văn hoá mà bách gia chư tử lưu lại và khí phách mà các đấng dũng sĩ để lại cho đời sau, bây giờ gần như đã không còn nữa. Ngược lại ta lại thường thấy những phẩm chất xấu như ngu trung, ngu hiếu, ngu xuẩn, ngu trí.., những kẻ “biết thức thời mới là trang tuấn kiệt” xuất hiện từng lô từng lô, kẻ này đi người khác lại đến, đang nỗ lực làm người chịu tội thay, hết thảy đều nhắm đến tiền (tiền 前 là phía trước, tiền 钱 cũng là đồng tiền). Tam giới vốn là nơi có tình có nghĩa, nhưng ngày nay tam giới đã trở thành chốn đoạn tình tuyệt nghĩa, kẻ có tiền thì có thể sai khiến cả ma quỷ, nhưng lại không thể trốn tránh được kiếp nạn. Đương nhiên cũng có lắm kẻ không biết sợ, chúng cho rằng dù sao thì cũng sẽ chết, vậy thì xin cứ làm điều anh muốn đi.

Thực ra còn có rất nhiều Hán tự khác vốn có nhiều ngụ ý bên trong, ở đây chúng ta không thể giao lưu hết từng chữ một, vả lại rất nhiều người không tu luyện sẽ không nhất định hiểu được, nếu như ai không hiểu thì cứ xem đây như là một câu chuyện thú vị là được rồi.

Sư phụ đã dạy chúng ta rằng:

“Kỳ thực bản thân ôn dịch chính là đến nhắm vào nhân tâm, đạo đức bại hoại, nghiệp lực to lớn. Nếu ôn dịch này là Thần an bài, thì cách nào có thể hữu hiệu đây? Vì đây là Thần muốn làm. Có những người cũng biết là như thế, cũng đi cầu Thần phù hộ, nhưng có lẽ vẫn không tác dụng. Tại sao? Là vì nhân tâm bất hảo rồi, nghiệp lực lớn đến mức nên bị đào thải đi, thì hỏi cớ gì phù hộ các vị? Người kia phải là thật lòng chân tâm hướng Thần sám hối, bản thân mình chỗ nào không tốt, mong mỏi được cho cơ hội sửa lỗi, [thì] đó mới là biện pháp, đó mới là linh đan diệu dược chứ” (Lý tính)

Sư phụ giảng:

“Ai lỡ mất cơ duyên lịch sử này, ai trượt mất cơ hội lần này, thì đến lúc chư vị hiểu ra chư vị đã bỏ lỡ những gì, khi ấy có để chư vị sống chư vị cũng không thiết sống nữa! Đừng thấy rằng Sư phụ luôn từ bi mãi, rồi chư vị coi từ bi của Sư phụ là điều đương nhiên!” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003] )

Hán tự của Trung Quốc quả thực vô cùng bác đại tinh thâm, bên trong nó đã bao hàm những thiên cơ to lớn vô hạn, bởi vì đây là văn hóa Thần truyền, Trung Quốc cũng được gọi là Thần Châu (tức quê hương của Thần), là nơi các vị Thần tụ hội; Hán tự cũng là một kiểu văn hoá độc đáo, hết thảy mọi thứ trong vũ trụ đều là viên dung, hết thảy đều là Thần đang khải thị cho con người về con đường hồi thiên. Bản thân “Hán tự” cũng là viên dung, đương nhiên nó cũng chỉ giới hạn trong phạm vi mà con người có thể biết được, còn nội hàm cao hơn thì chỉ có thể lĩnh hội mà thôi.

Tu luyện là biện pháp tốt nhất để đề cao bản thân, tại đây tôi xin chúc những sinh mệnh thiện lương đều sẽ có cơ hội tu luyện trong Đại Pháp, hồi quy thánh điện.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/280125



Ngày đăng: 09-08-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.