Dịch đạo và ngũ hành (2): Số của ngũ hành và quan hệ giữa ngũ hành



Chiếu Viễn

[ChanhKien.org]

3. Số của ngũ hành

Số của ngũ hành có hai phương diện nội dung. Một là chỉ số của chỉnh thể ngũ hành, số của chỉnh thể ngũ hành chính là ngũ (năm). Trong văn hóa truyền thống, bản thân chữ Hán “ngũ” vốn có hàm nghĩa là ngũ hành, vậy số của ngũ hành chính là ngũ. Chỉnh thể ngũ hành (cả năm hành xét gộp lại làm một) này chính là chỉ ngũ hành tối nguyên thủy, tối vi quan, tối cơ bản, cũng được gọi là ngũ hành “khí tiên thiên”, những sinh mệnh cao cấp không trong ngũ hành gọi ngũ hành này là Thổ.

Thứ hai, năm loại biểu hiện vật chất của ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mỗi loại đều có số riêng của nó, lần lượt là Thủy-Nhất, Hỏa-Nhị, Mộc-Tam, Kim-Tứ, Thổ-Ngũ. “Ngũ” trong số của thổ-ngũ và “ngũ” trong ngũ hành không phải cùng một khái niệm: “ngũ” trong ngũ hành là số của ngũ hành chỉnh thể, nguyên thủy; còn “ngũ”-số của Thổ là một trong các biểu hiện cực đoan (tại tầng thấp) của ngũ hành; tầng thứ và nội hàm của hai cái không giống nhau. Nhưng đối với vạn vật hậu thiên cụ thể, hữu hình mà xét, thì Thủy-Nhất, Hỏa-Nhị, Mộc-Tam, Kim-Tứ, Thổ-Ngũ chính là số của ngũ hành tiên thiên.

Nội hàm bản chất của “số của ngũ hành” chính là thời gian, không gian và thứ tự sản sinh ra sinh mệnh,… ngoài đó ra, ở đây còn có hàm nghĩa tầng thứ. Ví như nói, số của Thủy là nhất (một), vậy vật chất bản nguyên xuất hiện đầu tiên của thế giới chính là Thủy, cấu thành chỉnh thể không gian này chính là Thủy, bản chất của không gian chính là Thủy, vậy nên nguồn gốc của hết thảy vật chất có hình có tướng trong không gian này đều là Thủy, hết thảy những tồn tại này đều là biểu hiện cực đoan (ở tầng thấp nhất) của Thủy, hết thảy mọi thứ cũng đều ở bên trong Thủy. Thủy được nói đến tại đây là Thủy ở vi quan, là Thủy thuộc về “khí ngũ hành”, không phải là nước mà mắt thịt trong không gian này của chúng ta nhìn thấy. Chúng ta phân tích chữ Hán “nguyên” trong “căn nguyên”, cũng có thể đắc được kết luận giống như vậy: Chữ “nguyên” (源) được cấu thành từ bộ thủy (氵) và bộ nguyên (原), đây là một chữ hình thanh (chữ ghép từ hai phần: một phần chỉ nghĩa, một phần chỉ thanh), cũng là một chữ hội ý (xem bài: Đạo của chữ Hán(1)), nguyên (原) chỉ nguyên lai, nguyên thủy, nguyên sơ, “nguyên lai thị thủy” vi nguyên (nguyên 原 ghép với thủy 氵 gọi là nguyên 源), “nguyên lai thị thủy” cũng chính là nói hết thảy vật chất hữu hình đều có nguốn gốc từ Thủy. Đặc tính của Thủy chính là lạnh lẽo và tối tăm.

Số của Hỏa là Nhị, Hỏa đại biểu cho thời gian, cũng đại biểu cho tinh thần và nguyên thần. Nhân tố trong ngũ hành có thể trao sinh mệnh và động lực phát triển cho chúng sinh vạn vật chính là “Hỏa”. Căn cứ theo lý âm dương trong nguyên lý thái cực, thì Thủy là âm, Hỏa là dương. Thủy đếm Nhất, Hỏa đếm Nhị, âm ở trước, dương ở sau, vậy nên trong không gian này, hết thảy đều có âm dương. Đặc tính chủ yếu của Hỏa là ấm áp và sáng sủa.

Thủy và Hỏa là một bộ khái niệm âm dương. Bản chất của không gian là Thủy, bản chất của thời gian là Hỏa. Thời gian là “thể” (chủ thể), không gian là “dụng” (ứng dụng), giống như quan hệ giữa tinh thần và thân thể của cùng một người, không gian là tồn tại vì thời gian, nhân thể là tồn tại vì tinh thần. Thủy làm chủ bóng tối, Hỏa làm chủ ánh sáng. Nếu như trong không gian này có Thủy mà không có Hỏa, vậy chính là có bóng tối mà không có ánh sáng, cũng giống như người chỉ có thân thể mà không có tinh thần, vạn sự vạn vật đều sẽ không có sinh cơ hoạt lực (năng lượng sống), cũng không thể đắc được hiển thị (không thể được nhìn thấy). Nếu như chỉ có Hỏa mà không có Thủy, thì cũng giống như người có tinh thần mà không có thân thể, sinh mệnh không có cách nào tồn tại được trong không gian này. Nếu như chỉ có ánh sáng mà không có bóng tối, thì cũng giống như chúng ta dùng mắt thịt để nhìn mặt trời, không nhìn thấy gì cả. Có âm dương mới có so sánh, mới có khác biệt, mới có thể phân biệt được vạn vật, đối với con người mà nói, mới có thể biết được: có anh, có tôi, có chúng sinh.

Số của Mộc là Tam, Mộc làm chủ sinh, Mộc chính là sinh mệnh. Nguyên lai của sinh mệnh là gì? Là từ sự hòa hợp âm dương, Thủy đếm Nhất, hỏa đếm Nhị, Nhất thêm Nhị chính là Tam, Thủy và Hỏa dùng để sản sinh sinh mệnh, vật nên bất kỳ sinh mệnh nào cũng đều có thân thể vật chất, cũng đều có ý thức tư tưởng (nguyên thần). Thân thể vật chất của sinh mệnh là thuộc về âm, đối ứng với Thủy, có nguồn gốc từ Thủy, vậy nên Thủy sinh Mộc. Ý thức tinh thần là thuộc về dương, đối ứng với Hỏa, thân thể là tải thể của tinh thần (nguyên thần), thân thể chính là “mệnh”. Không có thân thể thì tinh thần (nguyên thần) không có nơi nào để ký thác, chính là không có “mệnh”, thân thể là tồn tại vì tinh thần, vậy nên Mộc sinh Hỏa. Chúng ta nói về kết cấu của chữ “mệnh” (命), chữ mệnh ghép từ chữ khẩu (口) và chữ lệnh (令), có hàm ý ra lệnh, sai khiến. Cũng chính là nói, thân thể là được tinh thần (nguyên thần) sử dụng, là phục tùng sự điều động của tinh thần (nguyên thần), tinh thần (nguyên thần) là “thể” (chủ thể), còn thân thể là “dụng” (ứng dụng).

Số của Kim là Tứ, “kim”(金) chính là “cấm”(禁), “tận”(盡) (đồng âm jin), “cấm” mang ý cấm đoán, ước thúc, đại biểu cho quy tắc, thước đo, pháp tắc; “tận” lại đại biểu cho sự cực hạn và kết thúc của sinh mệnh. Mà số của Kim là Tứ, “tứ” đồng âm với “tử”, vậy nên Kim chủ sát (Kim làm chủ sự giết chóc). Bởi vì bản chất của không gian này là Thủy, cảnh giới và cực hạn của phạm vi hoạt động của sinh mệnh chính là Thủy. Kim chính là dùng để cuộc hạn và chế định ra tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể cho sự phát triển, biến hóa của sinh mệnh, giống như “ủy ban hành pháp” của xã hội nhân loại. Cũng chính là nói, Kim hạn chế Mộc, Kim duy hộ Thủy, vậy nên, Kim khắc Mộc, Kim sinh Thủy.

Số của Thổ là Ngũ, là nơi quy tụ và nguyên lai của chúng sinh vạn vật, cũng là nơi để Thủy, Hỏa, Mộc, Kim tồn tại và triển hiện. Nhìn từ không gian bề mặt nhất này của chúng ta, vạn vật chúng sinh trong thế giới này đều là ở trong Thổ, vậy nên chúng sinh trên thế gian cũng đều tự xưng là ngũ (ngô) (chữ ngũ đồng âm wu với chữ ngô – có nghĩa là ta, chúng ta). Cổ nhân giảng “vạn vật thổ trung sinh” (vạn vật sinh ra trong thổ), cho nên thổ còn có hàm ý là thổ (吐- nhả ra, nở ra), giống như vạn vật đều là do thổ nhả ra vậy. Từ căn nguyên mà nói, bản chất không gian này của chúng ta là Thủy, nhưng cơ sở và nền tảng của cái “Thủy” này lại là “Thổ”, giống như nước trên địa cầu này của chúng ta, vô luận là nước sông, nước hồ, nước biển cho đến đập nước nhân tạo, thì phạm vi và biên giới, đường biên của nó chính là Thổ, đều là (được bao) ở bên trong Thổ, cũng gọi là đất bùn.

Số của ngũ hành trong trạng thái “khí tiên thiên” nguyên thủy gọi là Ngũ, Ngũ này là một trong những biểu hiện cực đoan (thấp nhất) của đại đạo vô cực: “vô cực” cũng chính là “cực” của “vô”, “cực” của “ngũ” – cũng chính là Ngũ. Cái “Ngũ” này, trong con mắt của Thần cảnh giới cao hơn chính là “Thổ”, đối với sinh mệnh bên trong ngũ hành mà nói thì đây là “Thổ” tối vi quan. Trong số của ngũ hành hậu thiên, số của Thổ là Ngũ, Thổ hậu thiên chính là Thổ trên mặt đất, đây là Thổ hữu hình nhất, hồng quan nhất, hai “Thổ” này (Thổ của ngũ hành hậu thiên và Thổ của ngũ hành tiên thiên) chính là hai cực của chỉnh thể ngũ hành, khoảng cách cự ly giữa hai “Thổ” này chính là phạm vi của chỉnh thể ngũ hành, kết cấu không gian bên trong phạm vi này chính là “Thủy”, hết thảy chúng sinh trong ngũ hành đều đã đang ở trong Thủy, lại đang ở trong Thổ, vậy nên trong thần thoại cổ đại nói đất bùn tạo nên con người. Trên đây cũng là nói về một trong những nội hàm của hai chữ “thái cực”.

Số của ngũ hành nói đến bên trên là chỉ số của ngũ hành tối vi quan, tối nguyên thủy. Trong ứng dụng thuật số (bói toán) còn có số của ngũ hành loại hình khác, khác với hàm nghĩa vừa nói trên, do giới hạn độ dài, chúng ta cũng không liệt kê thêm nữa.

4. Quan hệ giữa ngũ hành

Tại phần trên đã nói đến năm loại hình thức biểu hiện Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ của ngũ hành, cũng là năm loại biểu hiện vật chất của ngũ hành, đồng thời cũng là năm loại trạng thái tinh thần của ngũ hành, cái gọi là trạng thái tinh thần chính là chỉ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều có ý chí riêng của chính nó, đều có đặc trưng, tính cách và sở thích riêng của tự thân. Tại không gian này của chúng ta mà nhìn, biểu hiện vật chất của ngũ hành chính là hết thảy các vật chất hữu hình, nội dung chủ yếu của “trạng thái tinh thần của ngũ hành” chính là “lý tương sinh tương khắc” mà mọi người đã quen thuộc.

Tại các tầng thứ khác nhau, quan hệ giữa ngũ hành có biểu hiện khác nhau. Tại trạng thái khí tiên thiên, bởi vì nó cũng tương tự như trạng thái hỗn độn vô cực, nên nó vô tha vô ngã (không có anh không có tôi), không phân biệt giữa các bên, chính là càng không nói đến quan hệ giữa các bên. Tại cảnh giới hậu thiên, quan hệ cơ bản giữa Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là tương sinh tương khắc. Cái gọi là tương sinh, chính là sản sinh, sáng tạo, còn mang hàm nghĩa yêu quý, dưỡng dục, giúp đỡ, phù trợ, bảo hộ, tưới nhuần cho đến giáo hóa,… tại cảnh giới cao hơn mà nhìn, hàm nghĩa của “sinh” chính là “cứu độ”. Cái gọi là tương khắc, chính là chỉ tiêu diệt, giải thể, còn mang hàm nghĩa bức hại, tấn công, ngăn trở, chướng ngại, chế ước, trừng phạt, hủy hoại, cấm cố cho đến đào thải,… Đối với con người mà nói, hết thảy đối đãi một cách thiện ý đều là quan hệ tương sinh, hết thảy đối đãi ác ý đều là quan hệ tương khắc.

Chúng sinh trên thế gian đều thích tương sinh, đặc biệt là thích được sinh ra, không thích tương khắc, đặc biệt là không thích bị khắc. Bởi vì ngũ hành tương sinh có thể mang đến hy vọng, phúc phận và đủ loại vận khí tốt cho sinh mệnh, còn ngũ hành tương khắc có thể đem đến đủ loại tai nạn, thậm chí là tử vong. Cho nên đối với sinh mệnh mà nói, ngũ hành khi tương sinh chính là “ngô hành” nghĩa là “tôi vẫn ổn, tôi có thể ổn (ngũ đồng âm với ngô, ngô nghĩa là tôi; “hành” còn có nghĩa là ổn, tốt, giỏi). Mà ngũ hành khi tương khắc liền biến thành “ngô hình” – dụng cụ tra tấn của ta, hình phạt của ta hoặc là đang gặp phải đủ loại hình phạt. (hành 行 đồng âm với hình 刑 trong hình cụ, hình phạt, hành hình).

Quan hệ ngũ hành tương sinh lần lượt là: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Quan hệ ngũ hành tương khắc lần lượt là: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. Nếu như dùng đồ hình biểu thị thì sẽ giống như bên dưới:

 

Tương sinh tương khắc là một trong những nội hàm của lý âm dương, hơn nữa nó quán xuyến cho đến tầng thứ rất cao, cũng là quan hệ cơ bản nhất của ngũ hành, ngoài đó ra, trong khoa học của văn hóa truyền thống còn có rất nhiều quan hệ khác, ví như hình, xung, hội, hợp, hại, v.v. vô cùng phức tạp, giống như quan hệ muôn hình muôn sắc, đủ dạng đủ kiểu giữa người với người. Trong văn hóa truyền thống, những nội dung này đã được luận thuật vô cùng chi tiết, tại đây sẽ không giới thiệu nữa.

(còn tiếp)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/262182



Ngày đăng: 11-03-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.