Dịch Đạo và ngũ hành (7): Ra khỏi ngũ hành



Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

9. Ra khỏi ngũ hành

Ở bài trước chúng ta đã nói, tầng không gian do ngũ hành cấu thành này, từ những sinh mệnh cao tầng ở ngoài ngũ hành mà nhìn, thì chỉnh thể ngũ hành này chính là thuộc về quẻ Khôn; trong “Kinh Dịch”, quẻ Khôn chính là Địa, chính là Thổ, tất cả các sinh mệnh bao gồm con người ở trong đó cũng đều là Thổ. Nếu tất cả những gì cấu thành sinh mệnh của các sinh mệnh trong ngũ hành đều là ngũ hành, thì sẽ không tồn tại cách nói bước ra khỏi ngũ hành, bởi vì như vậy có nghĩa là nguyên lai cấu thành sinh mệnh của họ toàn bộ giải thể hết, sinh mệnh đó cũng triệt để không tồn tại nữa. Nhưng hiện giờ thế nhân tuyệt đại đa số đều là các các sinh mệnh cao tầng ở các cảnh giới khác nhau ngoài ngũ hành mang theo thiên mệnh của mình mà tới, đều là vì Đại Pháp vũ trụ – Pháp Luân Đại Pháp mà đến ngũ hành này, do vậy đứng ở góc độ này mà nói, ngũ hành do quẻ Khôn biểu thị chính là nơi chôn vùi chúng Thần, bởi thế chúng ta thấy trong chữ Khôn “坤” là do hai chữ Thổ (土)、và chữ Thân (申) cấu thành, đây là chữ vừa hình thanh vừa hội ý, Thổ (土) chính là Địa (地), chính là ngũ hành, Thân (申) chính là Thần (神). Nếu như không bước ra khỏi đây, thì vĩnh viễn bị giam trong Đất, bị chôn vùi nơi đây. Chữ Khôn cũng có nghĩa là chữ Khổn (捆 – trói chặt), Khốn (困 – vây hãm).

Để thế nhân có thể giữ vững nhận thức thanh tỉnh về hoàn cảnh của bản thân, văn hóa truyền thống của chúng ta vẫn luôn thông qua các phương thức khác nhau để bảo cho thế nhân nên xử thế như thế nào, cần tiêu chuẩn làm người như thế nào, và còn bảo cho con người làm thế nào để nhận thức quy luật vận hành của Thiên Địa vũ trụ và làm thế nào để tu chân ngộ Đạo v.v. Ví dụ như sự nghiệp và công lao vĩ đại của Tam Hoàng Ngũ Đế, Nho gia mà Chu Công và Khổng Tử đại biểu cũng như Đạo gia mà Lão Tử và “Dịch Kinh” đại biểu vẫn luôn khởi tác dụng như vậy, hơn nữa các phương diện khác nhau của văn hóa Thần truyền cũng đều có khải thị như vậy.

Ví dụ như chữ Ngũ(五) trong chữ Hán, ý cơ bản chính là chỉ ngũ hành, trong Hán ngữ cổ chữ này có hai cách viết là (như sau và 㐅. Cách viết thứ nhất phía trên có một gạch ngang tượng trưng cho Trời, phía dưới có một gạch tượng trưng cho Đất, một nét phẩy một nét mác ở giữa tượng trưng cho hai khí âm dương vận hành tương hỗ ở giữa Trời Đất. Bởi vì chỉnh thể của vũ trụ là do ngũ hành cấu thành, lại vì ngũ hành là tinh thần và vật chất tồn tại đồng thời, do vậy vũ trụ này chính là vừa có vật chất lại vừa có tinh thần, có ý thức, ý thức bản thân của vũ trụ, tự xưng là Ngũ (五 đồng âm với chữ 吾- Ngô), do vậy vạn vật chúng sinh trong vũ trụ cũng tự xưng là Ngũ, cách mà thế nhân tự xưng chính là Ngô. (Chú thích: Ngô trong tiếng Hán cổ nghĩa là ‘tôi’)

Chúng ta thấy cách viết thứ 2, 㐅, nó kỳ thực chính là ký hiệu cho sai, chính là nói “tôi sai rồi”, cách viết này cũng có nguyên nhân, nguồn gốc của nó chính là ở kết cấu vi quan của ngũ hành. Chúng ta biết rằng, trong kết cấu của Hà đồ, Lạc thư, 5 dấu tròn ở giữa, chính là trạng thái tiên thiên của ngũ hành, cũng có nghĩa là trạng thái “Tiên Thiên Nhất Khí” (Khí nguyên thủy) như hình sau: . Chúng ta thấy hình ngũ hành này, nhìn chính diện thì chính là một chữ thập, nhìn nghiêng đi một chút thì chính là chữ 㐅. Trong xã hội nhân loại, thì cây thập tự chính là một biểu tượng tượng trưng cho tử vong, còn chữ 㐅 là một phù hiệu biểu thị cho tiêu chí tử hình. Do vậy chúng ta thấy chữ sát “杀(殺)” trong cách viết của nó cũng có chữ 㐅. Nghĩa là, từ những sinh mệnh cao cấp ngoài ngũ hành mà nhìn thì tất cả các chúng sinh trong ngũ hành đều là bị đóng lên cây thập tự, đều là phạm vào tử tội. Do vậy đối với con người mà nói, trong bất kỳ lúc nào hay bất kỳ hoàn cảnh nào, thái độ nhân sinh tốt nhất chính là học cách nhận sai, tuyệt đối không nên cố chấp vào kiến giải của bản thân, tự cho mình là đúng. Bởi vì đại biểu cho tự ngã trong Hán tự là chữ 㐅(吾), bản thân nó chính là ký hiệu cho sai. Do vậy trong mâu thuẫn giữa người với người, chúng ta đều gọi người kia là đối phương (对方), đối phương ở đây không phải là chỉ bên đối lập, mà là chỉ bên đúng, (chữ “đối”-对 trong tiếng Hán nghĩa là đúng), là bên đúng đắn, họ đúng rồi, còn mình sai rồi. Đối với người tu Đạo mà nói thì nhận thức này đặc biệt quan trọng, bởi vì nếu không nhận thức ra được cái sai của bản thân mình, thì không cách nào tu chính bản thân mình, càng không nói đến chuyện đề cao bản thân. Từ góc độ nào mà nhận sai đây? Từ nội tâm của bản thân mình, nghĩa là cần phải tìm vấn đề tâm tính của bản thân, đây chính là “ngộ” (悟).

Vì sao nói nhận thức của con người đều là sai? Đây là đứng tại góc độ bản tính con người mà xem xét tư tưởng và ngôn hành của con người mà nói. Bởi vì trong thế gian tất cả những gì tồn tại có hình có tướng đều là ngũ hành, thân người cũng là ngũ hành, mắt người và phương thức tư duy cũng đều là thể hiện của ngũ hành, do vậy cho dù bản thân con người cảm thấy nhận thức của mình đối với thế giới cao cấp đến đâu, khoa học đến đâu, thì từ sinh mệnh cao cấp mà xét, thì bản chất cũng chỉ là ngũ hành đang nhận thức ngũ hành, mà bản chất của ngũ hành lại là thuộc về quẻ Khôn (☷), vô hình, do vậy những gì mà mắt thịt của con người nhìn thấy đều là giả tướng, huyễn tượng, hơn nữa tất cả các nhận thức này đều không có quan hệ gì với bản tính của con người, cũng không có quan hệ gì với chân tướng của vũ trụ. Nhưng bản tính của con người, chân ngã tiên thiên lại không phải là ngũ hành. Muốn được cứu rỗi ra khỏi ngũ hành, phản bổn quy chân (quay trở về với bản tính chân thực của mình), thì nhất định phải tu hành. Từ “tu hành” có nội hàm trên vài phương diện, thứ nhất là chỉ việc làm một con người, cần tu mới được, không tu thì không được (chữ hành trong tiếng Trung còn có nghĩa là ‘được’). Thứ hai là chỉ việc cần phải không ngừng tu chính ngôn hành của bản thân mình. Thứ 3 là chỉ việc phải tu bỏ đi tất cả ngũ hành có trong những gì cấu thành nên sinh mệnh của bản thân.

Do vậy mọi người biết đấy, trong 64 quẻ của Chu Dịch, chỉ có quẻ từ và 6 hào từ của quẻ Khiêm là có giải thích cát lợi. Kết cấu của quẻ Khiêm là ở trên là Khôn(☷), ở dưới là Cấn (☶), quẻ Khôn là Đất, là Thổ, Địa, quẻ Cấn là Sơn, Sơn ở trong Địa, núi ở trong đất, chính là Khiêm, đối với con người mà nói, cho dù quý vị là Thái Sơn Bắc Đẩu, thì cũng là bị vùi trong đất mà thôi, tất cả nhận thức đều chưa vượt qua ngũ hành, do vậy nên thấp điệu, khiêm tốn, không nên vọng tưởng tự cho mình là tôn quý to lớn.

Lại nói cách viết của chữ thư (书-sách vở) trong chữ Hán, chữ chính thể của nó là 書, cách viết của 書 là “聿” – Duật, thêm chữ “日” – nhật, kết cấu của chữ Duật này lại là chữ Duật 𦘒 thêm chữ nhất (一), chữ “𦘒(phát âm tiếng Hán là niè) là chỉ kỹ năng khéo léo của bàn tay, bàn tay khéo léo có thể viết sách, nhất chính là Đạo, nguyên tắc và nội dung viết sách đều nên là Đạo. Bởi vì chữ thư (書 – sách) vừa là động từ vừa là danh từ, do vậy nó có ý bao hàm hai phương diện. Chữ thư trong tiếng Hán đồng âm (shū) với chữ thâu (输 vận tải)、chữ thư (舒 giãn ra duỗi ra), do vậy nếu là động từ thì chữ thư ngoài nghĩa viết sách ra, còn có nghĩa truyền tải, rót ngấm, tác dụng của sách chính là truyền tải đạo lý chân chính cho con người, mà đạo lý chân chính là đạo lý phù hợp với yêu cầu của bản tính sinh mệnh và khiến con người được giải thoát, do vậy đọc sách là việc khiến con người an lạc nhất. Đối với danh từ sách (thư – 書), phần chữ nhật ở bên dưới là rất quan trọng, trong “Kinh Dịch”, quẻ Ly (☲) là nhật, trong ngũ hành thuộc hỏa, cũng là văn, là lễ, là mỹ lệ v.v., có nghĩa là, sách vở trước hết là đem lại quang minh và ấm áp cho con người, thư tịch có thể khiến cho người đọc đắc được trí huệ, văn minh và cao quý. Lại từ một góc độ khác mà nói, con người ở trong ngũ hành, trong số của ngũ hành thì số của thủy là 1 (nhất), như chúng tôi đã bàn ở phần trước, cấu thành của không gian này chính là nước, con người thực ra là bị bao trong nước, do vậy người thời cổ cũng thường tự xưng là dư (余), trong tiếng Hán chữ này đồng âm với chữ ngư (cá), ở đây vừa có ngụ ý là dư thừa lại có ám thị là sinh sống ở trong nước. Có lúc cũng tự xưng là 予 (dư, dự), trong tiếng Hán là đồng âm với chữ dục trong dục vọng, cũng là nói rõ rằng con người đều là sinh sống trong dục vọng, bị dục vọng thao túng, không có tự ngã.

Bởi vì con người đều là sinh sống trong nước, trong ngũ hành, mà nước lại chủ về màu đen, chữ thủy và chữ thùy (ngủ) trong tiếng Hán là đồng âm, do vậy thế nhân đều là ở trong mê, không thấy được tương lai của mình là ở đâu, lại càng không thấy được rằng mình đang ở hoàn cảnh nguy hiểm thế nào, đều ngủ say mà không biết mau chóng tỉnh lại. Trong văn hóa truyền thống Đạo gia gọi người tu luyện là Chân Nhân, vậy nói một cách tương đối thì thế nhân đều là đang sống trong “giả ngã”, đều là “giả nhân”. Đây cũng là vì trong không gian cấu thành bởi thủy trong ngũ hành này, thì tất cả đều là do nước làm ra, mà cách nói thông thường của người Trung Quốc thì tất cả những gì giả, không chân, không thuần đều nói là “hữu thủy phân”, tức là có chứa thành phần nước ở trong, bởi vì có chứa nước, do vậy nên không đáng tiền, không trân quý, sinh mệnh không được tôn trọng, sẽ có nhiều tai nhiều nạn. Do vậy trong Dịch Đạo thì quẻ Khảm là nước, cũng đại biểu cho nguy hiểm, mắc bẫy và tai nạn. Vậy làm sao mới có thể nâng cao giá trị của bản thân? Ở đây cần phải nói từ chữ thư mà chúng ta mới vừa bàn ở trên.

Ở trên chúng ta vừa nói, khi chữ thư là danh từ, thì chữ nhật ở dưới là rất quan trọng, bởi vì nhật chính là thái dương, là tượng trưng của quang minh và trí huệ, hơn nữa chữ trí (智) trong trí huệ ở dưới cũng có một chữ nhật, vậy đối với con người mà nói, quá trình chúng ta đọc sách học tập, cũng giống như đang phơi một bộ quần áo ướt dưới ánh sáng mặt trời, hong cho khô sạch nước đi. Do vậy người thường ở thế gian sau khi trải qua quá trình học tập, thì đều phải qua một kỳ thi (khảo thí), sau khi đạt tiêu chuẩn mới có thể sắp xếp cho vị trí tương ứng, mới có thể được phúc báo. Chữ khảo (考) trong khảo thí (考试) và chữ khảo 烤 nghĩa là nướng trong tiếng Hán là đồng âm, cũng là nói quá trình con người đọc sách học tập cũng là giống như quá trình chủ động bị nướng, làm bay hơi đi những “thành phần nước” trong sinh mệnh, sau đó người đó mới trở nên thuần chân thiện lương, trí huệ cao quý, do vậy mà trở nên được trân trọng.

Nếu như phân tích từ góc độ của quẻ dịch, con người ở trong không gian của nước, thuộc về quẻ Khảm (☵), quẻ Khảm là coi dương là thể, âm là dụng, đối với con người mà nói, một hào dương chính là bản thân chân chính của mình, còn hai hào âm chính là cảnh ngộ, hoàn cảnh sinh sống của mình. Một hào dương bị bao vây bởi hai hào âm, do vậy con người là ở vào hiểm cảnh. Mà văn hóa, thư tịch lại thuộc vào quẻ Ly (☲), quẻ Ly là nhật, là hỏa, từ góc độ này mà nói khi con người đọc sách học tập thì chính là đang dùng năng lượng của văn tự để hóa giải những quan điểm cố chấp của cá nhân và những sự ngu muội vô tri, bởi vì hỏa tính là bốc lên trên, nên đây cũng là lúc đang đề thăng bản thân mình. Hơn nữa năng lượng bao hàm trong ngôn ngữ văn tự là tương ứng với cảnh giới của người viết sách, người viết cảnh giới càng cao, thì năng lượng trong sách càng lớn mạnh. Nếu như là Thần Phật Giác giả, thì năng lượng của mỗi chữ trong sách đều là mạnh hơn năng lượng của thái dương vô số lần, do vậy đối với một người tu luyện mà nói, một khi nhập Đạo đắc Pháp, thì phải hết sức trân quý. Vậy từ góc độ này mà nói, khi một người trong quẻ Khảm đồng hóa với quẻ Ly, thì đã là trạng thái của một người đắc Đạo rồi, vậy thì người này sẽ từ cảnh giới của quẻ Khảm mà thoát ly ra, thăng hoa đến cảnh giới cao hơn. Do vậy tác dụng cuối cùng mà quẻ Ly khởi được chính là khiến những người mà thân ở trong hiểm cảnh có thể thoát ly ra. Đây cũng là nguyên nhân vì sao trong dịch Đạo gọi những quẻ tượng đại biểu cho văn hóa, văn minh, trí huệ và thái dương là “Ly”.

Đương nhiên, sách vở thư tịch của một người thường rất khó khởi được tác dụng này, bởi vì người thường đều ở trong mê, cũng đều ở trong nước, do vậy sách vở của người thường không có năng lượng lớn, chỉ có những bài viết, sách vở do thánh hiền giác giả và người tu luyện đến cảnh giới rất cao trong chính Pháp đại Đạo lưu lại cho con người mới có thể khởi được tác dụng này. Do vậy đối với con người mà nói, đọc sách thì phải chọn sách tốt, đọc kinh điển, hoặc đọc trước tác của các cao nhân đắc Đạo. Đây cũng là nguyên nhân vì sao chế độ khoa cử của Trung Quốc cổ đại vẫn luôn coi “Tứ thư ngũ kinh” là phần nhất định phải khảo thí, bởi vì đây là văn hóa Thần truyền, tầng thứ rất cao, trong văn tự có năng lượng rất lớn, đối với việc giáo hóa và tịnh hóa con người có tác dụng rất mạnh, do vậy mới trở thành phương thức và con đường mà Trời định để sắp xếp địa vị xã hội của con người thế gian và phúc phận. Viết tới đây, tôi nhớ lại cổ nhân có một câu nói: Tất cả đều là hạ phẩm, chỉ có đọc sách là cao. Từ góc độ trên mà nói, quả thực là như vậy!

Bởi vì đối với con người mà nói, ngũ hành không phải là bản thân thực sự của người đó, nhưng thế nhân lại không tự biết, do vậy ngoài nội hàm có thể khiến con người có thể tu thành trong Hán tự ra, trong ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng có nội hàm và khải thị như vậy, để có thể luôn luôn cảnh tỉnh thế nhân, khiến con người thanh tỉnh.

Ví dụ như không gian sinh tồn của thế nhân là Thủy (nước), từ sinh mệnh cao cấp mà nhìn, con người kỳ thực là bị chìm trong nước, chính là đã chết ở đây rồi, do vậy chúng ta thông thường cũng nói một người đã tử vong là “mất rồi”. Ta cũng gọi sự cứu rỗi của Thần Phật đối với thế nhân là “độ nhân” (chữ độ này còn có nghĩa là vận chuyển qua sông), gọi thuyền Pháp độ nhân là “thuyền Pháp”, còn gọi những người tu luyện trong thế gian là “liên hoa”, đại đa số người ta cho rằng những cách nói này đều là đang đưa ra so sánh, kỳ thực từ sinh mệnh cao cấp mà xét thì đều là những hiện tượng rất chân thực.

Lại ví dụ như nói “biết và không biết”, trong tiếng Trung biết là tri đạo, không biết là bất tri đạo, “có biện pháp, không biện pháp” v.v., chúng ta biết một sự việc giải quyết thế nào, là vì chúng ta biết Đạo: minh bạch Đạo lý. Không biết làm thế nào giải quyết là vì không biết “Đạo”. Một sự việc có biện pháp, thực sự là vì có Pháp làm, giải quyết (chữ biện nghĩa là làm), đối với người tu luyện mà nói, trong tâm có Pháp, thì có biện Pháp, trong tâm không có, thì là “không có biện pháp”.

Lại nói, rất nhiều nơi từ thời cổ đến nay đều gọi những người có quan hệ nam nữ hỗn loạn là “cẩu nam nữ”, đó không chỉ là một câu mắng chử, cách nói này cũng là có nguyên nhân. Bởi vì thân người của thế nhân đều là do ngũ hành cấu thành, trong ngũ hành tất cả các bộ phận cấu thành đều là có sinh mệnh có hình tượng. Trung Quốc từ thời cổ đến nay đều có cách nói về 12 con giáp, chính là dùng 12 địa chi đối ứng lần lượt với 12 động vật để biểu thị con người cầm tinh con gì. Ví dụ nói Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (thỏ), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn). Sự đối ứng này không phải là so sánh, mà là có ý nghĩa thực tế. Tướng mạo và sức khỏe, thất tình lục dục, tính cách tài năng đều có liên quan đến những thứ này, do vậy căn cứ vào thời gian sinh của một người, xếp thành sinh thần bát tự để xem mệnh thì có thể suy đoán ra một cách vô cùng chuẩn xác. Trong tứ trụ bát tự của con người mặc dù chỉ có 4 địa chi, nhưng trong các thành phần cấu thành nên sinh mệnh của con người thì có tất cả các nguyên tố ngũ hành, sinh thần bát tự này chỉ là đặc trưng điển hình và biểu hiện cực đoan của một người nào đó. Tất cả các hành vi biểu hiện của người thường tại thế gian đều là thể hiện của ngũ hành, mà hành vi tình dục giữa nam và nữ là thể hiện của Tuất (chó) trong đó, nghĩa là, loại hành vi này nhân tố Tuất (chó) trong ngũ hành khống chế làm ra. Người nghiên cứu “Chu Dịch” đều biết, trong 64 quẻ có một quẻ là “Thiên phong cấu 天风姤”, kết cấu của nó là trên Càn (☰) dưới Tốn ( ☴), quẻ từ của nó là: nữ tráng, vật dụng thủ nữ. Nếu như chuyên dùng để thảo luận góc độ hôn nhân mà nói, thì đại ý của nó là: nếu như người con gái này rất cường thế, rất lợi hại (cũng chỉ nóng tính hoặc tính dục mạnh), thì đừng lấy người con gái đó. Đơn thuần luận các bộ phận của nhân thể, từ quẻ tượng này mà nói, quẻ càn là người nam, đồng thời cũng là tương ứng với cơ quan sinh dục của nam giới, quẻ Tốn là trưởng nữ, cũng đại biểu cho cái mông, từ góc độ này mà nói quẻ tượng này chính là đại biểu cho việc nam nữ giao cấu (交媾). Chữ cấu (媾) trong giao cấu và chữ cấu (姤) trong Thiên phong cấu là đồng âm. Trong các di chỉ của văn minh cổ đại khai quật được các sách lụa “Dịch Kinh”, danh xưng của quẻ cấu trực tiếp được viết thành quẻ “cẩu” (chó), cách viết này cũng có rất nhiều người không lý giải được, dường như rất không nghiêm túc vậy. Kỳ thực chính là văn hóa Thần truyền dùng các phương thức khác nhau để tiết lộ thiên cơ cho con người, khiến con người suy nghĩ về chân tướng của sinh mệnh, chỉ tiếc là có rất nhiều người chỉ coi đó là văn học.

Từ cách nói ở trên có thể thấy, tất cả những đặc trưng do cái nhục thân ngũ hành cấu thành này biểu hiện ra kỳ thực đều là biểu hiện của ngũ hành, tương đối với bản tính con người mà nói, ngũ hành này chỉ là “ngô hình” (trong tiếng Hán phát âm tương tự với ngũ hành), tức là hình thể, ngoại hình của tôi, không phải là con người chân thực. Do vậy con người mới nên tu hành, tu bỏ đi những nhân tố đó, mới có thể tìm về con người thực sự của mình.

Tổng thể mà nói, bởi vì tầng không gian vũ trụ do ngũ hành cấu thành này cũng là do Đại Pháp của vũ trụ tạo nên, cũng là biểu hiện của trí huệ và từ bi hồng đại của Sáng Thế Chủ, do vậy tất cả những gì tồn tại trong không gian này cũng đều được an bài để cho con người tu Đạo, ngộ Đạo, đắc Đạo. Trong không gian khác mà nhìn, lịch sử của con người giống như một vở kịch lớn, mỗi người đều là diễn viên, tất cả những gì sắp xếp trên đài diễn đều là đạo cụ – các khí cụ, bài trí để giúp con người ngộ Đạo, khi chúng ta có cách nghĩ muốn cầu Đạo ngộ Đạo, Sáng Thế Chủ đều sẽ lợi dụng những đạo cụ này để chúng ta có thể từ trong đó mà thấy được vấn đề của mình, thể hội được nội hàm của Đại Đạo, từ đó đề cao lên trên.

Không chỉ riêng đối với người tu Đạo thì là như vậy, mà đối với tất cả chúng sinh trong thế gian con người cũng như vậy, diễn hóa của Thiên Địa vũ trụ đều là thể hiện của Đại Đạo, tất cả những gì tồn tại đều có nội hàm và nguyên nhân của Đại Đạo, từ bi hồng đại của Sáng Thế Chủ chính là để khiến chúng sinh không rời xa Chính Đạo, đều có thể ở gần với Đạo hơn, bởi vì theo nguyên lý Thái Cực, Vô Cực sinh Thái Cực, tất cả chúng sinh đều là thể hiện của ý chí của Vô Cực Đại Đạo (Sáng Thế Chủ), sự trân quý của Đại Đạo (Sáng Thế Chủ) đối với chúng sinh còn siêu việt sự trân quý và nhận thức của chúng sinh đối với chính mình, do vậy cho dù là ai, chỉ cần có cách nghĩ ngộ Đạo tu Đạo, thì tất cả những gì tồn tại trong Thiên Địa vũ trụ đều sẽ nhanh chóng thúc đẩy cho nguyện ý của người đó đi đến thành công.

Nếu lại dùng quan điểm của Dịch Đạo mà nói, toàn bộ không gian vũ trụ cấu thành bởi ngũ hành này chính là quẻ Khôn, tất cả những gì tồn tại cao hơn ngũ hành đều là quẻ Càn, mà Càn Đạo chính là Thiên Đạo. Đối với người tu Đạo mà nói, tất cả những kinh thư mà Sư phụ truyền xuất ra chính là Càn Đạo, chính là Thiên Đạo. Tất cả những gì tồn tại trong Khôn Đạo chính là đất, thế nhân do đất bùn tạo thành nếu như muốn thành tựu kim thân, đắc được vĩnh sinh, thì phải hoàn toàn đồng hóa với Đại Đạo của vũ trụ, như vậy mới có thể từ quẻ Khôn trở thành quẻ Càn, trở thành sinh mệnh vĩnh hằng, sinh mệnh vĩ đại trí huệ vô lượng, phúc vận vô cực.

Lời kết: Nhận thức đối với Dịch Đạo và ngũ hành, thì các cảnh giới khác nhau và phương thức tư duy khác nhau đều sẽ đắc được những kết luận khác nhau. Nhất là dưới sự biến hóa của thiên tượng hiện nay, tất cả hình thế xã hội đều sẽ thuận theo tiến trình Chính Pháp mà điều chỉnh và biến hóa, do vậy những kết luận suy ra dựa theo dịch lý cũng khẳng định là có phương diện không phù hợp với hiện thực, cũng bởi vì người viết tầng thứ có hạn, những gì còn thiếu sót trong bài viết khó tránh khỏi, xin các quý vị độc giả từ bi góp ý.

(Kết thúc toàn văn)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/262187



Ngày đăng: 11-12-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.