Vẻ đẹp đoan trang của các nàng cách cách Đại Thanh



Tác giả: Thánh Liên, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

“Hồi mâu xử khinh tần thiển tiếu, tiến thoái gian nghi thái vạn thiên” (Tạm dịch: Trở về với nét nhíu mày cười nhẹ, khi tiến lùi phong thái và dung mạo đều rất đẹp), cùng với âm nhạc êm ái, du dương, một tốp các nàng cách cách Đại Thanh đi lại khoan thai với đôi giày hoa bồn dưới chân, dáng đi uyển chuyển tự tin, ung dung thong thả, biểu lộ hết vẻ cao quý đoan trang của các nàng cách cách. Vài động tác múa đơn giản đã thể hiện được vẻ yêu kiều và thần thái của các nữ diễn viên Shen Yun.

Chúng ta đều biết, những thứ càng đơn giản thì càng khó làm được tốt, các vận động viên thể dục dụng cụ và vận động viên bơi lặn của Trung Quốc dựa vào độ khó cao để tranh thứ hạng, còn bức tranh vẽ trứng gà của Leonardo Da Vinci lại dựa vào kỹ năng nghệ thuật thực sự. Hai ví dụ ở hai lĩnh vực trên đã đủ để chứng minh rằng những thứ đơn giản thực ra là khó nhất. Trong điệu múa “Giày hoa bồn”, do yêu cầu thể hiện tính cách nhân vật và bản thân độ khó của loại giày này, nên nghệ sỹ múa không thể sử dụng các kỹ thuật múa cổ điển với độ khó lớn như tung và xoay người, nếu vận dụng cũng phải giảm biên độ và tốc độ, điều này làm tăng độ khó khi muốn thể hiện được vẻ đẹp của điệu múa. May thay nhờ nền nhạc với giai điệu tươi vui, sống động cùng sự biểu cảm truyền thần của các diễn viên múa công phu thâm hậu và màn kết thúc với một chút hài hước, dí dỏm, điệu múa đã thể hiện được sự thần kỳ trong cái giản đơn của nó, người xem cảm nhận kỹ sẽ thấy được phong vị khác biệt.

Vẻ đẹp của các điệu múa Shen Yun rất đa dạng, có vẻ đẹp lộng lẫy của các thị nữ Đại Đường, phong thái thoát tục trong điệu múa Tiên nữ hoa sen, vẻ đẹp đoan trang trong điệu múa Giày hoa bồn, khí thế hào hùng trong bản nhạc Tần vương phá trận, vẻ đẹp phóng khoáng trong điệu múa đũa Mông Cổ, vẻ đẹp hài hước trong vở diễn Phong tăng tảo Tần v.v… Mỗi vở diễn, mỗi điệu múa của Shen Yun đều mang một vẻ đẹp riêng, một đặc trưng riêng.

Sự xuất hiện của “giày hoa bồn” của các nàng cách cách triều Đại Thanh cũng có nguyên nhân lịch sử của nó, có người nói giày hoa bồn dùng để đề phòng rắn khi hái nấm, cũng có người nói rằng nam giới triều Thanh sống chủ yếu bằng nghề săn bắt, nam giới vô cùng dũng mãnh, để phụ nữ không đánh mất vẻ dịu dàng vốn có mà dùng giày hoa bồn để ước thúc hành vi của họ. Dẫu là lý do gì thì suy cho cùng đây cũng là một di sản văn hóa đặc sắc của triều Thanh, rất đáng để chúng ta trân trọng.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/128226



Ngày đăng: 29-08-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.