Từ vài câu chuyện lịch sử nhìn ra chính niệm trong tu luyện



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[ChanhKien.org]

Gần đây đã xuất hiện một số can nhiễu, hơn nữa tạp niệm cũng rất nhiều.

Sư phụ đã giảng trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004” rằng:

“Khe hở nào tà ác cũng dùi vào, nhất niệm nhất hành của chư vị đều đang bị tà ác chăm chăm nhìn vào. Chư vị chấp trước vào điều gì thì tà ác liền làm tăng mạnh thêm điều ấy, tư tưởng chư vị mà không ngay chính thì chúng liền để chư vị không lý trí nữa”

Rồi tình cờ tôi đọc được vài câu chuyện lịch sử dưới đây, cảm thấy rất xúc động.

(1)

Câu chuyện thứ nhất là vào thời Hán, Triều Thác vì Viên Áng (tâu lên vua) mà bị giết oan nên mấy đời muốn báo thù, nhưng vì Viên Áng mười đời đều là cao tăng thủ nghiêm giới luật, do vậy Triều Thác không thể toại nguyện. Về sau Viên Áng được vua sủng ái nên khởi tâm danh lợi, cuối cùng Triều Thác cũng có thể làm được việc báo thù. [1]

Kỳ thực trong dòng sông dài của sinh mệnh, chúng ta ở trong mê không biết đã kết nên bao nhiêu mối oan duyên oán duyên, ngày nay nhờ tu Đại Pháp mà được Sư phụ giúp hoá giải. Nhưng ngay khi niệm đầu của chúng ta không chính thì có thể sẽ xuất hiện rắc rối hoặc can nhiễu. Hình thức có thể khác nhau, nhưng nhìn chung hậu quả đều là không để chúng ta tinh tấn, rồi từng chút từng chút một kéo chúng ta khỏi con đường tu luyện.

Nhớ lại thuở mới đắc Pháp, trong lòng không nén nổi sự hân hoan như nắng hạn lâu ngày gặp mưa lành, cảm thấy bản thân đã tìm được điều quý giá nhất của sinh mệnh, là thứ mà hết thảy tài phú trên đời đều không đổi được.

Mấy năm đã trôi qua, giờ đây mỗi ngày khi đọc sách Đại Pháp hoặc phát chính niệm liệu chúng ta có còn cái tâm thuần tịnh mà kiên định như thuở ban đầu không?

Trong Chuyển Pháp Luân Sư phụ có giảng rằng:

“…[chỉ] tu luyện chân chính mới có thể thay đổi đường đời của người ấy. Nhưng người này chỉ là một người thường, chỉ luyện công chữa bệnh khỏe người; hỏi ai thay đổi đường đời cho họ? Là người thường, đến một ngày kia phải mắc bệnh, đến một ngày kia phải gặp chuyện rắc rối nào đó, đến một ngày kia biết đâu sẽ mắc bệnh tâm thần, hoặc giả hết mệnh lìa đời; một đời của người thường là như thế”

Nếu chúng ta cảm thấy rằng mỗi ngày dù ít dù nhiều thì cũng đều đang làm “ba việc” vậy là yên tâm rồi. Thế thì đó đã đạt đến tiêu chuẩn của một đệ tử Đại Pháp, một người tu luyện chân chính hay chưa?

Tu luyện là rất nghiêm túc. Khi chúng ta buông lung bản thân, thì có thể sẽ xuất hiện một số can nhiễu, hoặc bị hãm trong trạng thái bất hảo trong một thời gian lâu mà không thoát ra được.

(2)

Con người trong khi tu luyện thì luôn dễ bị cái tình của người thường dẫn động. Ví như yêu thích ai đó, không yêu thích ai đó, có cách nhìn về ai đó v.v.., từ đó mà ảnh hưởng đến việc chúng ta “dùng từ bi để hồng Pháp và cứu độ thế nhân” (Tinh tấn yếu chỉ II). [2]

Từ lịch sử chúng ta có thể nhìn ra được cái tình có thể khống chế một cá nhân, thậm chí là khống chế một quốc gia như thế nào.

Đường Thái Tông có 14 người con trai, Lý Trị là con trai thứ chín, mẹ là Trưởng Tôn Hoàng hậu. Thuở nhỏ Lý Trị là người khoan dung nhân từ, hiếu kính cha mẹ, hoà thuận với anh em. Lúc Lý Trị học Hiếu Kinh xong, Thái Tông hỏi ông: “Trong cuốn sách này lời nào là quan trọng?” Lý Trị đáp rằng: “Hiếu đạo, bắt đầu từ phụng sự song thân, kế đến là phụng sự vua và cuối cùng là lập thân. Người quân tử thờ bề trên, khi làm quan thì tận trung, cáo lão về quê thì suy ngẫm về những sai lầm của mình và tìm cách sửa sai, cấp trên có điều tốt đẹp thì ủng hộ, có việc ác thì ngăn cản”. Thái Tông nghe xong rất đỗi vui mừng, cũng vì vậy mà rất mực yêu quý Lý Trị. Năm Trinh Quán thứ 17, Hoàng thái tử Lý Thừa Càn bị phế, Ngụy vương Lý Thái vì phạm tội nên bị giáng chức, Thái Tông bèn chọn Lý Trị làm Thái tử, tức Đường Cao Tông sau này.

Võ Tắc Thiên tên bình thường là Võ Mị Nương, sau đổi thành Võ Chiếu rồi được triệu vào cung, được Đường Thái Tông phong làm tài nhân. Sau khi Thái Tông băng hà, Võ Chiếu theo lệ phải rời cung đến Cảm Nghiệp tự xuống tóc làm ni cô. Sau khi Đường Cao Tông, người sớm bị nhan sắc xinh đẹp của Võ Chiếu làm say mê, lên ngôi đã triệu cô vào cung một lần nữa và phong làm Chiêu nghi. Võ Tắc Thiên quay lại hậu cung chưa đến một năm đã tự tay giết chết đứa con gái do chính mình sinh ra, sau này khi được làm Hoàng hậu rồi lại sát hại trọng thần của tiên triều. Năm 660, Đường Cao Tông bị ép phải giao lại toàn bộ triều chính cho Võ Tắc Thiên. Năm 690 Võ Tắc Thiên xưng đế, đổi tên triều “Đường” thành “Chu”. [2]

Lý Trị trước kia nổi tiếng là hiếu thảo, về sau bỗng lại làm ra việc loạn luân, sủng ái Võ Chiếu, cuối cùng khiến triều Đường gặp phải đại kiếp.

Lại như Đường Huyền Tông, năm 28 tuổi đăng cơ, đã hết lòng chăm lo việc nước, dùng người hiền tài, khai sáng ra thời Khai Nguyên thịnh thế. Nhưng sau thời gian dài tại vị ông lại dần lấy ca múa nữ sắc làm trò vui, sau năm Thiên Bảo thứ hai, sau khi sủng ái Dương Quý phi, thì càng thêm lơ là việc triều chính. Dương Quý phi còn gọi là Dương Ngọc Hoàn, nguyên vốn là vợ của Thọ vương Lý Mạo, con trai của Huyền Tông. Huyền Tông vừa gặp đã phải lòng nàng, sau đó nạp làm phi tử, lại sắc phong làm Quý phi. Bạch Cư Dị đã miêu tả tình cảm của Đường Huyền Tông trong bài thơ “Trường hận ca” như sau:

“Xuân tiêu khổ đoản nhật cao khởi,

Tòng thử quân vương bất tảo triều”

Tạm dịch:

“Khổ nỗi đêm xuân ngắn, mặt trời đã vội lên cao;

Từ nay chẳng thấy quân vương lên triều sớm”

Đường Huyền Tông đắm chìm trong tình cảm đã đem chuyện quốc gia đại sự bỏ sang một bên, bắt đầu bị gian thần che mắt, làm cho triều chính hủ bại dẫn đến loạn An Sử xảy ra, khiến nhà Đường trở nên suy yếu. [2]

Sự vận hành của lịch sử đã đúng như trong các dự ngôn của Thôi Bối Đồ trước kia. Nhưng sở dĩ lịch sử có thể chiểu theo những an bài từ trước mà xảy ra một cách chính xác, là bởi vì con người có tình; dưới sự chi phối của tình, vào thời khắc then chốt con người chẳng còn là chính mình nữa. Thế nên Thần mới có thể khống chế mọi thứ dễ như trở bàn tay vậy.

Đối với một người đang đi trên con đường tu luyện mà nói, việc chấp trước vào cái tình và quan niệm của người thường sẽ khiến họ rất khó thoát khỏi ràng buộc của cựu thế lựchắc thủ lạn quỷ – bởi vì họ chính là con người.

Chỉ khi chúng ta dĩ Pháp vi Sư một cách thanh tỉnh trong mọi thời khắc thì mới có thể siêu thoát khỏi sự khống chế của những nhân tố cũ này và bước đi trên con đường của một đệ tử Đại Pháp.

“Hết thảy hết thảy những điều đó đều có thể lôi kéo chư vị trở về trong chốn người thường. Chư vị có thể xung phá hết thảy điều ấy, thì chư vị có thể bước hướng Thần. Do đó đã là một người tu luyện mà giảng, có thể kiên định bản thân, có thể có được chính niệm kiên định không gì có thể lay động được, đó mới thật là xuất sắc. Như kim cương, vững như bàn thạch, không ai lay động nổi, tà ác thấy thế đều thấy sợ”

“Chính một niệm chính tín này, ai có thể giữ vững chính niệm này, ai có thể đi đến cuối cùng, thì người đó có thể thành vị Thần vĩ đại được tạo ra trong Đại Pháp” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005])

Ghi chú:

[1] Nguồn: 古代修炼故事:疮发人言:http://minghui.ca/mh/articles/2005/5/6/101259.html

[2] Nguồn: 上下五千年:历史真貌:http://zhengjian.org/zj/211,71,,3.html

Dịch từ:

https://www.zhengjian.org/node/32557

http://www.pureinsight.org/node/3092



Ngày đăng: 05-02-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.