Nhảy ra khỏi phản lý và giả lý của thế gian con người



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Sư phụ giảng:

“Ban đầu khi Tam giới được tạo thành, là tạo ra [một cách] ‘phản [đảo]’ lại, ở đây không có ‘Chính Lý’. [Nếu] đã có Chính Lý thì Thích Ca Mâu Ni cũng đã không cần đến đây, Jesus cũng đã không cần tới đây, đã không có sự kiện truyền Pháp này, càng không tồn tại việc Chính lại Pháp nơi đây. Nó là ‘Phản Lý’; hành vi, hình thức đều là ‘phản [đảo]’. Thơm mà người thế gian nhìn nhận là xú uế ở bên kia, việc tốt mà người thế gian nhìn nhận có thể ở bên kia đều là việc xấu. Kẻ thắng lợi mà con người nhìn nhận, nếu từ Thần mà xét thì đều là hành động trong cảm tình của con người và tranh [giành] khi dục vọng kích động. Chính quyền có được bằng chiến tranh trong con mắt chư Thần chính là kẻ cướp. Con người trong quá khứ vẫn tồn tại như thế; ‘binh chinh thiên hạ’, ‘vương giả trị quốc’; chính là theo con đường ấy, không có Chính Lý. Do vậy hết thảy đều là phản [đảo]; chính bởi vì nó là phản [đảo], mới khiến người tu luyện, [mới] để chư vị ở trong ‘phản’ mà nhìn vấn đề một cách chính diện, để chư vị lấy điều xấu làm tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Bởi vì tam giới là được tạo ra một cách phản đảo lại, vậy nên con người thế gian trong tam giới cũng đã được tạo ra một cách phản đảo lại như vậy. Triển hiện bên ngoài tam giới là chân tướng của vũ trụ, triển hiện của con người thế gian trong tam giới chính là trạng thái tương phản với chân tướng của vũ trụ, là một sự tương phản, cũng có thể nói là giả tướng, mà tất cả điều này đều do cựu thế lực hữu ý an bài tạo ra, mục đích chủ yếu là dùng cho Chính Pháp vũ trụ và cấp cho đệ tử Đại Pháp tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Đã là một con người — dù chư vị đã từ đâu đến đây, dẫu chư vị có căn cơ thế nào đi nữa — một khi đã đến cõi người này thì đã là đến cõi mê; từ trạng thái xã hội nhân loại giả [dối] do cựu thế lực tạo ra này, từ văn hoá giả [dối] này, mà thoát ra được thì quả là khó lắm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004, Giảng Pháp tại các nơi IV)

Nếu bạn quan sát con người thế gian một cách kỹ lưỡng, bạn sẽ phát hiện mọi vấn đề triển hiện cho con người đều là giả. Dưới đây tôi sẽ liệt kê một số vấn đề:

1. Tự kỷ là giả

Làm một người thường mà nói, họ chỉ có thể nhìn thấy biểu hiện của con người thế gian tại tầng không gian này, cho rằng sinh mệnh của bản thân là do cha mẹ ban cho, thân thể của bản thân là do ngũ quan, tứ chi, cộng thêm đại não cấu thành nên, do vậy họ liền xem đó như là bản thân mình. Nhưng mà tình huống thực tế ra sao? Sinh mệnh chân chính của con người là chủ nguyên thần, nó mới là bản thân mình thật sự, mà thân thể chỉ là tải thể của chủ nguyên thần, chứ không phải bản thân mình thật sự. Thân thể con người tồn tại ở tầng không gian bề mặt này của thế gian, còn chủ nguyên thần tồn tại ở không gian khác. Người thường nhìn không thấy sự tồn tại của chủ nguyên thần, khi giải phẫu thân thể con người chỉ có thể nhìn thấy nhục thân, không thể nhìn thấy chủ nguyên thần, chiểu theo quan niệm những gì mắt thấy là thật thì sẽ cho rằng thân thể này chính là bản thân mình, coi giả thành thật.

2. Sinh tử là giả

Sư phụ giảng:

“Khi con người qua đời, chẳng qua là trút bỏ tầng thân thể vật chất do phân tử cấu thành này mà thôi, mà vào thời khắc con người trút hơi thở [thì] sinh mệnh chân chính sẽ rời khỏi thân thể. Con người trước khi chết cảm thấy rất sợ hãi, kỳ thực tôi nói với mọi người, chẳng đáng sợ chút nào. Khi còn tư duy con người tồn tại thì cảm thấy rất sợ, tư duy của con người là tư duy cấu thành bởi các tế bào xác thịt, một khi nó tĩnh chỉ lại, con người sẽ đột nhiên cảm thấy như được tái sinh, như được giải thoát, một loại cảm giác hưng phấn, vả lại thân thể rất nhẹ nhàng, không có sự trói buộc của nhục thân, tư tưởng cũng toàn bộ được đả khai. Những sự việc đã làm trong một đời, như thể vừa mới làm một phút trước đó, lần lượt hiện ra trước mắt, mỗi chuyện nhỏ đều sẽ không quên, bởi vì tư tưởng của sinh mệnh đã được giải thoát rồi. Lúc đó con người mới biết anh ta thực sự là ai, anh ta cũng biết rõ những việc mình làm trong đời là tốt hay xấu, giống như con người đã ngủ một giấc mà tỉnh lại vậy.” (Giảng Pháp lần thứ nhất tại Mỹ quốc [1996], Giảng Pháp tại các nơi I)

Con người ở trong luân hồi chuyển thế, từng đời từng kiếp ở trong luân hồi chuyển thế. Ngay trước khi con người sinh ra, chủ nguyên thần ở không gian khác liền tiến nhập vào thân thể con người. Sau khi sinh ra, chủ nguyên thần sẽ làm chủ thân thể này tại thế gian con người để sinh sống, khi thân thể người tử vong, chủ nguyên thần rời khỏi thân thể và không trở lại nữa. Chủ nguyên thần không hề tử vong, mà là thân thể tử vong. Tuy nhiên, người thường lại coi việc sinh ra và tử vong của thân thể là sự sinh ra và tử vong của bản thân mình, cũng là coi giả thành thật.

3. Thân nhân là giả

Đứng tại góc độ của con người thế gian mà xét, mỗi người thông thường đều sẽ có thân nhân. Ví dụ như: cha mẹ, con cái, anh chị em… Nhưng mà bản thân thật sự của những người này là chủ nguyên thần, chủ nguyên thần của họ và chủ nguyên thần của bản thân mình cũng không phải là người thân, mà chỉ là sự kết duyên tạm thời dưới hình thức người thân trong giai đoạn thời gian này tại nơi con người thế gian, đợi đến lúc lìa đời thì đường ai nấy đi, không ai là người thân thật sự. Vì vậy thân nhân trong nhân thế không phải là người thân thật sự, thực chất chỉ là giả thôi.

4. Được mất là giả

Sư phụ giảng:

“Trong tôn giáo giảng: Chư vị có tiền nhiều đến mấy, làm quan to đến đâu cũng chỉ là mấy chục năm, khi sinh chẳng đem đến, khi tử chẳng mang theo. Cái công này tại sao quý giá vậy? Chính vì nó tăng trưởng trên thân nguyên thần của chư vị, khi sinh đem đến được, khi tử mang theo được; hơn nữa nó quyết định trực tiếp quả vị của chư vị; do đó tu được không dễ.” (Chuyển Pháp Luân)

Nói chính xác hơn, được mất của một người phân thành hai bộ phận: Một là được mất diễn ra nơi thế gian; hai là được mất diễn ra nơi không gian khác. Được mất diễn ra tại thế gian con người có liên quan với nhục thân, được mất diễn ra tại không gian khác có quan hệ với chủ nguyên thần. Người thường ở trong mê, nhìn không thấy không gian khác, cho nên họ coi được mất diễn ra tại thế gian này chính là toàn bộ được mất của bản thân.

Bởi vì sinh mệnh chân chính của con người là chủ nguyên thần, không phải nhục thân, vậy nên nói được mất của chủ nguyên thần mới là được mất thật sự của bản thân mình. Ví dụ như, chủ nguyên thần nhận được đức, hoặc là đắc được công, những thứ này đều mang trên thân chủ nguyên thần, chủ nguyên thần có thể mang theo đi, “khi sinh mang theo đến, khi tử mang theo đi”, đây mới là những thứ mà bạn thật sự đắc được. Còn những thứ đắc được nơi thế nhân, không cùng một không gian với chủ nguyên thần, không mang trên thân của chủ nguyên thần, chủ nguyên thần không mang theo được. Vậy nên nói, vô luận bạn đắc được điều gì nơi thế gian con người, thì chủ nguyên thần cũng không mang theo được, đồng nghĩa với việc chủ nguyên thần không hề thật sự đắc được nó, cũng có nghĩa là bản thân không thật sự đắc được nó. Có thể nói rằng, được mất nơi thế gian chỉ là được mất của nhục thân, không phải là được mất của chủ nguyên thần, cũng có nghĩa không phải được mất của chính mình. Mà được mất ở không gian khác mới là được mất của chủ nguyên thần, đây mới là được mất thật sự của bản thân mình.

Nếu đã như vậy, được và mất xảy ra tại thế gian con người không phải là được mất của bản thân, vậy thì chúng ta hà tất coi trọng chuyện được mất nơi thế gian, chấp trước vào được mất nơi thế gian? Nếu bạn thật sự suy nghĩ cho bản thân thì cũng nên bắt đầu suy nghĩ từ không gian khác, suy nghĩ cho chủ nguyên thần, đây mới là suy nghĩ cho bản thân mình thật sự, chủ nguyên thần đắc được gì thì tương đương với bản thân mình đắc được thứ đó; chủ nguyên thần mất thứ gì, thì tương đương với việc bản thân đã mất đi thứ đó. Chúng ta tu luyện cũng bắt đầu tu luyện từ không gian khác, để cho nghiệp lực giảm đi, đức tăng lên, khiến xích độ tâm tính đề cao lên, cột công trụ tăng trưởng.

Cho nên, làm một người tu luyện, không nên coi trọng được mất nơi thế gian, mà nên coi trọng được mất của chủ nguyên thần, như vậy mới có thể thật sự có trách nhiệm với sinh mệnh bản thân. Cần luôn luôn ghi nhớ lời khuyên bảo của Sư phụ:

“Biệt vi hồng trần giả tướng lao thần” (Đả khai lý trí đích môn, Hồng Ngâm III)

Diễn nghĩa:

“Đừng vì giả tướng hồng trần mà hao mệt tinh thần”

Mọi người dựa theo giả tướng nơi thế gian mà tổng kết ra nhận thức, thì sẽ thu được rất nhiều giả lý. Ví dụ như, “điều nhìn thấy bằng mắt là thật” chính là một giả lý, trên thực tế điều nhìn thấy bằng mắt là giả. Tất nhiên, không phải nói những gì bạn nhìn thấy là giả, mà là trạng thái tại thế gian này là giả. Hơn nữa ích kỷ, tư lợi cũng là một giả lý, người ta đều cho rằng khi gặp chuyện động chạm đến tư tâm suy nghĩ cho bản thân sẽ có lợi, nhưng tình huống thực tế vừa hay hoàn toàn ngược lại. Ví dụ nói, bạn động tư tâm suy nghĩ cho bản thân, lấy thứ thuộc về người khác, đồng nghĩa với việc bạn đã đắc được thứ tốt tại thế gian, thuộc về bên được. Nhưng Đại Pháp giảng rằng:

“Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’.” (Chuyển Pháp Luân)

Ở chốn nhân gian bạn đắc được rồi, Pháp sẽ cưỡng chế khiến bạn mất đi đức tại không gian khác, cũng chính là nói chủ nguyên thần của bạn sẽ mất đi một khối đức và chuyển sang chủ nguyên thần của đối phương, bù đắp tổn thất cho đối phương. Như vậy, chủ nguyên thần của bạn mất đức, tương đương với việc bạn mất đi đức của mình, như thế bạn không những không có được lợi ích cho bản thân, ngược lại dẫn đến bản thân bị tổn hại, rơi vào cạm bẫy của tư lợi, chẳng khác nào bị cái giả lý lợi ích thiết thân lừa gạt.

Nhìn vào những người thường trong xã hội ngày nay, họ đã coi câu “người không vì mình, trời tru đất diệt” trở thành một phương châm sống, họ rất coi trọng quan niệm tư lợi ích kỷ. Dưới sự chi phối của tư tâm, họ nghĩ ra trăm phương ngàn kế để bản thân nhận được nhiều lợi ích hơn tại thế gian. “Đắc tựu đắc thất” (Chuyển Pháp Luân) khiến cho bản thân ở không gian khác mất càng nhiều hơn, khiến chủ nguyên thần mất càng nhiều hơn.

Người thường ngày nay thường hễ gặp vấn đề là tranh giành, cố gắng hết sức để giành được nó, khiến bản thân tại không gian khác bị mất (đức), thực chất đồng nghĩa với việc nghĩ trăm phương ngàn kế để làm hại bản thân. Sau đó còn cảm thấy vui mừng, cho rằng bản thân mình thật xuất sắc, mình đắc được những thứ tốt nơi người thường rồi, mình là kẻ mạnh! Hãy nhìn xem người thế gian đang ở trong mê, ngày ngày làm những việc xuẩn ngốc không như mong muốn, bề mặt là vì tốt cho bản thân, ngày ngày toan tính với người khác, thực tế là ngày ngày toan tính với bản thân, càng như vậy họ lại càng gặp chuyện không may, thật đáng buồn, đáng thương!

Ngược lại, nếu bạn khởi thiện tâm vì người khác mà phó xuất, Đại Pháp sẽ đền đáp lại cho bạn, “Chư vị phó xuất nhiều đến đâu, thì sẽ đắc được nhiều đến đó; đấy chính là đạo lý” (Chuyển Pháp Luân). Ví dụ nói, khi người khác gặp khó khăn, bạn giúp đỡ họ, bạn vì người khác mà phó xuất, Pháp sẽ chuyển đức từ đối phương sang thân chủ nguyên thần của bạn, hồi báo cho bạn. Như vậy, chủ nguyên thần của bạn đắc được lợi ích, cũng tương đương với việc bản thân đắc được lợi ích, chính là nói sự phó xuất thiện lương của bạn được hồi báo lợi ích. Vậy có thể thấy, sự phó xuất thiện lương mang đến lợi ích cho bạn.

Nói thí dụ, khi giao thiệp với người khác bạn bị chiếm đoạt lợi ích, bạn chịu thiệt nơi thế gian, lúc này bạn thuộc về bên mất, đối phương thuộc về bên được. “Đắc tựu đắc thất” (Chuyển Pháp Luân), Pháp sẽ chuyển một khối đức trên thân người ấy sang thân nguyên thần của bạn, như thế chủ nguyên thần của bạn đắc được lợi ích, cũng tương đương với việc bạn đắc được lợi ích. Do đó có thể thấy rằng khi bạn chịu thiệt thòi tại thế gian, bạn sẽ thật sự nhận được lợi ích.

Từ đó cho thấy, ở thế gian sự phó xuất thiện lương là có lợi cho bản thân mình, tổn thất là có lợi cho bản thân mình. Khi bạn thật sự nhận rõ tự tư có hại cho bản thân, thiện lương có lợi cho bản thân về sau này, thì bạn sẽ chủ động vứt bỏ tư tâm có hại cho bản thân, sẽ cam tâm tình nguyện vứt bỏ tự ngã, thiện lương vị tha, thành tựu bậc chính giác vô tư vô ngã tiên tha hậu ngã.

Các bạn đồng tu, hãy tĩnh tâm lại và tự hỏi bản thân: Tôi là ai? Ai là tôi? Tôi vì ai mà khổ nhọc, vì ai mà bận bịu? Vì người khác mà gánh tội đến bao giờ? Mở rộng mắt nhìn thế gian con người, vạn sự vạn vật cái nào chân chính thuộc về bạn? Người thân có phải là của bạn chăng? Nhà cửa là của bạn chăng? Xe là của bạn chăng? Đất đai là của bạn chăng? Tiền là của bạn chăng? Vàng bạc châu báu là của bạn chăng? Không có điều gì chân chính thuộc về bạn, đời người đến lúc nhắm mắt lìa đời thì không còn gì nữa, cái gì cũng không mang theo được, cái gì cũng không đắc được. Còn những gì bạn đắc được trong tu luyện sẽ mang trên thân chủ nguyên thần, khi sinh mang đến, khi tử mang theo, đó mới là những thứ chân chính mà bạn đắc được. Trong khi chứng thực Pháp bạn phát chính niệm thanh trừ tà ác, giảng chân tướng cứu chúng sinh, tất cả những phó xuất này, tương lai Đại Pháp đều sẽ hồi báo cho bạn: “Chư vị phó xuất nhiều đến đâu, thì sẽ đắc được nhiều đến đó; đấy chính là đạo lý” (Chuyển Pháp Luân), làm những việc này mới có ý nghĩa thực tế đối với sinh mệnh của bạn.

Các đồng tu ơi “hãy tỉnh” (Hãy tỉnh, kinh văn năm 2021)! Đừng bị giả tướng và giả lý nơi thế gian lừa dối bạn nữa, hãy tìm lại tự kỷ chân chính, làm những việc bản thân thực sự nên làm, toàn lực chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, chịu trách nhiệm với sinh mệnh chân chính của bản thân và chúng sinh, hãy tinh tấn trên con đường tiến về Thần

Trên đây là một số thiển ngộ của cá nhân tôi trong giai đoạn hiện nay, có điều gì không phù hợp với Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/276714



Ngày đăng: 24-09-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.