Làm một đệ tử chân tu
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan
[ChanhKien.org]
Kính chào Sư phụ tôn kính!
Xin chào các bạn đồng tu!
Tôi đến từ Cao Hùng. Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ đã an bài để tôi có cơ hội chia sẻ với mọi người về hành trình tu luyện hơn 10 năm qua của mình. Trong quá trình viết bài, tôi càng cảm thấy trân quý cơ duyên đắc Pháp. Đời này kiếp này có thể tìm được Đại Pháp, tìm được Sư phụ là điều vinh diệu nhất trong sinh mệnh của tôi.
1. Con đường phản bổn quy chân
Năm 2005, chị gái đưa cho tôi cuốn Chuyển Pháp Luân. Sau nửa năm, tôi cũng chỉ cầm sách lên lật qua lật lại được vài trang rồi bỏ xuống, không động đến nữa. Sau đó, tôi mắc bệnh nặng, chợt nhớ tới hiệu quả chữa bệnh kỳ diệu của Pháp Luân Công, tôi đã nghe một mạch hết chín bài giảng của Sư phụ.
Lúc mới bắt đầu tu luyện, hàng ngày tôi đều đến điểm luyện công nhưng rất ít khi học Pháp. Tôi không tham gia các hoạt động Đại Pháp hoặc giao lưu học Pháp tập thể. Về căn bản tôi không biết tu luyện như thế nào. Một ngày nọ, tôi có một giấc mơ. Trong giấc mơ, vào buổi sáng, tôi ngồi luyện tĩnh công cùng các đồng tu. Tôi đắc Pháp sớm hơn một số đồng tu, nhưng lại được xếp cùng chỗ với các đồng tu mới, thậm chí còn ở hàng phía sau. Tôi tỉnh dậy trong sợ hãi. Tôi nghĩ rằng Sư phụ đã dùng giấc mơ này để điểm hóa, rằng tôi đang bị tụt lại phía sau, nếu không nhanh chóng đuổi theo thì không thể theo kịp tiến trình Chính Pháp. Tôi cần phải tu luyện dũng mãnh tinh tấn.
Trước khi đắc Pháp, tôi và chồng, vốn không tu luyện mở một nhà hàng. Hàng ngày tôi bận rộn, chìm đắm trong danh, lợi, tình của người thường. Sau khi đắc Pháp, tôi không cân bằng tốt thời gian để làm ba việc. Khách hàng tới lui mỗi ngày, nhưng tôi không biết làm thế nào để hồng Pháp hoặc giảng chân tướng cho họ. Đôi lúc, tôi cảm thấy lo lắng và bất an. Tôi thường tự hỏi: Không làm ba việc, liệu tôi có được tính là đệ tử Đại Pháp chăng? Khi nào thì tôi mới có thể trở thành một đệ tử Đại Pháp đúng nghĩa đây?
Tình trạng này tiếp diễn đến năm 2012. Nhà hàng của chúng tôi đã hoạt động được hơn 10 năm thì đột nhiên, chồng tôi quyết định đóng cửa. Tôi chẳng những không lưu luyến mà còn cảm thấy vui mừng, thậm chí bật khóc. Tôi hiểu đó là sự an bài từ bi của Sư phụ. Sư phụ quản tôi và biết trong tâm đệ tử chờ mong điều gì. Tôi nhất định phải trân quý cơ duyên và trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính.
2. Tham gia hạng mục truyền thông
Sau khi đóng cửa nhà hàng, tôi nhanh chóng tham gia vào nhóm khai thác kinh doanh kênh truyền thông.
Lúc còn nhỏ, tôi đã là người hướng nội, thiếu tự tin và không giỏi ăn nói. Sư phụ từ bi đã an bài đồng tu A đến phối hợp cùng tôi. Cả hai chúng tôi đều chưa từng sử dụng máy tính và không có kinh nghiệm chuyên môn. Những gì chúng tôi có là tâm cứu người. Quá trình làm kinh doanh có những va vấp, có những thăng trầm và có cả những giọt nước mắt. Bất ngờ là cả hai chúng tôi đều có kết quả rất tốt, không phụ lòng mọi người, đó chính là “vô cầu nhi tự đắc”. Từ đó, tôi trở nên vui vẻ và tự tin hơn. Tôi cũng ngộ được rằng chỉ có vô tư vô ngã phối hợp cùng đồng tu, hình thành một chỉnh thể và bổ sung cho nhau những chỗ thiếu sót thì chúng ta mới có thể làm tốt việc cứu người.
3. Giảng chân tướng tại điểm du lịch
Có một giai đoạn, tôi đến điểm du lịch để giảng chân tướng cùng đồng tu A. Vì trước đây chưa từng khuyên tam thoái nên tâm sợ hãi của tôi rất mạnh. Một lần, đồng tu A phải đi Hồng Kông, tôi thực sự cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Đồng tu A khích lệ tôi học Pháp nhiều hơn và như thế, tôi sẽ không sợ hãi nữa. Học Pháp là bảo chứng căn bản để làm tốt việc giảng chân tướng. Khi đồng tu A đến Hồng Kông, mỗi ngày, tôi đều duy trì học một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân và một bài giảng Pháp tại các nơi. Khi trở về, cô ấy rất ngạc nhiên khi thấy tôi đã tiến bộ, từ chỗ chưa từng khuyên tam thoái đến việc có thể giúp hơn 20 người thoái mỗi ngày.
Kỳ thực, mọi thứ đều là do Sư phụ an bài. Trong quá trình này, tôi đã nhận thức được tính trọng yếu của việc học Pháp. Học Pháp tốt và tu tốt bản thân, tôi mới có thể làm tốt hơn việc cứu độ chúng sinh. Kể từ đó, tôi và các đồng tu cùng nhau học Pháp thật nhiều mỗi ngày và khích lệ lẫn nhau.
4. Quảng bá Thần Vận
Năm 2016, ngay sau khi tôi tham gia vào nhóm quảng bá Thần Vận, đồng tu B đã khích lệ tôi đảm nhận vai trò điều phối. Lúc đó, tôi nghĩ rằng đó là hạng mục mà đồng tu B đã nỗ lực vận hành trong nhiều năm, còn tôi chỉ mới tham gia và có rất nhiều thứ cần phải học, nhưng đồng tu đã để tôi làm công tác điều phối. Liệu tôi có thể làm tốt được không?
Khi tôi có những tư tưởng bất hảo đó, khảo nghiệm lập tức xuất hiện. Những năm trước, đồng tu này đều tổ chức mọi người đến các điểm văn hóa nghệ thuật để quảng bá Thần Vận. Nhưng khi đến lượt tôi làm điều phối viên, một bảo tàng bất ngờ có thay đổi, đưa ra nhiều quy định không cho phép tuyên truyền quảng bá từ bên ngoài. Lúc đó, tôi thực sự chịu không nổi, cho rằng mình thiếu kinh nghiệm, và chính niệm không mạnh. Vì sao trước đây khi đồng tu điều phối thì không xảy ra vấn đề như vậy? Liệu tôi có thể đảm đương được việc này? Những suy nghĩ tiêu cực ùn ùn kéo đến, và tôi đã nghĩ đến việc rút lui. Nhưng, trong tu luyện không có điều gì là ngẫu nhiên. Đây có thể là an bài của Sư phụ, sao tôi lại có thể né tránh? Lúc này, một đoạn Pháp của Sư phụ đã tiến nhập vào đầu não tôi:
“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (“Bài giảng thứ tư”, Chuyển Pháp Luân)
Vì vậy, tôi đặt mình vào vị trí của người khác và nghĩ về nguyên nhân mà họ không cho phép. Kỳ thực, bảo tàng cũng có rất nhiều phương diện cần cân nhắc. Họ cần quản lý tốt địa điểm, nhưng hành vi nhiệt tình khi cứu độ chúng sinh của chúng tôi có thể mang đến cho họ một số rắc rối. Vì vậy, tôi chia sẻ với đồng tu, rằng người tu luyện cần làm được tiên tha hậu ngã, chúng tôi nên cân nhắc đến người khác trước và đứng tại góc nhìn của họ để suy xét vấn đề. Khi chúng tôi buông bỏ tư tâm, người của bảo tàng đã đồng ý để chúng tôi quảng bá trong vài tháng trước khi Thần Vận biểu diễn. Nhìn lại, tôi cảm thấy may mắn vì đã tìm ra chấp trước muốn trốn tránh, từ đó dũng cảm đối mặt. Chỉ có sự vô tư phó xuất của các đồng tu và phối hợp của chỉnh thể, vấn đề mới có thể được giải quyết tốt đẹp.
Vào thời điểm đó, tôi cũng được đề nghị tham gia nhóm thu nhận phản hồi qua điện thoại của Dàn nhạc Giao hưởng Thần Vận. Gọi điện thoại thực sự là chướng ngại lớn nhất đối với tôi kể từ khi bắt đầu tu luyện, vậy nên tôi đã chọn cách trốn tránh. Tôi sợ hãi, sợ bị mất mặt, sợ bị từ chối, thật nhiều chấp trước vướng mắc trong tâm. Tôi muốn tìm một lý do biện giải cho việc từ chối tham gia của mình, nhưng người điều phối đã đến tìm tôi một lần nữa. Tôi nghĩ không có gì là ngẫu nhiên trong tu luyện, vì vậy tốt hơn hết là tôi nên thử làm lần này xem sao. Tôi tham gia vào nhóm, thông qua giao lưu, đã học được nhiều kinh nghiệm quý giá từ các đồng tu và có nhiều đột phá lớn trong việc gọi điện thoại. Trước đây, các hạng mục mà tôi tham gia đều là trực diện, còn gọi điện thoại thì chỉ nghe được giọng nói mà không thấy người. Tâm tôi có chút bất ổn, và tôi nghĩ đó là quan niệm người thường, điều này là không đúng và tôi cần phủ định nó. Lời mà người tu luyện nói ra có thể cảm động chúng sinh. Vậy nên trước khi gọi, tôi cố gắng chuẩn bị thật tốt bằng cách tra cứu thông tin cơ bản về người được phỏng vấn, đồng thời học Pháp thật nhiều.
Điều khiến tôi ấn tượng nhất là lần gọi điện đến một chi nhánh của Phòng Thương mại Đài Loan. Nhiều cuộc gọi đã được thực hiện, nhưng đều là bị từ chối hoặc không liên lạc được. Có một chi nhánh còn không có số điện thoại. Tôi tra trên mạng và tìm được số điện thoại của vị giám đốc chi nhánh. Tôi cũng biết rằng vị giám đốc này đã từng xem Thần Vận và được truyền thông phỏng vấn.
Tôi gọi cho vị giám đốc đó nhưng không có người bắt máy. Ngay sau đó ông ấy đã gọi lại. Vì đã biết về thái độ tích cực của ông với Thần Vận, tôi đã trực tiếp hỏi rằng liệu ông ấy có thể tham gia một cuộc phỏng vấn 30 phút về Thần Vận được không. Bất ngờ là ông ấy đồng ý không chút do dự. Nghĩ lại, tôi cũng không biết lúc ấy mình lấy can đảm từ đâu. Tôi nhận ra rằng trên con đường tu luyện, Sư phụ đã trải thảm ra rồi, chúng ta chỉ cần đi làm mà thôi.
5. Tín Sư tín Pháp
Năm nay, tôi phụ trách việc tổ chức các buổi tiệc trà để quảng bá cho Dàn nhạc Giao hưởng Thần Vận. Vào đêm trước một buổi tiệc trà lớn trong tháng 9, tôi bất ngờ nhận được một cuộc gọi gấp từ con trai tôi, vốn đang học ở Đài Bắc. Cháu đã đến bệnh viện khám, và bác sĩ nói rằng cháu cần phải kiểm tra trong điều kiện gây mê, mà điều này yêu cầu phải có chữ ký của phụ huynh. Chồng tôi rất sốt ruột và muốn tôi đến Đài Bắc ngay lập tức, nhưng buổi tiệc trà sẽ diễn ra vào ngày mai, làm sao tôi có thể đột ngột đến Đài Bắc đây?
Tôi đã an ủi chồng, đồng thời gọi lại cho con trai để hỏi cho rõ ràng, biết chắc rằng một tuần sau mới tiến hành kiểm tra sức khỏe, và như vậy tôi có thể đến Đài Bắc vào lúc đó. Tôi biết rằng đó là khảo nghiệm tâm tính nhắm vào bản thân, can nhiễu việc tôi cứu người, cũng là khảo nghiệm cái tình của tôi đối với con trai. Sau đó, con trai tôi có kết quả, cháu được chẩn đoán mắc một loại bệnh nặng, hiếm gặp, cần điều trị dài ngày. Chồng tôi khóc suốt. Sau khi nghe bác sĩ giải thích, tôi tự nhủ rằng mình không được động tâm! Với sinh tử của con trai, hãy thản nhiên đối mặt.
Sư phụ giảng:
“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được.” (“Bài giảng thứ tư”, Chuyển Pháp Luân)
Sau đó, chúng tôi quyết định đưa con đến một bệnh viện ở phía Nam Đài Loan để chẩn đoán và điều trị. Trong quá trình này, tôi dạy chồng và con mình luyện công, mỗi ngày trước khi đi ngủ đều đọc “Luận Ngữ”. Tôi vẫn duy trì việc đọc ba bài giảng trong Chuyển Pháp Luân mỗi ngày và phát chính niệm để thanh trừ can nhiễu cùng những tư tưởng bất hảo.
Ngay sau đó, kết quả chẩn đoán lần hai cho thấy bệnh viện Đài Bắc đã có chỗ sai sót. Bệnh của con trai tôi không nghiêm trọng đến vậy, chỉ cần dùng thuốc là có thể chữa khỏi, không phải là nhóm bệnh nặng như chẩn đoán trước đó. Bác sĩ nói rằng cho dù có muốn xét vào nhóm bệnh nặng cũng không được vì bệnh này không đủ tiêu chuẩn. Tôi đã bật khóc. Tôi biết chính là Sư phụ đã giúp mình. Chồng và con trai tôi cũng tin rằng đó là Sư phụ đang làm. Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo! Vào lúc đó, tôi thể ngộ sâu sắc về tín Sư tín Pháp!
6. Hướng nội là Pháp bảo
Một lần, trong khi pha trà, cựu thế lực đã lợi dụng sơ hở để can nhiễu và xảy ra sự cố trong tiệc trà. Một đồng tu buồn bã nói với tôi rằng cô ấy đã không coi trọng việc pha trà. Vốn dĩ, trà nên được xử lý từng bước theo từng cân một, nhưng cô ấy đã làm tất cả trong một lần, vậy nên chất lượng không được tốt. Hướng nội, cô ấy thấy mình muốn hoàn thành công việc nhanh chóng. Cô ấy muốn tìm đường tắt và muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề.
Cô ấy hướng nội và tôi cũng tự nhìn lại bản thân mình. Tôi có suy nghĩ bất hảo rằng pha trà chỉ là một việc nhỏ và không quan trọng, làm đi làm lại cùng một cách, cũng giống như công việc của người thường mà không nhận ra rằng việc chúng tôi đang làm là để cứu người. Hương vị trà được pha không ổn, thêm vào đó là sự bất cẩn của tôi đã ảnh hưởng đến chỉnh thể. Hướng nội, tôi tìm thấy chấp trước vào hư vinh, không coi trọng những việc nhỏ.
Sư phụ giảng:
“Tu luyện ấy, thế nào gọi là ‘vô lậu’? Không có chuyện nhỏ đâu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)
Sau đó, tôi cùng các đồng tu khiêm tốn giao lưu về vấn đề này. Chúng tôi khích lệ nhau nhanh chóng quy chính tâm thái của bản thân, và phát triển một hương vị trà mới. Trong tu luyện, mọi thứ Sư phụ an bài đều là tốt nhất. Mỗi khảo nghiệm đều là cơ hội đào sâu vào gốc rễ, loại bỏ từng tầng từng tầng những chấp trước và niệm đầu bất hảo đã được hình thành qua hàng nghìn vạn năm, để chúng ta không ngừng thăng hoa và đạt đến những yêu cầu cao hơn của Pháp!
Trên con đường này, tôi đã thụ ích rất nhiều. Luân hồi 5.000 năm đến nay, đắc Pháp thật không hề dễ dàng. Tôi cũng không cách nào báo đáp ân đức của Sư phụ, chỉ có thể là tinh tấn không ngừng. Nếu có điều gì thiết sót ở trên, xin các đồng tu từ bi chỉ chính.
Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ với các đồng tu bài thơ “Chân tu” trong Hồng Ngâm:
Tâm tồn Chân Thiện Nhẫn
Pháp Luân Đại Pháp thành
Thời thời tu tâm tính
Viên mãn diệu vô cùng
Diễn nghĩa:
Tồn giữ Chân Thiện Nhẫn trong tâm
Pháp Luân Đại Pháp thành công
Thường xuyên tu tâm tính
Viên mãn kỳ diệu vô cùng
Tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!
Dịch từ:
https://www.zhengjian.org/node/248122
https://www.pureinsight.org/node/7426
Ngày đăng: 10-11-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.