Tu Nhẫn



Viết lại những trải nghiệm vài ngày gần đây sau ba lần chịu đau đả toạ.

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[ChanhKien.org]

Lần thứ nhất

Học Pháp xong, ba đồng tu chúng tôi quyết định cùng nhau luyện công, để xem người khác chịu đau thế nào, nhằm xúc tiến bản thân tu luyện.

Đả toạ khoảng 20 phút thì cơn đau bắt đầu, cho đến 10 phút cuối quả thực không ngồi được nữa, bản thân tôi cũng đã ngồi được 50 phút rồi, các đồng tu đều đang kiên trì, tôi thật sự cũng không muốn công sức đả toạ trước đó đổ sông đổ bể, phải làm sao đây? Tôi chưa bao giờ đau thế này, so với buổi sáng đả toạ thì còn đau hơn. Tôi liền nhớ đến một câu trong bài chia sẻ trên Minh Huệ kể về đồng tu lúc vượt quan trong ngục: “Còn có thể kiên trì thêm một giây không? Có thể!”, vậy nên tôi cũng dùng niệm này. Vì thế tôi tập trung toàn bộ niệm lực để niệm lớn: Còn có thể kiên trì thêm một giây không? Có thể. Còn có thể kiên trì thêm một giây không? Có thể. Còn có thể kiên trì thêm một giây không? Có thể. Từ từ cơn đau đã cách khai khỏi tôi, tôi có thể nhẫn chịu được rồi, cứ như vậy cho đến giây cuối cùng, tôi thở phào nhẹ nhõm, thành công rồi.

Lần thứ hai

Lần này là tôi luyện vào lúc sáng sớm. Ngày hôm trước khi đi giảng chân tướng tôi có gặp một đồng tu, cô ấy chia sẻ về tình huống luyện công của mình, cô nói rằng cô thức dậy vào lúc hơn hai giờ sáng, ngồi đả toạ hai tiếng đồng hồ một mạch đến cuối. Tôi nói: Vậy là sao nhỉ? Có phải ý nói rằng tôi cũng nên đả toạ hai tiếng không? Đồng tu cười mà không đáp lại, tôi nói: Được rồi, sáng sớm ngày mai ngồi thử xem sao.

Ngồi đả toạ từ một tiếng lên luôn hai tiếng đồng hồ, có thể không? Đồng tu nói rằng cô ấy từ từ mới ngồi được vậy, mà mình đột nhiên đã tăng thời gian nhiều như thế, nếu cứ từ từ thì có thể theo kịp không? Vậy nên tôi định chắc một niệm: “một mạch đến cuối”, mặc dù lúc đó tâm chưa vững chắc nhưng tôi vẫn cứ thực hiện.

Ngồi đến 45 phút cuối là lúc cơn đau dữ dội, vẫn còn hơn 20 phút nữa mà bản thân tôi đã cảm thấy đau hết chịu nổi rồi, “tháo chân ra hay kiên trì đây?”. Tôi bắt đầu hoài nghi bản thân, thấy khoảng cách của mình với đồng tu mà không khỏi xấu hổ, thở dài vì ngay cả thầy yoga cũng có thể ngồi toạ trong nước hàng mấy ngày liền, chôn xuống đất mấy ngày liền, còn tôi thì ngay cả hai tiếng cũng chưa ngồi được. Bất chợt trong đầu tôi loé lên một niệm: Mình cũng sẽ ngồi dưới nước, “có thể ngồi toạ trong nước hàng mấy ngày liền, chôn xuống đất mấy ngày liền” [Bài giảng thứ chín – Chuyển Pháp Luân].

Cơn đau đột nhiên tiêu mất, cũng không thấy nóng nữa, thậm chí lúc đau thì cũng chỉ chảy vài giọt mồ hôi, mà còn thấy lạnh, cảm giác thật như đang ngồi trong nước vậy. Khi nhạc luyện công kết thúc, tôi nghĩ ngồi thêm hai tiếng, ba tiếng cũng có thể. Tôi thực sự thể hội được sự huyền diệu của tu luyện.

Lần thứ ba

Lần này là vào buổi chiều của ngày tôi luyện công hai tiếng. Sau khi nhóm nhỏ chúng tôi học Pháp xong, các đồng tu nói rằng lần trước mọi người cùng nhau luyện công thì trường năng lượng rất mạnh, bây giờ luyện lại lần nữa. Sáng sớm nay mình đã ngồi hai tiếng rồi, lúc học Pháp cũng lại ngồi song bàn, có thể ngồi tiếp không nhỉ? Có thể. Tôi thầm hạ quyết tâm, nhẫn chịu một lần nữa.

Lần này cũng từ phút thứ 20 thì bắt đầu đau, tôi nghĩ: Lần đả toạ này thì đột phá thế nào? Tôi mở mắt chớp nhìn đồng tu, thấy lông mày của đồng tu đang nhắm chặt, họ cũng nhẫn chịu một cách vất vả như vậy. Tôi nghĩ: Làm sao mà cô ấy lại không mang “nét mặt mang ý an hoà” [Đại Viên Mãn Pháp] nhỉ? Có phải mình cũng vậy không? Mình phải làm được “nét mặt mang ý an hoà”. Tôi liền nhắm mắt lại, đầu tiên mỉm cười rồi bảo trì nét mặt tươi vui. Khi vẻ mặt tràn đầy vui vẻ, tôi không còn nghĩ tới mọi việc xảy ra xung quanh, cơn đau cứ thế giảm nhẹ từng chút một. Tôi đã rất kinh ngạc, phát hiện rằng câu nói “nét mặt mang ý an hoà” khiến cho cơn đau của tôi biến mất, cơn đau bắt đầu giảm nhẹ cho đến khi tiêu mất hoàn toàn. Sư phụ thật vĩ đại, Pháp thật vĩ đại, tôi thật sự cảm nhận được Phật ân hạo đãng của Sư phụ. Có bài chia sẻ trên Minh Huệ nói rằng, đau đớn trong khi đả tọa là đang chịu đựng thay cho chúng sinh trong thế giới của mình, đây là điều triển hiện chân thực, tôi liền chảy nước mắt, từ đó cũng không muốn tháo chân ra nữa.

Sau vài lần đột phá và thông qua việc tu Nhẫn, trạng thái tu luyện của tôi, đặc biệt là việc gặp trực tiếp giảng chân tướng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Đây là một số cảm ngộ trong khi thực tu mà tôi viết ra, mong muốn cùng các đồng tu đề cao, cùng tinh tấn. Hợp thập!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/268629



Ngày đăng: 13-09-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.