Đào sâu vào quan niệm hiện đại đằng sau chấp trước vào tình cảm nam nữ



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Quy Chính

[ChanhKien.org]

Tôi từng gặp quan rất lớn trong tu luyện, thông qua học Pháp, hướng nội tìm và trao đổi sâu với các đồng tu, tôi đã nhận ra một số quan niệm hiện đại đằng sau suy nghĩ của mình, cũng đã loại bỏ rất nhiều tâm chấp trước. Gần đây, tôi nhận ra rằng tôi nên viết ra quá trình này để phơi bày gốc rễ của một số suy nghĩ biến dị mà tôi đã nhận ra cho đến nay, hy vọng chia sẻ một số bài học và kinh nghiệm tham khảo cho mọi người.

Tu bỏ chấp trước đối với tình cảm nam nữ

Trước khi đắc Pháp, tôi đã đọc rất nhiều tác phẩm văn học, và bị những câu chuyện gọi là “tình yêu” tẩy não, từ đó nghĩ rằng “tình yêu” là giá trị cao nhất trong cuộc đời. Sau khi đắc Pháp, trong lòng tôi vẫn còn ẩn chứa những ảo mộng về “tình yêu”, vì vậy trong nhiều năm sau khi tu luyện, tôi đã có vài lần rung động trước người khác giới, và tiếp tục suy nghĩ vẩn vơ, thần hồn điên đảo trong vài tháng, chỉ có điều mỗi lần đều chỉ giới hạn ở hoạt động nội tâm, còn lời nói và hành vi đều rất cẩn trọng, tôi rất thận trọng trong lời nói và việc làm, nhưng trong thâm tâm tôi cảm thấy mình và đối phương tâm đầu ý hợp, mặc dù không có lời nào để diễn tả nhưng tôi cảm thấy đối phương cũng tương tự như tôi và cũng gặp rắc rối bởi tình cảm.

Chỉ vì tôi không có lời nói và hành động không chính đáng, do đó bản thân tôi không thực sự chú trọng đến cái tâm sắc dục, chấp trước đối với tình cảm nam nữ bẩn thỉu này, ngược lại, dưới tác dụng của giá trị quan biến dị, tôi vẫn cảm thấy rằng tôi chỉ giữ tình cảm ở trong tâm, nghĩ rằng hiện nay như vậy cũng là rất cao thượng rồi, dường như cho rằng việc xem trọng “tình yêu” là đạo lý hiển nhiên. Mặc dù đối chiếu với Pháp lý, bản thân biết rằng đây là một tâm rất xấu cần phải bị loại bỏ, vì vậy tôi cũng đang cố gắng để loại bỏ nó, nhưng lần nào tôi cũng diệt cỏ không tận gốc, sự việc đã qua rồi nhưng lại không triệt để quy chính.

Vào lúc đó, tôi biết rằng những suy nghĩ này là không đúng với Đại Pháp, vì vậy cần phải loại bỏ, nhưng tôi vẫn cảm thấy rằng những thứ này là tình cảm tốt đẹp, và không thực sự hiểu rõ tại sao những suy nghĩ này lại rất không tốt, kỳ thực chính là sau khi bị tẩy não bởi thuyết vô thần không tin lời nói của cổ nhân “trên đầu ba thước có Thần linh”, mà cho rằng nếu chỉ là trong tâm động niệm thì vấn đề không nghiêm trọng như vậy.

Sư phụ nhiều lần đề cập tới “quan niệm hiện đại” trong Hồng ngâm VHồng ngâm VI, lúc mới đầu tôi không hiểu quan niệm hiện đại cụ thể chỉ cái gì, chỉ là ở trong Pháp biết rằng nó rất độc hại đối với con người. Sau đó dần dần lý giải một từ đối ứng với “hiện đại” là “truyền thống”, như vậy có thể những thứ mà người hiện đại tôn sùng mà vi phạm lý niệm truyền thống đều có thể quy vào quan niệm hiện đại, mà những thứ này rất nhiều đều là phóng đại vô hạn cái tâm tham dục của con người, ví dụ “tiền bạc trên hết”, “tình yêu trên hết”; ngưỡng mộ “có tiền thích gì làm nấy”, “có sắc đẹp muốn gì được nấy”,… Những thứ này dường như đều trở thành công lý trong tâm của một số người trong xã hội hiện đại rồi, mà có một vài người tu luyện cũng đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi giá trị quan biến dị được hình thành từ loại quan niệm hiện đại này.

Muốn quy chính giá trị quan biến dị do quan niệm hiện đại mang đến thì cần phải đối chiếu với Pháp của Sư phụ để quay về truyền thống, xem xem lý niệm truyền thống nói như thế nào, xem xem bản thân có thể ít nhất là đạt được tiêu chuẩn truyền thống chính thống hay không. Sau khi đọc xong một số câu chuyện truyền thống, tôi lý giải được rằng giá trị quan truyền thống đối với tiếp xúc giữa nam và nữ là cực kỳ nghiêm túc và cẩn trọng, giảng “nam nữ thụ thụ bất thân”, “không lễ không nhìn”,…, từ rất nhiều câu chuyện nhân quả chân thực về “cự tuyệt sắc đắc phúc, tham sắc dẫn đến tai họa” có thể thấy được, thiện ác trong ngôn hành cũng như niệm đầu của con người đều sẽ mang đến quả báo khác nhau.

Rất nhiều người hiện đại đều hy vọng bản thân có sức hấp dẫn trước mặt người khác giới, nghĩ rằng có thể được nhiều người thích là một loại phúc phận, tôi cũng từng cho là như vậy, một đoạn trích trong bài viết trên mạng Chánh Kiến “Luân hồi ký sự: Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống” và vài câu chuyện nhân quả khác đã cho tôi khải thị rất lớn: “Cổ nhân giảng ‘nam nữ thụ thụ bất thân’, có rất nhiều quy phạm đạo đức ở phương diện nam nữ, đặc biệt là quy phạm đối với người phụ nữ lại càng nghiêm khắc. Kỳ thực, đó không chỉ là tiêu chuẩn đạo đức của xã hội đương thời, cũng có nguyên nhân ở tầng thâm sâu hơn, đó chính là tránh tạo nghiệp không cần thiết giữa nam và nữ. Hiện nay có rất nhiều người cực kỳ không có trách nhiệm đối với cảm tình, không tự biết mà vô tình tạo thành tổn thương đối với người khác, kỳ thực đều phải bồi thường. Nếu như quả thực có người vì bạn mà tương tư thành họa, phiền muộn mà chết, cũng có lẽ do oán hận bạn mà ra đi, tương lai bạn có thể cần dùng một đời để bồi thường, cũng có thể dùng vài đời để bồi thường, cho dù bạn là cố ý hay là vô ý, chỉ cần nỗi khổ của anh ấy (cô ấy) là bởi vì bạn mà tạo thành. Bởi vì tại phương diện này Thần nhìn là nghiêm trọng nhất”.

Sau khi biết được rất nhiều câu chuyện nhân quả, tôi hiểu rằng dù chỉ tồn tại một chút niệm sắc trong tâm thôi cũng sẽ mang đến những ác quả rất lớn, tổn hại phúc phận trong mệnh của con người, và cũng đã thực sự hiểu tại sao quan hệ nam nữ không chính đáng là hoàn toàn sai trái. Theo quan niệm của rất nhiều người hiện đại, dường như hôn nhân không hạnh phúc là do họ gặp nhầm người, thay mới một cái gọi là “tình yêu đích thực”, “đúng người” thì sẽ hạnh phúc. Trong các đồng tu cũng có đồng tu vì không hài lòng với vợ, chồng của mình nên ly hôn rồi tái hôn, hiện tượng này dường như ngày càng phổ biến ở các đồng tu trẻ và trung niên trong những năm gần đây, có trường hợp có lẽ tồn tại các nguyên nhân cụ thể khác nhau, nhưng trong số đó có trường hợp có lẽ là giá trị quan đối với hôn nhân chịu nhận sự ảnh hưởng của đạo đức tuột dốc mà trở nên biến dị, tình hình như vậy kỳ thực là rất nguy hiểm. Bởi vì theo quan niệm chính thống mà xét, trong tư tưởng hoặc trên hành vi sản sinh ra việc ngoại tình sẽ khiến tổn hại phúc phận, vận mệnh sau này có lẽ càng ngày càng tệ, hoàn toàn trái ngược với ước nguyện truy cầu hạnh phúc ban đầu. Rất nhiều câu chuyện chân thực của con người hiện đại đều có thể chứng thực đạo lý này.

Tôi xin chia sẻ một vài câu chuyện nhân quả của người nổi tiếng thời cận đại: Một vị minh tinh F ở phương Tây từng được tôn xưng là “dung nhan tuyệt thế”, sau khi kết hôn cô phải lòng một nam minh tinh, cô ấy ly hôn sau đó lại tái hôn với vị nam minh tinh này, sau đó tinh thần cô thất thường, đến tuổi trung niên thì qua đời. Một vị tài tử nổi tiếng X vì theo đuổi “tình yêu” mà bỏ rơi người bạn đời của mình, đến tuổi trung niên gặp phải tai họa không ngờ tới, chết không toàn thây, mà người bạn đời bị bỏ rơi kia lại thành tựu sự nghiệp và phúc thọ song toàn; nữ minh tinh người Hoa nổi tiếng M và W, cũng đều từng được phong là “dung nhan tuyệt thế”, họ một đời đều tự suy xét bản thân mà không có tai tiếng gì, sống cùng chồng tới lúc bạc đầu, cuối cùng đều được kết cục tốt đẹp trường thọ.

Chiểu theo pháp lý của Đại Pháp, tôi lý giải rằng, mệnh vận của con người tốt hay xấu, hạnh phúc hay không được quyết định bởi đức và nghiệp ở không gian khác, muốn vận mệnh trở nên tốt thì biện pháp duy nhất chính là tích đức, thủ đức; mà bất kỳ những cách làm nào khác không phù hợp với truyền thống đều là đang tổn đức. Sau khi đức tổn thất rồi thì vận mệnh có thể sẽ càng kém.

Bài viết trên mạng Chánh Kiến “Câu chuyện luân hồi cảnh tỉnh: Hòa thượng chuyển sinh thành dải ghim” đã cho tôi cảnh tỉnh rất lớn, vị tăng nhân đó, tại phương diện sắc không có ngôn hành vượt quá giới hạn, chỉ là không có khống chế niệm sắc trong nội tâm mà để nó tùy ý phát triển, cuối cùng anh ta tuy rằng tỉnh ngộ rồi, nhưng đã tạo thành ác báo không thể vãn hồi mà hơn mười mấy kiếp chuyển sinh thành động vật chịu khổ.

Tôi trong khi phát chính niệm cũng có lúc giúp đỡ các đồng tu mà trong tâm tôi từng động qua sắc tâm thanh lý can nhiễu của ma sắc, tôi nghĩ rằng cựu thế lực đã lợi dụng ân oán trong lịch sử và tâm sắc mà chúng tôi chưa tu bỏ khiến chúng tôi làm tổn hại nặng nề lẫn nhau, xét theo quan hệ nhân quả có thể là do oán thù cực đại trong lịch sử dẫn đến. Đồng thời tôi cũng phát chính niệm giúp những đồng tu khác mà tôi biết có vấn đề ở phương diện này.

“Chấp trước vào sắc, ắt không khác chi kẻ ác, miệng niệm kinh văn mà tặc nhãn đảo quanh, quá xa rời Đạo, ấy là người thường tà ác”. (“Người tu cần tránh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Người xưa nói “vạn ác dâm vi thủ”. Người có tâm sắc nặng nề thường thường dễ khởi ác niệm, tâm địa có lẽ so với người bình thường thì bất thiện hơn, khi hãm nhập vào tình cảm nam nữ có thể sẽ thấy rằng đối phương tốt như thế nào, đối xử với mình tốt ra sao, nhưng đó có lẽ chỉ là giả tướng do tình mang tới mà thôi.

Có rất nhiều ví dụ chứng minh tình cảm nam nữ không chính đáng sẽ chiêu dẫn ác báo cực đại. Báo ứng thể hiện ở chỗ tôi là, trong tâm bất chợt sẽ đau khổ không rõ nguyên nhân, cực kỳ khó chịu, tôi nghĩ rằng có thể là bởi vì quá khứ trong tư tưởng tôi truy cầu hưởng thụ tình cảm tâm đầu ý hợp, mà loại tình và hưởng thụ đó lại không phải là phúc phận có trong mệnh, đồng nghĩa với việc trộm lấy những thứ không thuộc về mình, trộm lấy những hạnh phúc không thuộc về mình, tuy rằng không ai biết nhưng thượng thiên lại từng bút ghi chép lại, do đó cần phải dùng thống khổ trong tư tưởng để bồi thường. Hơn nữa nhiều năm trong quá khứ, năng lực lý giải và ghi nhớ của tôi đều không tốt, không cách nào tập trung lực chú ý, tại phương diện tình cảm sau khi quy chính từng chút một mới dần dần chuyển biến tốt đẹp.

Từ trong Pháp tôi biết được rằng không được lấy tiền của bất nghĩa, bởi vì tiền của bất nghĩa cần dùng đức để đánh đổi. Tôi ngộ rằng, không chỉ là tiền của, tại phương diện danh và tình cũng có cái lý này. Ngoài giáo huấn sâu sắc về phương diện tình, tại phương diện danh tôi cũng đã phát hiện ra vấn đề của bản thân. Tôi từng ngưỡng mộ người có tài ăn nói, sau đó nhận thức ra được cách làm dựa vào lời nói để nâng cao hình tượng có lẽ là mua danh cầu lợi chứ không phải là danh do thực lực mà có, sau khi hưởng thụ khoái lạc do hư danh mang đến thì còn cần phải trong thống khổ mà bồi thường, thật không đáng. Tôi nhận ra rằng lời nói nên là cố hết sức chân thực, chất phác, không thổi phồng mới là tốt nhất, mới sẽ không vô tình đắc được hư danh mà thất đức, bởi vì mỗi một niệm đều có thượng thiên đo lường và tùy lúc mà tăng giảm trọng lượng trên cán cân đức và nghiệp. Người xưa nói: “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri, thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư!” (lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt vị tư).

Tôi phát hiện còn có một tâm chấp trước có liên quan đến chấp trước vào tình cảm nam nữ, chính là cái tâm khao khát tình người ấm áp. Tôi từ nhỏ từng rất chấp trước vào việc người khác đối xử với tôi như thế nào, mong đợi người người đều đối xử với tôi như người thân. Do đó tôi không ưa và không vừa lòng với nhiều người, thường cảm thấy người khác đối xử với tôi không đủ tốt. Đây là một cái tâm khao khát quá mức tình cảm ấm áp giữa người với người, đằng sau là chấp trước vào tình và danh. Tôi cảm thấy chấp trước vào tình cảm nam nữ của tôi cũng có quan hệ với cái tâm này, bởi vì khi hai bên tâm đầu ý hợp cũng làm thỏa mãn hết mức nhân tâm khao khát sự ấm áp của bản thân.

Trước đây khi tôi trừ bỏ tình cảm nam nữ diệt cỏ không diệt tận gốc, là bởi vì không có thực sự hiểu chấp trước này rốt cuộc sai ở đâu. Hiện tại nhận thức ra, ví dụ nói một cá nhân đối với một loại đồ ăn ngon rất khó buông bỏ, nếu như sau khi biết loại thức ăn ngon này bên trong chứa chất độc, còn dám tiếp tục thèm muốn không? Sắc dục và tình cảm nam nữ là cạo xương hút tủy, đằng sau lớp da vẽ đẹp đẽ là bạch cốt tinh giết người không chớp mắt, nhất định cần phải cảnh tỉnh và tiếp tục cảnh tỉnh! Trong tư tưởng trộn vào một chút cũng bằng như đang uống thuốc kịch độc, chỉ một chút thôi cũng đủ dẫn đến mất mạng.

Chấp trước vào vẻ bề ngoài

Tôi cũng từng rất chấp trước vào vóc dáng, ngưỡng mộ vẻ bề ngoài của những người trẻ đẹp. Có vài vị đồng tu so với những người cùng tuổi thì trẻ hơn rất nhiều, trong tâm tôi cũng đố kỵ đến mức không chịu được, cảm giác họ dường như cướp đi những thứ tốt đẹp mà tôi để tâm nhất. Kỳ thực, cách nghĩ này cực kỳ không lý trí, vẻ bề ngoài của mỗi người đều là do phúc phận của bản thân mang tới mà không có quan hệ gì với người khác, nhưng dưới tác dụng của tâm chấp trước mạnh mẽ, tôi từng có loại tâm thái cực kỳ không lý trí như vậy.

Đào sâu vào cái tâm chấp trước vẻ bề ngoài của người trẻ đẹp, kỳ thực đằng sau là có liên quan tới sắc. Tôi có cảm giác rằng một số phụ nữ dường như có tâm thái quá mẫn cảm đối với vẻ bề ngoài, dường như đây là thứ “vốn liếng” mà người phụ nữ coi trọng nhất, như thể có cảm giác cạnh tranh khốc liệt, và họ sẽ ghen tuông đến mức tâm thái không lý trí, đọc bản tin còn thấy có một ngôi sao nhí chỉ vì bạn học đánh ghen và bắt nạt tập thể mà nhảy lầu.

Chấp trước vào ngoại hình của tôi có lẽ từ sớm đã thuận theo chấp trước vào “tình yêu” mà được hình thành, nhưng sau đó nó đã trở thành một quan niệm ngoan cố mà tôi đã quên mất gốc rễ hình thành của nó. Nghĩ kỹ lại, kỳ thực trong nhiều “câu chuyện tình yêu” nhân vật nữ chính đều trẻ đẹp, như thể đây là tiền đề để có một “tình yêu” đẹp, cũng do đó mà khiến tôi từ thời sinh viên đã rất chấp trước vào ngoại hình, khi nhìn thấy phụ nữ, ánh mắt đầu tiên sẽ ngưỡng mộ người xinh đẹp, đồng cảm với người khó coi, tư tưởng bị loại quan niệm này khống chế một cách chặt chẽ.

Tôi còn quan sát được trong đồng tu cũng tồn tại phổ biến quan niệm thích bản thân trông thật trẻ trung. Ở địa phương có một đồng tu lớn tuổi thậm chí rất không muốn bị người khác kêu là “cô”, bị đồng tu nhỏ hơn 20 tuổi kêu là cô cũng không chịu, nhiều lần nghiêm túc chỉnh lại người khác.

Tôi để ý thấy trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ khi đề cập tới người “trên 50 tuổi”, gọi họ là “bà”, “bác”, cá nhân lý giải đây có lẽ chính là tuổi của người lớn tuổi được định ở trong Pháp. Thế nhưng người hiện đại đa phần là khi về già lại không cam tâm, cố gắng trang điểm cho tuổi trẻ hơn, dựa vào các loại phương thức để giảm tuổi, rất so đo về vấn đề người khác xưng hô với mình, đến nỗi mà rất nhiều người vì để lấy lòng người khác mà cũng dùng những từ như “anh gì” “chị gì” để xưng hô với người trưởng bối lớn tuổi như một loại thông lệ.

Tôi nhận ra rằng, đằng sau chấp trước trông trẻ đẹp của một số người hiện đại có thể có an bài của ma quỷ, có cái có lẽ tiềm tàng sắc dục, dâm loạn thậm chí là tâm thái loạn luân. Một số người hiện đại sau khi bước vào tuổi trung, lão niên, không những không muốn tạo khoảng cách với thế hệ trẻ về cách ăn mặc mà còn rất muốn níu giữ “tuổi thanh xuân” của mình, có một số có thể là không muốn mất đi “vốn liếng” trong “thị trường sắc tình”. Xã hội hiện đại đã xuất hiện các loại loạn tượng, “tình yêu chị em” xuyên thế hệ đã xuất hiện, một số người thuộc thế hệ “bà” không chỉ cạnh tranh với các cô gái trẻ về ngoại hình, mà thậm chí tranh giành bạn trai của họ. Nếu nói một cách tương đối, phụ nữ cổ đại khi còn trẻ dễ có điều kiện hấp dẫn người khác tạo nghiệp vì sắc đẹp của bản thân (theo quan niệm truyền thống, thấy người đẹp mà động tà niệm thì sẽ thất đức và tổn phúc, do đó, người xinh đẹp có lẽ trong vô ý mà khiến người khác tạo nghiệp), vì vậy một số người ở thời hiện đại đang hết sức hy vọng kéo dài khoảng thời gian có thể quyến rũ người khác tạo nghiệp, nâng cao năng lực quyến rũ người khác tạo nghiệp, bản thân còn cảm thấy là điều tốt.

Câu chuyện về Liên Hoa Sắc trong Phật giáo không phải chính là một ví dụ điển hình sao? Liên Hoa Sắc chính là vì dung nhan không dễ lão hóa mới có “điều kiện” trải qua nhiều sự tình bất khả tư nghị như vậy, bởi vì ngoại hình của bà nhìn mãi thì vẫn như một người phụ nữ xinh đẹp chứ không phải là một lão phu nhân, do đó dường như càng có “điều kiện” hấp dẫn các thế hệ người ở những độ tuổi khác nhau, thậm chí trong hoàn cảnh không biết mà loạn luân với người thân, sau này bà cũng phải phó xuất thống khổ cực đại để bồi thường.

Một đồng tu kể rằng một phụ nữ hàng xóm của cô ấy được nhiều người theo đuổi khi còn trẻ vì ngoại hình nổi bật, còn có người bởi vì không theo đuổi được cô ấy mà tinh thần thất thường, nhưng nhiều năm sau, cô ấy béo đến mức cần phải ngồi xe lăn, hơn nữa tâm lý cũng xuất hiện vấn đề, so với trước đây giống như hai người khác hẳn. Lý giải của đồng tu về điều này là, khi làm thương tổn người khác, ngay cả khi không cố ý, có thể cũng phải hoàn trả. Huống chi là nhiều người hiện đại không những không biết thận trọng trong lời nói và việc làm, ngược lại còn lấy sắc đẹp làm lợi thế mà khoe khoang, do đó rất dễ tạo nghiệp một cách cố ý hoặc vô ý. Từ một góc độ khác mà nói, con người nên là sống thiện lương và biết nghĩ cho người khác, vậy thì đối với sự việc có thể làm thương tổn người khác, cho dù bản thân không có trách nhiệm, cũng nên cố hết mức tránh điều đó mới là tốt.

Dưới ảnh hưởng của quan niệm hiện đại, cũng có rất nhiều người theo đuổi cái gọi là “hiệp hội ngoại hình”, và một số thuật ngữ trên internet cũng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như “sắc đẹp hạ gục người khác”, “sắc đẹp đánh bại người khác”, “già là xấu rồi”,… Hơn nữa những từ ngữ này ẩn chứa sát khí, dường như con người đã coi ngoại hình như một thứ vũ khí sắc bén để tranh giành với người khác, hoàn toàn không còn thấy thiện tâm và tôn trọng nên có đối với người khác nữa. Trong cuốn “Cửu bình cộng sản đảng” có nói: “Trong một xã hội bình thường, mọi người bày tỏ sự quan tâm và tình cảm với nhau, sống trong sự tôn kính và cảm ân đối với Thần”.

Tôi nhận thấy một số đồng tu trong khu vực có biểu hiện về phương diện này, ví dụ như họ đăng ảnh lên mạng xã hội và khen nhau là “mỹ nữ”, “nữ thần” (cá nhân tôi nghĩ rằng người tu luyện không nên sử dụng hai từ này, một từ có thể hàm chứa sắc tâm, và cái kia còn hàm chứa sự bất kính đối với Thần), còn so sánh giữa những đứa trẻ với nhau, tự hào về vẻ ngoài ưa nhìn của những đứa trẻ. Trên thực tế, tôi biết một số ví dụ về các tiểu đệ tử bị người khác giới can nhiễu vì ngoại hình xuất chúng và đã nảy sinh sắc tâm. Theo hiểu biết của cá nhân tôi, một khi khởi sắc tâm, thì toàn bộ cơ thể người giống như sụp đổ vậy. Vậy thì từ góc độ tu luyện mà nói, ngoại hình đẹp chưa chắc đã là điều tốt, ngoại hình đẹp sẽ khiến người ta “có giá” hơn trong cái gọi là “thị trường sắc tình”, nếu như người tu luyện không từ trên Pháp lý mà nhìn thấu và nhận rõ, ngược lại vì điều này mà dương dương tự đắc, nảy sinh sắc tâm, có lẽ sẽ dẫn đến ma nạn tăng thêm.

Trong bài viết trên mạng Chánh Kiến “Câu chuyện luân hồi cảnh tỉnh: Hòa thượng chuyển sinh thành dải ghim”, vị hòa thượng trẻ vì có tướng mạo đường đường mà hấp dẫn người khác. Anh ta không đi quá giới hạn về lời nói và hành vi, mà chỉ là chú ý đến người khác giới, ví dụ như “Một số nữ nhân hành hương thích ngắm nhìn và tìm cách tiếp cận với vị ấy”,… anh ta “hành xử nghiêm cẩn”, “Bên ngoài vị hòa thượng tỏ vẻ bất động nhưng trong lòng lại hoan hỷ”, “mơ tưởng hão huyền”, vì vậy cuối cùng suýt chút nữa hạ địa ngục, mà sau khi anh ta nỗ lực quy chính bản thân vẫn phải chuyển sinh hơn mười lần làm động vật để hoàn trả nghiệp lực.

Nhiều đồng tu, bao gồm cả tôi, ban đầu không nghĩ rằng quan tâm đến ngoại hình có liên quan đến sắc tâm, mà chỉ đơn thuần cho rằng trẻ thì đương nhiên là tốt, già thì không đẹp, mập thì không đẹp, và cảm thấy những suy nghĩ như vậy là điều hiển nhiên, cũng không đào sâu tận gốc tìm hiểu đằng sau những suy nghĩ này là những gì. Tôi nhớ một đồng tu đã đề cập rằng bất kể bề ngoài bạn nghĩ gì, việc chú ý đến ngoại hình có thể xuất phát từ tâm sắc dục, không muốn mất đi sức hấp dẫn đối với người khác giới khi về già, cho dù bề mặt là tâm thể diện, để tâm đến cái nhìn của người khác, kỳ thực đằng sau cái nhìn của người khác này có thể cũng là do quan niệm sản sinh ra do coi tâm sắc dục trở thành giá trị quan. Do đó đằng sau tâm chấp trước vào ngoại hình này có thể rất khó tránh khỏi cái gốc là tâm sắc dục, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng.

Mặc dù nhiều đồng tu cũng rất chấp trước vào ngoại hình do ảnh hưởng của các quan niệm hiện đại, nhưng tôi cũng nhận thấy rằng vẫn có một số đồng tu không bị những quan niệm đó dẫn động, ngay cả khi ngoại hình của họ không đẹp họ cũng không bận tâm, thực tu đạt vị trí tâm tính, tại rất nhiều phương diện đều thể hiện ra tu luyện chắc chắn, sau nhiều năm ngoại hình của những vị đồng tu này ngược lại không có dấu hiệu lão hóa. Tôi cho rằng đồng tu như vậy mới thực sự là đáng ngưỡng mộ, chứ không phải là những người trẻ tuổi xinh đẹp.

Ví dụ, ngoại hình của một nữ học viên ở địa phương hầu như không thay đổi trong hơn 20 năm qua từ trung niên đến lúc già, tôi cảm thấy rằng bà ấy về cơ bản không có tâm chấp trước vào ngoại hình, bà ấy ăn mặc theo phong cách trung niên từ hơn 20 năm trước, không hề trang điểm theo hướng trẻ hóa chút nào. Tôi cũng nhận thấy rằng một số đồng tu nữ thích mặc nhiều loại váy “giảm tuổi”, nhiều người trong số họ ngược lại thể hiện rõ sự lão hóa sau vài năm. Theo lý giải của tôi về điều này, ngoại hình trẻ trung cũng là phúc phận đã được định sẵn trong mệnh, và việc cố ý trang điểm cho trẻ trung hơn mà không chấp nhận số phận kỳ thực chẳng khác nào “giả tạo” (đương nhiên trừ khi là có nguyên nhân), đằng sau có lẽ cũng có sắc tâm. Do đó, kết quả là nó có tác dụng “giảm tuổi” ở một giai đoạn nhất định, nhưng sau đó, sự lão hóa sẽ tăng tốc, và phúc phận tổng thể ở phương diện này không thể vượt qua số mệnh của chính mình, chính là người tính không bằng trời tính. Chưa kể là sau khi khởi sắc tâm còn có thể làm tổn hại phúc phận của bản thân.

Sau khi hiểu ra những đạo lý này, tâm chấp trước vào ngoại hình của tôi đã giảm thiểu rất nhiều, nhưng quan niệm không chấp nhận con người rồi sẽ trở nên già vẫn thâm căn cố đế, dường như là quan niệm đã cố hữu rồi không có cách nào trừ bỏ. Trong quan niệm hình thành bao năm qua của tôi, vẫn luôn cảm thấy con người khi già rồi càng ngày càng mất đi giá trị, không chỉ vẻ bề ngoài lão hóa, sức khỏe cũng sẽ trượt dốc, các loại năng lực xã hội cũng giảm xuống, thuận theo việc tuổi tác tăng lên, cảm giác càng ngày càng hướng về giai đoạn lão bệnh tử của cuộc đời, vì điều này mà nội tâm bi quan tiêu trầm.

Sau này tôi nhận ra rằng người hiện đại thường theo đuổi sự trẻ trung và coi người già là nhóm người có giá trị thấp, loại giá trị quan biến dị này có thể là một quan niệm hiện đại do cựu thế lực an bài. Bởi vì trong xã hội truyền thống, người già được coi là những người có trí tuệ và tư cách hơn người để giáo dục thế hệ sau, do đó nhìn chung họ được xã hội tôn trọng, khác với cách nhiều người đối xử với người già thời nay.

Cuốn “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” đề cập rằng một trong “Ba mươi sáu kế mà ma quỷ hủy diệt nhân loại” là “tăng tốc đào thải”: “Thế hệ cũ bị đẩy ra ngoài lề xã hội và đào thải ngày càng nhanh. Khi người trẻ được trao quyền lợi, quyền lực chính trị và đặc quyền nhiều hơn bao giờ hết thì người già bị mất dần đi chỗ đứng, cả về thẩm quyền lẫn uy tín. Hiện tượng này càng khiến nhân loại tăng tốc phá vỡ truyền thống. Văn học nghệ thuật đương đại và văn hóa phổ thông tâng bốc giá trị quan và thị hiếu của người trẻ tuổi, cổ động người ta theo đuổi thời thượng, trào lưu, nếu không sẽ bị đào thải. Sự tăng tốc đổi mới, lên đời của khoa học kỹ thuật và nhịp sống cũng khiến người cao tuổi không thích ứng nổi. Việc cải biến bộ mặt vốn có của thành thị và nông thôn, cùng với sự tăng tốc di dân khiến người già có cảm giác bị lạc lõng. Cuộc sống của lớp thanh niên và trung niên ngày càng áp lực, không còn thời gian và sức lực để chăm sóc cha mẹ, càng khiến người già cảm giác bị cô lập và không được ai giúp đỡ”.

Nhận rõ an bài của cựu thế lực

Gần đây, tôi nghĩ về một thực tế rằng cho dù đó là chấp trước của tôi vào tình cảm nam nữ trong quá khứ, hay vẫn luôn chấp trước vào ngoại hình, tất cả đều là do cựu thế lực an bài và gia cường cho tôi, cũng là quan nạn cực lớn của tôi. Tôi cần phải không thừa nhận, hơn nữa kiên trì phát chính niệm thanh trừ. Tôi tin rằng thông qua phát chính niệm là có thể thanh trừ, đương nhiên còn có dựa vào học Pháp và cầu xin Sư phụ gia trì. Từ trong các bài giảng Pháp ở các nơi của Sư phụ, tôi lý giải được rằng, cựu thế lực đối với tất cả các đệ tử Đại Pháp đều có an bài một bộ những thứ của chúng, hơn nữa an bài vô cùng cẩn mật, chi tiết đến từng tư từng niệm. Do đó tôi hiểu ra rằng những chấp trước này của tôi cũng đều là cựu thế lực an bài, chứ không thực sự là bản thân tôi, phá trừ an bài của cựu thế lực chính là phải làm được đến việc quy chính bản thân, loại bỏ đi tư duy biến dị.

Trong Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới, Sư phụ giảng:

“Còn nữa, rất nhiều người mà hành vi bản thân có phần cẩu thả, tự mình không nghiêm túc đối đãi tu luyện của chính mình, đều sẽ gây ra cho chư vị những phiền toái, khó khăn, thậm chí thống khổ, hơn nữa thậm chí còn mất đi sinh mệnh [của chư vị]. Có những đệ tử Đại Pháp về bề mặt thì hoạt động Đại Pháp nào cũng đều tham gia, rất là tốt, mọi người nhìn thì thấy tu luyện vẫn được lắm, nhìn bề mặt thì thấy tinh tấn lắm, nhưng ai cũng không biết trong tâm của người ta có chấp trước gì [và] những khúc mắc trong tâm không vượt qua được ấy thậm chí lớn ngần nào, ai cũng không biết trong tâm người ta có những gì cố chấp mãi mà không buông, có bao nhiêu bất hạnh trong quá khứ, chưa từng biểu hiện ra”.

Khi tôi đọc đoạn văn này, tôi nghĩ đến chấp trước vào ngoại hình và tình yêu nam nữ trong nhiều năm của mình, chấp trước này khiến tôi rất buồn, hơn nữa so với chấp trước thông thường khác thì khó buông bỏ hơn, dường như nó bám chặt trên thân của bản thân rồi. Trong những năm gần đây, nhiều đồng tu đã qua đời vì nghiệp bệnh, bao gồm cả những người được công nhận là rất tinh tấn, không biết trong số họ có ai có những nút thắt chưa được giải quyết trong tâm hay không. Ví dụ, một nữ đồng tu địa phương đã qua đời vì nghiệp bệnh nhưng bề ngoài luôn tinh tấn, cô ấy nói rằng cô ấy đã bị mắc kẹt trong một mối quan hệ nam nữ nhiều năm trước, và sau đó cô ấy cũng đề cập rằng cô ấy được một vị đồng tu nhỏ hơn 30 tuổi gọi cô ấy là dì khiến cô cảm thấy khổ não, tôi thấy rằng cô ấy có lẽ có một số tâm chấp trước tương tự với mình.

Từ trong Pháp, tôi lý giải được, cựu thế lực đối với tất cả các đệ tử Đại Pháp đều có an bài một bộ những thứ của chúng, mà bởi vì tình huống lịch sử, nghiệp lực,… của mỗi một sinh mệnh là không giống nhau, hình thức gặp phải ma nạn cũng là muôn màu muôn vẻ. Có đệ tử thì hình thức ma nạn là bị tà ác bắt cóc bức hại, có người thì là quan nghiệp bệnh, có người thì là quan gia đình, có người thì là bức hại kinh tế, có người là mâu thuẫn giữa các đồng tu, có người thì thành công rồi, không ngừng bành trướng cuối cùng tâm tính rời xa Pháp mà không tự biết, có người thì bị hủy bởi tâm an dật giống như con ếch ngồi trong nồi nước dần bị đun sôi, có người thì là nghiệp tư tưởng cực lớn, có người bị hủy bởi sắc dục, có người bận làm các việc mà trường kỳ không cách nào thực tu tâm tính, biểu hiện mỗi loại là khác nhau.

Tôi cảm thấy là một chỉnh thể, chúng ta nên nhận thức rõ ràng rằng bất kể các đồng tu khác gặp phải loại hình thức ma nạn nào, thì về cơ bản chúng đều đến từ cựu thế lực, và độ khó của việc đột phá ở mỗi người cũng là khác nhau, về bản chất là vật chất mang theo ở không gian khác là không giống nhau, do đó mọi người nên là lý giải và bao dung nhau nhiều hơn, nhận thức được tu luyện là không dễ dàng, không được mang theo nhân tâm và quan niệm để nhìn đồng tu. Đối mặt với đồng tu biểu hiện ra chỗ không đạt tiêu chuẩn, cần biết rằng là đối phương nhất thời còn chưa đột phá an bài của cựu thế lực chứ không phải bản thân đồng tu như thế nào; nhìn nhận bản thân cũng nên là từ góc độ này, tôi từng rất thất vọng và chán nản về bản thân, cần phải phân khai những thứ mà cựu thế lực gia cường cho tôi với phần chân ngã của tôi, không ngừng chiểu theo Pháp lý tu tâm để bài trừ những thứ này.

Tu thiện

Tôi ngộ rằng Sư phụ vài lần điểm hóa cho tôi “tu thiện” là bước ra khỏi lối đi của ma nạn. Cá nhân tôi cho rằng, đối diện với hình thức ma nạn khác nhau do cựu thế lực an bài, các đồng tu nên dùng thiện tâm để giúp đỡ lẫn nhau, lực lượng của thiện là cực đại.

Sư phụ tại Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003 có giảng:

“Do đó, bất kể là chư vị làm gì, hay chư vị [có công tác] gì, thì chư vị chỉ cần gặp tôi, tôi liền khiến chư vị dấy động Thiện niệm, chỉ cần chư vị gặp tôi, tôi liền có thể từ trong Thiện niệm của chư vị mà tiêu trừ tội của chư vị, tiêu trừ nghiệp của chư vị.”

Hôm đó đọc đến đoạn Pháp này có một loại cảm động khó diễn tả, tôi cho rằng, thì ra khi chúng ta động thiện niệm đối với người khác, kỳ thực cũng là đang tiêu tội nghiệp của bản thân. Do đó khi đối đãi với đồng tu, nên là chân tâm hy vọng điều tốt đẹp cho người khác, gặp phải đồng tu có trạng thái không tốt cũng là âm thầm trợ giúp, chúc phúc, cầu xin Sư phụ gia trì cho đồng tu, tin rằng đối phương nhất định có thể càng ngày càng tốt, tôi cảm thấy nghĩ như vậy mới là động thiện niệm, nghĩ như vậy cũng là tốt cho bản thân mình.

Một số đồng tu nói rằng rất khó để từ bỏ tâm sắc dục. Tôi nhận thấy những người có tâm sắc dục nặng thường có những vấn đề như tự tư và không thiện đãi người khác, có người biểu hiện ở các phương diện đều chỉ muốn chiếm được tiện nghi mà không thể chịu thiệt, có người biểu hiện ra là làm việc hoàn toàn không nghĩ đến cảm nhận của người khác, có người nói lời cay nghiệt thi thoảng lại trách mắng người khác. Cá nhân tôi cho rằng, nếu không tu xuất thiện tâm và tâm vị tha, chỉ muốn giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó có lúc cũng là rất khó, lấy một ví dụ so sánh, do tâm địa bất hảo (tâm tham dục bị quan niệm hiện đại gia cường quá mạnh) nuôi dưỡng mới sinh ra loài “hoa độc” sắc dục tình, không phải nhổ đi hoa độc là xong, thay đổi “thổ nhưỡng” mới là quan trọng, do đó từ nội tâm tu thiện trừ bỏ ác rất quan trọng.

Về phương diện tu thiện, mặc dù tôi cảm thấy trước đây tôi đã làm suy yếu rất nhiều nhân tâm, ví dụ như coi thường người khác, đố kỵ,… nhưng kỳ thực trong tâm vẫn còn nhiều niệm đầu bất thiện với người khác, hơn nữa đều đã trở thành thói quen rồi. Gần đây khi học Pháp, tôi cảm thấy rằng Sư phụ điểm hóa cho tôi nhất định phải loại bỏ tận gốc tất cả ác niệm đối với người khác, bao gồm đối với bất kỳ ai đó mà ghét bỏ, bất mãn, không thèm ngó ngàng,… và loại bỏ những cách nghĩ rằng ai đó không tốt hoặc đối xử không tốt với tôi. Đối chiếu với các Pháp lý của Đại Pháp, tôi nhận ra rằng kiểu suy nghĩ này chẳng khác nào luyện tà pháp một cách không tự biết, chẳng khác nào lục đục tranh chấp, chửi bới người khác.

“Có hoà thượng ở đó [vừa] niệm kinh, vừa nghĩ trong tâm: ‘Khai quang xong [người ta] đưa mình bao nhiêu tiền nhỉ.’ Hoặc là vừa niệm kinh vừa nghĩ: ‘Người kia xử tệ với mình quá’. Họ ở đó cũng có lục đục tranh chấp, hiện nay vào thời kỳ mạt Pháp, không thể không thừa nhận những hiện tượng ấy; tại đây chúng tôi không [định] phê bình Phật giáo; vào thời kỳ mạt Pháp có những ngôi chùa chẳng hề thanh tịnh.” (Chuyển Pháp Luân)

“Có những người mà thật không hiểu nổi họ luyện là công gì, khi đang luyện, khi đang chuyển động, thì miệng họ chẳng dứt: ‘A! Mấy cô con dâu nhà này chẳng có hiếu với tôi; mẹ chồng của tôi sao mà quá tệ!’” “Nói nghiêm trọng một chút: họ đang luyện tà pháp!” (Chuyển Pháp Luân)

“Đứa trẻ từ trường chạy về nhà, thì cửa nhà [hàng xóm] chưa mở, trong nhà [người ta] đã nguyền rủa rồi: ‘Có gì là ghê gớm thế, được 100 điểm? Sĩ diện! Ai chưa từng được 100 điểm kia chứ!’”(Chuyển Pháp Luân)

Mặc dù trong tâm tôi biết rằng Sư phụ là Sáng Thế Chủ, là Phật Chủ, nhưng trước đây tôi bị nghiệp lực cản trở trong nhiều năm và thường không thể nghĩ đến Sư phụ. Gần đây khi đọc Pháp, tôi càng ngày càng cảm thấy rằng hết thảy đều là dựa vào từ bi hồng đại của Sư phụ mới có thể thành tựu, mới có thể có sự tồn tại của mỗi con người trên thế gian ngày nay, mới có sự tồn tại của bản thân tôi, sự vĩ đại của Sư phụ thực sự là không thể dùng lời để diễn tả. Pháp thân của Sư phụ mỗi thời mỗi khắc đều ở bên cạnh đệ tử, do đó, làm một đệ tử cũng nên thường phải nghĩ đến Sư phụ ở trong tâm, có thể thời thời nhận biết sâu sắc được an bài và điểm hóa cụ thể của Pháp thân, đây cũng là thể hiện của tín Sư tín Pháp. Tôi còn nhận ra một điều là học Pháp nhất định phải nhập tâm, giống như đích thân Sư phụ tự thân giảng Pháp cho đệ tử vậy, nhất định cần phải chăm chú lắng nghe một cách cung kính.

Cuối cùng, tôi muốn từ nội tâm mà sám hối với Sư phụ, và cảm ân từ bi khổ độ của Sư phụ!

Trên đây là một chút thể ngộ tu luyện của tôi, nếu có chỗ nào không đúng với Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/278107



Ngày đăng: 07-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.