Bất quá cũng chỉ là vậy thôi



Tác giả: Khiên Khiên

[ChanhKien.org]

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều những cám dỗ, hoặc giả có những sự việc cho rằng hết sức trọng đại, nhưng một khi có được rồi sẽ thấy, thì ra mọi thứ cũng chỉ là vậy thôi. Tác phẩm “Quan triều” của Tô Đông Pha chỉ vỏn vẹn có 28 chữ:

Lư Sơn yên vũ Chiết Giang triều
Vị chí thiên ban hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai biệt vô sự
Lư Sơn yên vũ Chiết Giang triều

Diễn nghĩa:

Khói toả Lư Sơn, sóng Chiết Giang,
Khi chưa đến đó, tiếc hận thay.
Đến rồi, hoá ra cũng chẳng lạ,
Khói toả Lư Sơn, sóng Chiết Giang.

“Lư Sơn yên vũ Chiết Giang triều, vị chí thiên ban hận bất tiêu”. Rất nhiều văn nhân đều thích tán thưởng cảnh sắc mỹ lệ, mà cảnh mưa bụi của Lư sơn và thủy triều của Chiết Giang đều làm người ta luôn nhớ tới và hướng về, khi chưa tới được đó, thậm chí còn thấy “hận bất tiêu” (tiếc hận thay). Nếu dùng một câu ngạn ngữ để nói cho rõ, miêu tả cho rõ thì đó chính là: “Bất đáo Hoàng Hà bất tử tâm” (diễn nghĩa: Chưa thấy Hoàng Hà chưa hết hy vọng). Tôi sinh sống bên bờ sông Hoàng Hà, cảm giác như Hoàng Hà cũng chỉ có vậy, có gì đáng để chiêm ngưỡng đây? Thực ra trong lịch sử rất nhiều người khi bắt đầu kiếp nhân sinh đều sẽ xây dựng một mục tiêu cho mình, ví dụ như làm rạng rỡ tổ tông; làm vinh dự cho dòng họ, phấn đấu công thành danh toại, hoặc đạt được thành tựu trên một vài phương diện nào đó, thậm chí là đạt được mục tiêu báo thù nào đó.

Có vẻ như mục tiêu rất to lớn, nhưng có một ngày thực sự có được rồi thì sẽ phát hiện bất quá cũng chỉ có vậy, có một loại cảm giác không xứng đáng. Bởi vì khi chúng ta đắc được thứ gì thì cũng sẽ mất đi rất nhiều.

“Đáo đắc hoàn lai biệt vô sự, Lư Sơn yên vũ Chiết Giang triều”. Nghệ thuật trùng điệp là một hình thức thường gặp trong thơ ca, dùng sự trùng lặp để làm nổi bật lên chủ đề, bài thơ này vỏn vẹn có bốn câu, vậy mà lại có đến hai câu trùng lặp, điều đó thể hiện sự mạnh dạn trong sáng tác thơ và khả năng nắm bắt chính xác nội dung của nhà thơ. Bài thơ này kì thực không khó để có thể lý giải, chính là khi thực sự chân chính nhìn thấy được “Lư Sơn yên vũ Chiết Giang triều” sẽ minh bạch ra tất cả cũng chỉ có vậy mà thôi, không có gì đáng để khoe khoang và cao hứng cả.

Thi nhân muốn dùng bài thơ này để nói với độc giả điều gì đây? Chúng ta đều biết rằng Tô Đông Pha cuối cùng cũng quy về Phật gia, tuy rằng chưa xác định rõ là xuất gia nhưng hết lòng tin theo Phật Pháp. Phật gia giảng buông xả, thi nhân muốn nói với thế nhân cần phải buông bỏ vinh hoa phù du nơi nhân thế, bởi vì tất cả những thứ đó không hề mỹ hảo như trong tưởng tượng. Có được rồi thì sẽ phát hiện bất quá cũng chỉ là vậy thôi.

Đệ tử Đại Pháp ngày nay trên thế giới có rất nhiều. Nhìn họ có vẻ như đều đang làm việc ở cương vị công tác bình thường của mình, không có gì khác biệt. Nhưng đối với những loại cám dỗ trong công việc của con người thế gian, họ đều hiểu rằng cần phải buông bỏ, không chấp trước vào hết thảy lợi ích thế gian mới càng xuất sắc. Đương nhiên thứ mà họ đắc được lại là tốt nhất, chỉ là đứng tại cơ điểm của con người thì nhìn không thấy mà thôi.

Con người là có nguồn gốc từ Thiên Thượng, tất cả những gì ở thế gian trong con mắt của Thần đều là bất hảo, chỉ có con người mới yêu thích những thứ đó. Buông bỏ tất thảy những thứ này, xem nhẹ tất cả thì sẽ đắc được thứ tốt nhất.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284633



Ngày đăng: 18-08-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.