Hạnh phúc tựa làn sóng
Tác giả: Mặc Tưởng
[ChanhKien.org]
Một nghiên cứu của trường Đại học Harvard đã chứng minh rằng hạnh phúc của một cá nhân thực sự bắt nguồn từ hành vi tập thể, điều này phụ thuộc vào nhóm bạn của họ có hạnh phúc hay không. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự hạnh phúc của một người sẽ lan truyền với ba mức độ tách biệt, tương tự như những gợn sóng trên mặt nước. Ngoài ra, nghiên cứu phát hiện ra rằng sức mạnh của hạnh phúc chịu sự chi phối của thời gian và không gian: một người ở càng gần một cá nhân hạnh phúc, khả năng người đó sẽ được ảnh hưởng bởi sự hạnh phúc của cá nhân đó càng cao. Với việc sống kế bên người hạnh phúc, tỷ lệ để trở nên hạnh phúc của một cá nhân sẽ tăng 34%. Những người có mối quan hệ xã hội sâu sắc và sống ở trung tâm của các mạng lưới xã hội thường hạnh phúc hơn những người sống ở rìa ngoài. Hơn nữa, sự hạnh phúc có thể mất tới ít nhất một năm để lan tỏa!
Từ nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy rằng những thông điệp tích cực, cao đẹp, chân thực, nhân hậu và bao dung, ví dụ như những hành vi đứng đắn, suy nghĩ ngay thẳng, sự chính trực, và đạo đức cao thượng sẽ lan tỏa tới mọi người xung quanh bạn và mọi thứ thay đổi theo chiều hướng tích cực, tương tự như cách vận hành của hạnh phúc.
Trên thực tế, cổ nhân có trí tuệ cao hơn chúng ta rất nhiều và đã sớm nhận ra sức mạnh của đạo đức và phép tắc lịch sự cũng như khả năng lan tỏa và cảm thụ của chúng đối với con người. Do đó, những cách nói như “cảm thụ vô hình” và “tác động ngoại cảnh” đã được hình thành và truyền lại từ hàng nghìn năm. Cổ nhân đã hành xử theo cách thức này, và đã lưu lại một di sản văn hóa phong phú của giá trị đạo đức và phẩm hạnh. Ngay cả trong chiến tranh, cả hai bên đều biết rằng một đội quân nghĩa hiệp sẽ trở nên bất khả chiến bại bởi vì họ có thể giành chiến thắng mà không tốn một viên đạn. Vào thời điểm đó, mọi người đều nhận thức được những quy tắc đạo đức vô hình này qua sức mạnh lớn lao của sự giác ngộ đạo đức và thu phục lòng người bằng nhân tâm.
Mọi người chắc hẳn đều biết câu chuyện Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà. Nhận thấy sự quan trọng của môi trường xung quanh có ảnh hưởng mạnh mẽ với một đứa trẻ hơn hẳn việc thuyết giảng và làm gương, Mạnh Mẫu đã không ngừng chuyển nhà cho tới khi họ sống gần trường học cách Thành Châu không xa. Bà nhận thấy rằng nơi đây có rất nhiều học giả, và đức tính cao quý, phong thái điềm đạm và cách hành xử phong nhã của họ đã vô hình trung ảnh hưởng tới người dân, đặc biệt là trẻ em, khi bà thấy những đứa trẻ tụ tập dưới những tán cây lớn để học theo cách các học giả cúi đầu chào nhau. Chúng trông rất trịnh trọng và an nhiên, và cử chỉ của chúng trông cũng rất chân thực. Cuối cùng thì Mạnh Mẫu đã hài lòng và định cư tại nơi đó. Câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng lớn lao của ngoại cảnh.
Tại nền văn minh lúa nước thời Trung Quốc cổ đại, đa số phụ nữ đều không biết chữ bởi người ta cho rằng “phụ nữ không có tài thì có đức.” Quan niệm này không hề ngăn cản người phụ nữ làm tốt công việc nuôi dạy con cái, bởi vì theo những tục ngữ xưa, các giá trị truyền thống, danh tiếng gia đình và lời dạy bảo của người cha đã in sâu vào tâm trí mọi người và được chuyển hóa trong các hành vi cư xử hàng ngày của họ. Những tấm gương này đã được lưu truyền qua những lời nói và câu chuyện ngụ ngôn của các thế hệ đi trước. Vào thời điểm đó, việc một người thiếu phép tắc gia đình được coi là vấn đề khá nghiêm trọng. Đây là cách giải thích tốt nhất về sự dạy dỗ thầm lặng của đạo đức.
Ngày nay, bạn sẽ nhận thấy rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) ở hơn 80 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới, có thể là họ hàng, bạn bè hoặc người quen của bạn. Khi bạn không gặp họ một thời gian, bạn sẽ thấy ngạc nhiên trước những thay đổi ở họ: đạo đức nâng cao, tinh thần tốt hơn, sức khỏe tốt, khuôn mặt hồng hào, có nhiều năng lượng, và một tâm thái cao thượng…. Tất cả những thay đổi này bạn rất dễ dàng nhận thấy, kể cả bạn bè và họ hàng, hàng xóm và đồng nghiệp của họ cũng nhận thấy như vậy.
Khi bạn hỏi họ về căn nguyên của sự thay đổi, họ sẽ vui vẻ trả lời rằng việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thực hiện theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” đã giúp họ trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc. Họ sẽ giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với bạn và bạn sẽ muốn học, tập luyện cũng như nói với nhiều người hơn về môn tu tập an hòa này. Tựa như những làn sóng, số người sẽ ngày càng nhiều hơn. Cũng chính bằng cách này mà chỉ trong mười năm ngắn ngủi, đã có hơn 100 triệu người theo học Pháp Luân Đại Pháp.
Họ điềm tĩnh và miệt mài, thầm lặng ươm mầm hạt giống “Chân-Thiện-Nhẫn” và những giá trị đạo đức gắn liền với nó. Ở từng ngõ ngách và địa điểm khác nhau các học viên Pháp Luân Công luôn chứng thực “Chân-Thiện-Nhẫn” với những thay đổi của chính bản thân của họ. Họ đang từng bước trở thành những người tốt hơn, đồng thời truyền cảm hứng cho người khác để nhiều người hơn nữa có thể có được lợi ích trong sức khỏe về thể chất và tinh thần do Pháp Luân Đại Pháp mang lại.
Do đó, nhiều người sẽ nhận thấy họ thích trò chuyện với các học viên Pháp Luân Công và sẵn sàng nhận lời khuyên từ họ. Nhiều người sẽ nhận ra rằng họ bị thu hút bởi các học viên và muốn được ở cạnh họ để chia sẻ cảm xúc với họ. Khi đó, sự tức giận, những phản ứng thái quá và suy nghĩ không tốt của họ sẽ không còn nữa. Đây chính là ví dụ tương tự ở thời hiện đại về sự chỉ dạy thầm lặng về giá trị đạo đức và quy tắc ứng xử mà người xưa đã có. Pháp Luân Đại Pháp thực sự là Đại Đạo và chân lý để có được sức khỏe tối thượng.
Bạn có quan tâm không? Bạn có muốn trở thành một người khỏe mạnh không? Bạn luôn được chào đón để trở thành một hạt giống “Chân-Thiện-Nhẫn” và lan tỏa pháp môn chân chính này! Bắt đầu từ một làn sóng nhỏ của chân lý, rồi dần dần trở nên lớn hơn, và từ từ lan rộng trên khắp thế giới.
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/node/5665 http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/12/15/56600.html
Ngày đăng: 25-10-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.