Truyền thuyết dân gian: Cái tâm kiên định và chân thành của Khương Tử Nha



Tác giả: Đại Lạp Tử

[ChanhKien.org]

Khương Tử Nha, tên Thượng, đạo hiệu Phi Hùng, người đời gọi ông là Khương Thái Công, là nhân vật chính trong truyện “Phong thần diễn nghĩa”. Tại sao ông được Nguyên Thủy Thiên Tôn coi trọng, giao phó trách nhiệm phong thần trọng đại?

Mọi người đều nói rằng ông có lòng dạ thuần khiết, tấm lòng chính trực, do đó chỉ có ông mới có thể hoàn thành việc này. Nghe nói vào năm đó, ông lên núi Côn Luân bắt đầu bái sư cầu đạo, cũng không phải là chuyện dễ dàng. Tuy rằng ông đã tu luyện trên ba nghìn năm, nhưng chỉ là tự tu, không được chân truyền, do đó mãi vẫn không đắc được chính quả, vẫn là một con gấu bay (Phi Hùng). Sau đó, cuối cùng ông đã được diện kiến Nguyên Thủy Thiên Tôn, nhưng Nguyên Thủy Thiên Tôn trước giờ không thu nhận một đồ đệ giống như vậy, do đó từ chối thu nhận ông. Nhưng Khương Tử Nha một lòng quyết tâm cầu đạo, cho dù có đuổi như thế nào cũng không chịu rời đi, hễ có cơ hội là quỳ trước mặt Nguyên Thủy Thiên Tôn cầu mong thầy thu nhận. Nguyên Thủy Thiên Tôn thấy không đuổi được ông, dứt khoát không để ý đến ông nữa, quay người nằm trên giường Bích Du ngủ một giấc, giấc ngủ này kéo dài ba trăm năm. Tỉnh dậy nhìn một cái, Phi Hùng tuy rằng không thấy nữa, da thịt xương đầu đều đã biến thành tro, nhưng nhìn kỹ vẫn còn một cơn lốc nhỏ đang xoay tròn ở đó, Khương Tử Nha căn bản vẫn chưa rời khỏi giường của sư phụ một bước. Đối diện với tình cảnh này, Nguyên Thủy Thiên Tôn vì vậy mà cảm động, bèn thở dài một tiếng nói: “Tử Nha, con đứng dậy đi, thật khó tìm một người kiên định như con”. Hơn nữa, thân gấu của Khương Tử Nha đã hóa hết sạch, thế là thu nhận ông là đệ tử, truyền cho ông chân Đạo.

Lại nói đến công việc phong thần, Nguyên Thủy Thiên Tôn có mười hai đệ tử, nhưng lại chỉ chọn Khương Tử Nha phụ trách việc phong thần, nói nên rằng Nguyên Thủy Thiên Tôn rất tín nhiệm ông. Kỳ thực, câu chuyện “Phong Thần Bảng” tại nhân gian đã sớm được lưu truyền rộng rãi. Còn nhớ lúc tôi còn nhỏ, ở nông thôn việc xây nhà là một việc đại sự, đặc biệt là khi xà nhà chính được đặt lên cần cử hành một nghi thức trang trọng, phải mời trưởng họ, thầy xem phong thủy, cần bày tiệc rượu, thắp hương, kính trời đất, cảm tạ xóm làng. Trong lúc đặt xà chính, cần làm một cái túi nhỏ màu đỏ, bên trong đặt một đồng tiền cổ, sau đó dùng một sợi dây thừng đỏ buộc nó vào giữa xà chính, người chủ trì nghi thức còn giống như đang hát một bài ca vui vẻ, nói một câu dễ nghe, để biểu thị lời chúc mừng. Trong đó có một câu tôi nghe rõ ràng, nói là: “Thái Công tại đây, chư thần thoái vị”. Sau đó nói một tiếng dựng xà, một chiếc xà lớn được đưa lên khung nhà, đặt xà xong là kết thúc nghi thức. Sau đó tôi thỉnh giáo người khác: Thái công tại đây, chư thần thoái vị là nghĩa là sao? Họ nói với tôi, lúc Khương Tử Nha Phong Thần, toàn bộ vị trí của đài phong thần đều đầy đủ rồi, Khương Tử Nha lại quên mất lưu lại một chỗ cho mình, sau đó nhìn lên xà ngang vẫn còn một chỗ trống, Khương Tử Nha nói, ta sẽ ở chỗ này vậy. Sau này dân gian bèn lưu truyền tập tục như vậy, khi đặt xà để làm nhà, đều phải mời Thái Công đến, chỉ cần Khương Thái Công ở đây, chư thần ai cũng không dám đến làm phiền, bởi vì chư thần đều là do ông đích thân phong cho, chúng thần đều phục ông, phục cái tâm vô tư vô ngã của ông.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/54388



Ngày đăng: 08-08-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.