Thiển ngộ về câu Pháp “các cô nương trẻ tuổi đều trang điểm”



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp đại lục

[ChanhKien.org]

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng: “Nói vui thế này, các cô nương trẻ tuổi đều trang điểm, muốn da dẻ trắng trẻo hơn, đẹp hơn. Tôi nói rằng chư vị tu luyện công pháp tính mệnh song tu một cách chân chính, [thì] tự nhiên đạt được điều ấy; bảo đảm là chư vị không [cần] trang điểm”. Trước đây khi đọc đoạn Pháp này của Sư phụ, tôi không lý giải được câu Pháp “Nói vui thế này”, bởi vì lúc đó trong tâm tôi nghĩ: Các cô nương trẻ tuổi trang điểm không phải là điều bình thường sao? Hiện nay các cửa hàng mỹ phẩm và thẩm mỹ viện rải rác khắp nơi, đừng nói là các cô nương trẻ tuổi trang điểm, ngay cả trong những người trung niên và cao tuổi thì số người không trang điểm cũng ít. Vậy vì sao Sư phụ có thể nói đó là một “chuyện cười”? Tại sao tôi lại không thể cười nổi kia chứ?

Nhưng một lần đọc Pháp gần đây nhất, tôi có chút lý giải đối với câu Pháp “Nói vui thế này” như sau: Thành trụ hoại diệt là quy luật của vũ trụ, sinh lão bệnh tử là quy luật của con người, một người sau khi sinh ra, tuổi thanh xuân bất quá chỉ mười mấy năm, tiếp theo đó là trung niên, lão niên, rồi qua đời, đây là quy luật, ai có thể ngăn trở quy luật này chứ? Trang điểm chẳng qua là muốn giữ lại những ngày tháng tuổi thanh xuân và không muốn già đi, điều này có thể được sao? Trong con mắt của Thần thì đúng là “chuyện cười”. Trăm năm đời người trôi qua trong mấy chốc, trang điểm làm đẹp vì không muốn già đi chỉ là suy nghĩ hão huyền, con người không thể chi phối bản thân mình, muốn lưu giữ nhan sắc cũng là nguyện vọng của tự thân. Đứng ở vị trí của Thần mà nhìn, tất cả những hành động trái với thiên ý đều là chuyện đáng cười. Xuất phát điểm của việc làm đẹp là vị tư, quy luật sinh lão bệnh tử là vô tình, bạn không muốn già nua thì liền không già nua sao? Bạn muốn lưu giữ nhan sắc thì liền có thể giữ được sao? Cho dù bạn có bao nhiêu mỹ phẩm đắt tiền, hoặc dày công chăm sóc khuôn mặt của mình, thì đều là chuyện lừa lọc vớ vẩn đi ngược lại thiên lý, Thần nhìn thì đó là chuyện đáng cười.

Thần rất coi trọng sự đề cao đạo đức của con người, có thể tu tâm dưỡng đức, trọng đức hành thiện, không ngừng đề cao phẩm đức để trở về thiên quốc, đó mới là điều Thần xem trọng nhất. Pháp Luân Đại Pháp là công pháp tính mệnh song tu, nếu chân tu chân luyện, không chỉ có thể khiến sinh mệnh trở về thiên quốc vĩnh viễn tốt đẹp, mà còn khiến dung mạo của con người trở nên rạng rỡ tươi đẹp.

“Trong quá trình cải biến ấy, trong khi các tế bào của con người dần dần được vật chất cao năng lượng thay thế, thì lão hoá sẽ chậm lại. Thân thể biểu hiện sự lùi lại hướng về tuổi trẻ con người, dần dần lùi lại, dần dần chuyển hoá; cuối cùng khi đã hoàn toàn được vật chất cao năng lượng thay thế, [thì] thân thể cá nhân ấy đã hoàn toàn chuyển hoá thành một loại thân thể [cấu thành từ] vật chất không gian khác.” (Chuyển Pháp LuânBài giảng thứ năm)

Tôi còn nhìn thấy có đồng tu nữ xung quanh mình (bao gồm cả đồng tu nữ trung niên và cao tuổi) cũng rất thích trang điểm làm đẹp (trang điểm phù hợp và ăn mặc gọn gàng là đúng, nhưng không thể thái quá). Khi nhóm nhỏ học Pháp hoặc các đồng tu cùng nhau giao lưu, có nữ đồng tu trang điểm khiến mọi người nhìn không quen mắt, khó chịu, tô vẽ rất đậm, khiến tôi không dám nhìn kỹ. Trang điểm như vậy trái lại trông già hơn tuổi, thà để tự nhiên còn tốt hơn, tại vì sao? Chẳng phải nhân tâm muốn làm đẹp quá mạnh đã bị cựu thế lực dùi vào sơ hở sao?

Tôi thể ngộ rằng, học Pháp không nên đứng tại cơ điểm của con người để lý giải, mà nên đứng trên cơ điểm của Thần để nhận thức vấn đề thì mới nhìn thấy được càng nhiều nội hàm hơn.

Một chút hiểu biết nông cạn, xin đồng tu từ bi chỉ chính.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/276376



Ngày đăng: 18-07-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.