Một chút thể ngộ về: “Chẳng nói gì” và “vui vẻ thoải mái”



Tác giả: Phục Nhất Tân

[ChanhKien.org]

Hôm nay khi học Pháp, tôi học đến đoạn: “Tâm tính chư vị tu lên rồi; chẳng hạn như tại nơi người thường, người khác [nhục] mạ chư vị một câu, chư vị chẳng nói gì, tâm chư vị thật thản nhiên; đánh chư vị một đấm, chư vị cũng chẳng nói chi, chỉ mỉm cười, bỏ qua; [đó là] tâm tính chư vị đã lên rất cao. ” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân), tôi tự hỏi bản thân: “Đối diện với lời mắng chửi, bạn đã làm được chẳng nói chi hay chưa?” Trả lời: “Vẫn chưa”. Tôi lại hỏi bản thân: “Khi đối diện với việc bị người khác đánh, bạn đã làm được chẳng nói chi, chỉ mỉm cười bỏ qua hay chưa?” Trả lời: “Vẫn chưa làm được”

Bản thân tu luyện Đại Pháp đã được 23 năm rồi, nhưng ngay cả yêu cầu tối thiểu nhất mà Sư phụ đưa ra tôi cũng không làm được, thật sự rất xấu hổ! Năm 1992 khi Sư phụ mới truyền Pháp, Ngài đã yêu cầu người luyện công phải làm được: “Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996]), mặc dù tu luyện đã lâu như vậy nhưng tôi vẫn chưa thể làm được yêu cầu thấp nhất mà Sư phụ đưa ra. Tôi cảm thấy tiếc cho bản thân, thấy mình thật kém cỏi, trong vạn cổ cơ duyên này tôi mới đắc được Đại Pháp cao thâm, nếu vẫn không thể tu tốt bản thân, làm sao tôi có thể xứng đáng với Sư phụ từ bi vĩ đại đây?!

Suy xét lại bản thân, nguyên nhân làm không được, chính là vì lý giải đối với Pháp lý của Chân-Thiện-Nhẫn cũng như tu Thiện và tu Nhẫn đều chưa tốt. Cũng chính là không tu xuất tâm đại từ bi, chưa có tâm đại từ bi, thì hiển nhiên không thể làm được “Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”, hiển nhiên không thể làm tốt hơn ba việc, cũng không đạt đến tiêu chuẩn của một người tu luyện.

Khi đối diện với lời nhục mạ nặng nề, đã làm không được “chẳng nói chi” thì càng không thể “vui vẻ thoải mái”. Sư phụ giảng:

“Ai nạt dối vị ấy, ai đá vị ấy, vị ấy cũng đều khoan khoái: ‘Các ngươi cứ đến đi, thế nào cũng cấp đức cho ta mà, ta không đẩy ra chút nào hết đâu!’” ……”còn chư vị cấp đức cho vị ấy, vị ấy cũng không đẩy trở lại một chút nào, đều nhận hết, nhận một cách rất khoan khoái.”. (Bài giảng thứ chín – Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ còn giảng:

“Như mọi người đã biết, [khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái.” (Bài giảng thứ chín – Chuyển Pháp Luân)

Mặc dù tôi đã tu luyện hơn 20 năm mà vẫn chưa thể đạt đến trạng thái của La Hán. Đây thật sự là tu luyện quá kém rồi!

Tôi nghĩ đến ví dụ tu đến quả vị La Hán chịu thiệt thòi đến mấy vẫn cứ vui vẻ thoải mái không để tâm. Ông vì sao không để tâm, vẫn vui vẻ thoải mái? Theo lý giải của tôi, bởi vì Ông đã hiểu rằng Ông đắc được thứ tốt nhất rồi, đó chính là Đức. Do vậy, việc không tốt đối với người tu luyện mà xét thì lại là hảo sự, đó là tiêu nghiệp, vượt quan, hướng nội tìm, đề cao tâm tính, thăng hoa lên trên. Người tu luyện chẳng phải là muốn điều này sao? Do đó, người tu luyện nhất định phải chuyển biến quan niệm của con người thành chính niệm (Thần niệm) thì mới có thể tu tốt bản thân, thăng hoa lên trên.

Khi bị đánh đập hay bị mắng chửi cần phải làm được “chẳng nói gì” và “vui vẻ thoải mái”, đây là yêu cầu cơ bản của Sư phụ đối với chúng ta, làm được thế mới là tu. Chưa làm được, vậy thì cần nghiêm túc học Pháp tốt, nghiêm khắc dùng Pháp lý của Đại Pháp để quy chính bản thân, nhất tư nhất niệm đều dùng Đại Pháp để đo lường, tu khứ các chủng dục vọng và tâm chấp trước, khiến chủ ý thức của bản thân làm chủ chính mình, không thụ nhận bất kỳ can nhiễu ngoại lai nào. Chỉ khi làm được điều đó, mới là tu tốt, mới có thể viên mãn chính mình trong Đại Pháp.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/273862



Ngày đăng: 07-06-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.