Tìm về chân ngã
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[ChanhKien.org]
Sư phụ từng giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“Còn có người nói với tôi: ‘Con không giống như người ta luyện công thức khuya dậy sớm, con về nhà ngả lưng một cái, bản thân con liền xuất ra luyện công; con nằm đó xem con xuất ra luyện công’.”
Khi học thuộc đoạn Pháp trên, tôi chợt ngộ ra rằng cá nhân này đang không phân biệt được đâu là tự kỷ chân chính.
Có lúc, vị này nói rằng ‘bản thân’ mình đã xuất ra luyện công, và coi cái ‘bản thân’ đã xuất ra luyện công ấy chính là mình. Vị ấy có thể chưa nghĩ đến việc cần phải phân biệt đâu là tự kỷ chân chính. Bởi vì ‘tự kỷ’ kia xuất ra từ thân thể, thì sao có thể không phải là chính mình? Vị ấy thực sự kém cỏi đến mức không thể phân biệt được hay sao? Không phải thế, bởi vì Thần trong quá khứ không cho phép con người minh bạch chân tướng, nên đã cố ý gây nhầm lẫn cản trở con người suy xét về vấn đề này.
Sư phụ giảng:
“Nên người ta nghĩ: ‘Ta hà tất phải độ chủ nguyên thần của ngươi, [phó nguyên thần] cũng là ngươi, ta độ nó cũng vậy phải không? Đều là ngươi mà, ai đắc mà chả là đắc, đều là ngươi đắc’.” (Chuyển Pháp Luân)
Sư phụ còn giảng rằng:
“Đến khi trăm tuổi [lâm chung] thì phó nguyên thần rời đi, [đường] ai nấy đi. Theo Phật giáo giảng, họ vẫn phải nhập lục đạo [luân hồi].” (Chuyển Pháp Luân)
Chỉ bậc Giác Giả mới có thể độ nhân. Ngài nhìn thấy mọi thứ rõ ràng chân thực, sao có thể không biết được chứ. Chỉ có con người đắm chìm trong mê mới không thể minh bạch chân tướng và mê muội chốn hồng trần hết đời này sang đời khác. Đây là lần đầu tiên Đại Pháp giảng rõ ra điều này.
Sư phụ đã giảng:
“Còn phó nguyên thần làm những gì thì chư vị hoàn toàn không hay biết. Tuy nó và chư vị đồng thời xuất sinh, gọi bằng cùng một tên, làm chủ một thân thể, lớn lên cùng dạng như nhau; nhưng nói một cách chặt chẽ thì nó không phải chư vị.” (Chuyển Pháp Luân)
Trong thời kỳ Chính Pháp, cựu thế lực không ngừng khiến chúng ta mê muội, cố ý khiến chúng ta nghĩ rằng tất cả những chấp trước và tư tưởng bất hảo đều bắt nguồn từ chính tư tưởng của chúng ta. Cựu thế lực chính là dùi vào đó để bức hại. Cho đến ngày nay, rất nhiều đồng tu xung quanh tôi vẫn không dựa trên Pháp để chỉ đạo tu luyện. Họ giống như người ‘nằm ngả lưng trên ghế’, không thể phân biệt được đâu là chân ngã, tu luyện với họ rất khó khăn và mệt mỏi.
Là đệ tử Đại Pháp, trước tình huống phức tạp của Chính Pháp, chúng ta không những cần phân biệt rõ chủ nguyên thần với phó nguyên thần cũng như những sinh mệnh không phải bản thân chúng ta, mà còn phải minh bạch rõ ràng rằng bất kể niệm đầu tư tưởng bất hảo hoặc tâm chấp trước nào đều không bắt nguồn từ chủ nguyên thần của chúng ta.
Sư phụ đã giảng:
“Tu chính là tu tư tưởng của con người” (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải).
Tôi ngộ ra rằng đối với một người tu luyện mà nói, việc nắm bắt được tư tưởng của chính mình là vô cùng trọng yếu.
Sư phụ cũng giảng:
“Có một số người vì sao nghiệp lực tư tưởng đó của họ trường kỳ không thể tiêu đi được? Chính là [vì] không đi phân rõ đâu là bản thân mình. Vì sao gọi là chư vị tu? Đầu tiên chư vị cần phải tu bỏ những tư tưởng bất hảo, chư vị có thể trừ bỏ những thứ bất hảo đó là vì chư vị không thừa nhận nó là chư vị, đây là điều cực kỳ quan trọng. Bởi vì chư vị không thừa nhận nó là chư vị, cho nên mới có thể tiêu trừ nó. Kỳ thực, nó thực sự không phải là chư vị, nó là các chủng quan niệm hình thành hậu thiên khi chư vị làm các việc, thậm chí cấu thành nghiệp lực, chính là những thứ này.”
“Tất cả những tư tưởng bất hảo kỳ thực đều không phải là chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])
Niệm đầu tiên khi gặp một vấn đề nào đó là cực kỳ then chốt. Một số học viên vẫn thường nói: “Tôi vẫn rất nặng tình, tôi luôn cảm thấy sợ hãi, hoặc tôi vẫn còn nóng tính”. Kỳ thực, trong Pháp đã giảng rõ:
“Lo sợ cũng là một loại tâm chấp trước” (Chuyển Pháp Luân).
Sư phụ đã giảng rõ cho chúng ta rằng lo sợ chính là chấp trước. Nhưng nếu chúng ta vẫn cứ cho rằng lo sợ ấy là bản thân mình, và chấp trước này cần phải bị tiêu diệt, nếu thế chẳng phải chúng ta đang muốn hủy diệt chính mình hay sao? Tình cũng vậy. Nó là một sinh mệnh trong tam giới. Làm sao nó có thể là bản thân chúng ta được? Kỳ thực, chúng ta đều có thể từ trong Pháp mà nhận thức ra tất cả các tâm chấp trước, chớ nên coi những chấp trước ấy là bản thân mình mà gọi chúng là ‘tôi’. Phản ứng đầu tiên của một số học viên là thừa nhận các chấp trước là chính mình. Sau đó, họ phát chính niệm để loại bỏ những chấp trước ấy. Đây chẳng phải tự đả thương chính mình sao? Chẳng phải đang hao tổn bản thân sao? Giữa bạn và người ‘nằm ngả lưng trên ghế’ kia nào có khác biệt gì? Người ‘xuất ra luyện công’ giờ là bản thân, nhưng sau một thời gian, người ‘xuất ra luyện công’ ấy lại trở thành một người khác. Đây không phải là vấn đề tách bạch ngôn từ, mà là liệu bạn có thể phân biệt được thật – giả, chính – tà hay không.
Trong tình huống hiểm ác, một người nếu không thể tìm ra chân ngã sẽ vô cùng nguy hiểm. Đây cũng là người mà các vị Thần xem thường nhất. Sư phụ cũng đã giảng:
“Kỳ thực, ngoại trừ phần thuần chân của tiên thiên ra, hết thảy quan niệm đều là hậu thiên hình thành, thật sự không phải bản thân mình đâu.” (“Tồn tại vì ai”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tự kỷ chân chính là thuần tịnh. Sư phụ đã cải biến hoàn toàn chúng ta từ vi quan nhất. Khi Chính Pháp bắt đầu, chúng ta đã được Sư phụ đẩy đến vị trí, vô cùng thuần tịnh. Chỉ với điều kiện như vậy, chúng ta mới có thể tham gia vào Chính Pháp vĩ đại. Chính Pháp là vô cùng trọng yếu, người nghiệp lực đầy thân không thể đảm đương được việc này.
Khi một tư tưởng bất hảo xuất hiện, chúng ta cần lập tức phát hiện ra ngay. Bất kể nó đến từ đâu, ta cũng sẽ không thừa nhận và tiêu trừ nó. Cho dù ai áp đặt tư tưởng đó lên ta cũng sẽ bị tiêu trừ. Trong Pháp có giảng rằng toàn bộ cuộc bức hại là do cựu thế lực an bài. Nếu chúng có thể bức hại, đó chẳng phải là do chúng ta có chấp trước sao? Rõ ràng, những chấp trước đó cũng là do chúng áp đặt. Chúng muốn can nhiễu Chính Pháp để đạt được mục đích của chúng. Vậy nên, bất cứ khi nào nhân tâm xuất hiện, chúng ta sẽ không thừa nhận những tư tưởng bất hảo ấy là mình, và điều này hoàn toàn phù hợp với Pháp. Đây chẳng phải là một phần của Chính Pháp sao? Đó là tố chất mà người tu luyện thời kỳ Chính Pháp cần có.
Vì vậy, việc trước tiên tìm về chân ngã là vô cùng trọng yếu. Đó là điều kiện tiên quyết để đi cho chính. Thứ hai, chúng ta phải thời thời khắc khắc tìm lại tự kỷ chân chính. Điều này rất cần thiết, bởi nếu không làm chủ được thân thể, ta sẽ dễ bị những sinh mệnh khác khống chế.
Trên đây là thể ngộ tại tầng thứ sở tại của bản thân, có chỗ nào chưa phù hợp, xin các đồng tu từ bi chỉ chính!
Dịch từ:
https://www.pureinsight.org/node/7606
https://www.zhengjian.org/node/263617
Ngày đăng: 23-12-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.