Thần thoại hỗn loạn và tư tưởng triết học truyền thống (Phần 1)



Tác giả: Arnaud H

[ChanhKien.org]

Trong tiến trình lịch sử, khái niệm “văn hóa truyền thống” bao hàm phạm vi rất lớn và phức tạp. Các dân tộc, quốc gia và khu vực khác nhau có những nền văn hóa truyền thống riêng biệt, rất nhiều nền văn minh có lịch sử lâu đời, thậm chí có từ thời đại thần thoại. Nhìn chung, trong các thời kỳ văn hóa truyền thống của các dân tộc ở phương Tây thì “Văn hóa Hy Lạp cổ đại và văn hóa Do Thái” có sức lan tỏa rộng lớn nhất về phạm vi và có sức ảnh hưởng lớn nhất đến các thế hệ sau, do đó nó được miêu tả như hai chân của nền văn minh truyền thống phương Tây.

Thời kỳ “Phục hưng” thường được nhắc đến trong văn hóa phương Tây đã có ảnh hưởng sâu rộng đối với tư tưởng, văn học, nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác của con người hiện đại. Thời kỳ này đã làm “phục hưng” hệ thống văn hóa nghệ thuật từng rất huy hoàng ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, hoàn toàn khác với văn minh Cơ Đốc giáo ở Châu Âu. Tất nhiên, về quá trình phục hưng phức tạp này, tôi đã nói về một số tình huống liên quan trong các bài báo lịch sử mỹ thuật trước đây nên ở đây không nhắc lại nữa. Nội dung bài viết này quay về thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, chúng ta sẽ bàn luận từ các câu chuyện thần thoại cổ xưa, xuyên qua lớp sương mù để có cái nhìn đúng đắn về lịch sử.

Sự hỗn loạn của Thần thoại

Năm ngoái, các kênh truyền thông lớn trên thế giới đều đưa một thông tin gây sốc: Trong cuốn sách giáo khoa “Đạo đức nghề nghiệp và pháp luật” do Bộ Giáo dục Trung Quốc phê duyệt và xuất bản năm 2018, câu chuyện Chúa Giê-su ân xá cho người phụ nữ phạm tội đã bị xuyên tạc thành Chúa Giê-su ném đá người phụ nữ cho đến chết. Sách giáo khoa này cũng trích dẫn câu chuyện Chúa Giê-su tha thứ cho tội ngoại tình trong chương 8 “Phúc âm John” trong “Kinh Thánh Tân Ước”.

Nguyên văn câu chuyện được kể lại như sau: “Họ cứ không ngừng hỏi, Chúa Giê-su liền đứng dậy nói với họ: ‘Ai trong các người không có tội, thì hãy lấy đá ném cô ấy trước! ‘ Rồi Ngài lại cúi xuống dùng ngón tay viết chữ lên mặt đất. Nghe vậy, tất cả từ già đến trẻ đều bỏ đi, chỉ còn Chúa Giê-su và người phụ nữ vẫn ở lại. Đức Chúa Giê-su đứng thẳng dậy và nói với cô: ‘Này con, những người kia đâu rồi? Không ai định tội con sao?’ Cô ấy nói, ‘Lạy Chúa, không ạ.’ Chúa Giê-xu nói: ‘Ta cũng sẽ không kết tội con đâu. Hãy đi đi!” Từ nay trở đi đừng phạm tội nữa.'”

(Trích từ bản dịch Kinh Thánh tiếng Trung “Bản hòa hợp” Phúc Âm Gioan Chương 8)

Trong sách giáo khoa “Đạo đức nghề nghiệp và pháp luật” được Bộ Giáo dục Trung Quốc phê duyệt và xuất bản năm 2018, câu chuyện Chúa Giê-su ân xá cho phụ nữ tội phạm đã được chuyển thể thành câu chuyện Ngài ném đá người phụ nữ đến chết. Trong hình là nội dung sách giáo khoa bôi nhọ Chúa Giê-su.

Trong sách giáo khoa “Đạo đức nghề nghiệp và pháp luật” được Bộ Giáo dục Trung Quốc phê duyệt và xuất bản năm 2018, câu chuyện Chúa Giê-su ân xá cho phụ nữ tội phạm đã được chuyển thể thành câu chuyện Ngài ném đá người phụ nữ đến chết. Trong hình là bìa sách giáo khoa và thông tin liên quan.

Tuy nhiên, trong sách “Đạo đức nghề nghiệp và Pháp luật” đã được điều chỉnh lại với nội dung hoàn toàn ngược lại. Sách viết: “Có lần Chúa Giê-su nói với tất cả những người phẫn nộ rằng muốn giết chết một người phụ nữ đã phạm tội: ‘Nếu ai chưa từng phạm lỗi, thì bước lên giết chết cô ta’. Nghe xong, mọi người dừng lại không ái bước về phía trước. Khi mọi người rời đi, Chúa Giê-su đã lấy đá đánh chết người phụ nữ và nói: ‘Ta cũng là tội nhân. Nhưng luật pháp được thực hiện bởi người không có lầm lỗi nào thì luật pháp sẽ chết’. Qua câu chuyện nhỏ này, bạn nhìn nhận thế nào về luật pháp?

Thông tin này đã gây náo động trên toàn thế giới, và được kết thúc bằng việc thu hồi lại sách giáo khoa. Mọi người đều biết rằng, sách giáo khoa có vị thế rất cao trong các loại sách, rất nhiều thầy trò ngày đêm nghiên cứu, học tập, và được nhiều học giả sử dụng. Nếu không hiểu bản chất của câu chuyện, người đọc sẽ nhầm tưởng rằng Chúa Giê-su là một kẻ giết người.

Từ xưa đến nay, ngay cả đối với những người không theo tôn giáo, Chúa Giê-su luôn được coi là hình mẫu về đạo đức, nhưng một bậc Giác Giả như vậy lại bị đưa vào sách giáo khoa thời mạt thế, và dưới sự thao túng của tà linh loạn quỷ bị ác ý bôi nhọ, hủy hoại thanh danh và trở thành kẻ giết người. Nếu tiếp tục lưu giữ trong sách giáo khoa mà truyền bá tràn lan những thông tin sai lệch này thì đạo đức nhân loại sẽ bị phá hoại lớn nhường nào. Ngày nay đối với sách giáo khoa còn xảy ra tình trạng nghiêm trọng đến mức độ như vậy, chẳng phải trong lịch sử lâu dài, các nền văn hóa cổ đại bị sửa đổi cũng là chuyện thường thấy đó sao?

Thần thoại Hy Lạp có trước thời Chúa Giê-su truyền Đạo trong kỷ nguyên văn minh lần này, do đó, nó đã bị cải biến nghiêm trọng đến mức các vị Thần trong Thần thoại không còn được con người kính trọng nữa. Ngày nay, tên của vị Thần Hy Lạp cổ đại là Thần Zeus, đã bị người ta dùng để đặt tên cho chó, thậm chí còn sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây.

Từ văn hóa được lưu truyền đến nay, có thể thấy các vị Thần Hy Lạp cổ đại bị con người gán cho nhiều tính cách tiêu cực như tham lam, háo sắc, ghen tuông, độc ác. Họ dường như sở hữu tất cả những ham muốn và ma tính của kẻ xấu, hiếm khi thấy được sự thiện lương và chính nghĩa của họ. Thần Zeus thậm chí còn bị bôi nhọ là kẻ thập ác bất xá. Tuy nhiên, trong sử sách Hy Lạp cổ đại, bạn có thể thấy khá nhiều điều ngược lại. Trong các tài liệu này, Thần Zeus là hiện thân của công lý và trí tuệ, rất công bằng và vô tư đối với con người. Khi con người sống tử tế, Ngài sẽ giúp cho nông sản của họ tăng thêm thu hoạch có cuộc sống ấm no. Khi con người làm điều ác, Ngài sẽ giáng thiên tai để trừng phạt.

Tượng bán thân của nhà thơ Hy Lạp cổ đại thế kỷ thứ 8 TCN Hesiod. Trải qua lịch sử lâu dài, ông bị nhầm với Seneca, một triết gia, chính trị gia và nhà viết kịch La Mã cổ đại trong lịch sử nghệ thuật phương Tây. Đây là một trong những bức tượng thạch cao chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học nghệ thuật ở Trung Quốc, nó rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật Trung Quốc. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ, do kiểu tóc, ngoại hình và biểu cảm của bức tượng, một số giáo viên mỹ thuật đã nhầm nó thành “cướp biển”.

Hesiod, nhà thơ Hy Lạp vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, trong tác phẩm “Works and Days” của ông có luận thuật rằng: “Thần Zeus đã ban tặng món quà chính nghĩa tốt nhất cho nhân loại. Bởi vì, bất cứ ai biết chính nghĩa và coi trọng chính nghĩa, Thần Zeus sẽ ban phúc lành cho người ấy.”

Hình vẽ tượng Thần Zeus trên đỉnh Olympus, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, được vẽ vào năm 1815 bởi nhà khảo cổ học, kiến ​​trúc sư và nhà sử học nghệ thuật người Pháp Quatremère de Quincy. Bức tượng Thần Zeus trên đỉnh Olympia được hoàn thành bởi nhà điêu khắc Hy Lạp Phidias vào khoảng năm 435 trước Công nguyên, được đặt trong Đền thờ Thần Zeus ở Olympia, Hy Lạp. Tượng cao khoảng 12 mét được cho là làm bằng đồng mạ vàng, đá quý, ngà voi và vàng. Theo sách cổ, Thần Zeus một tay cầm vương trượng tay kia nâng nữ Thần chiến thắng, uy nghi ngồi trên ngai vàng. Tượng Thần đã biến mất sau một trận hỏa hoạn vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, nhưng giá trị nghệ thuật cao công trình đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới, nó được mệnh danh là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.

Khi Hesiod khuyên những người nắm quyền không nên làm điều ác, ông đã mô tả lại điều này: “Ai mà có hành vi hung bạo, Thần Zeus – người con của Cronus, với thiên lý nhãn sẽ trừng phạt họ. Thậm chí có những trường hợp cả thành phố bị trừng phạt chỉ vì một kẻ xấu làm điều ác, con trai của Cronus đã mang nạn đói và bệnh dịch đến cho họ. Vì vậy, người dân ở đó dần dần chết đi, vợ bị vô sinh, nhà cửa cũng bị Thần Zeus phá hủy, và mất dần đi. Sau đó Thần Zeus đã tiêu huỷ đội quân khổng lồ, phá hủy các bức tường thành và đánh chìm tàu ​​của họ trên biển”. Mặc dù những câu chuyện này đã xuất hiện từ lâu, nhưng nội hàm của chúng không phải là không liên quan đến dịch bệnh lan tràn ngày nay và tỷ lệ sinh ngày càng giảm.

Sau nền văn minh Hy Lạp cổ đại, các câu truyện thần thoại Hy Lạp có nhiều phiên bản khác nhau vì được dân gian thêm thắt nhiều tình tiết và do các nhà văn tùy tiện sáng tác. Những câu chuyện thần thoại chủ yếu là truyền miệng, đó không phải là những ghi chép lịch sử nghiêm túc và chân thật, mà Hy Lạp cổ đại là một tổng thể gồm rất nhiều thành bang nhỏ, mỗi thành phố đều có những câu chuyện thần thoại và truyền thuyết khác nhau. Do sự khác biệt về địa lý, thời gian và dị bản dẫn đến xuất hiện rất nhiều yếu tố mâu thuẫn nội tại khó giải thích rõ trong hệ thống thần thoại Hy Lạp

Dich từ: http://www.zhengjian.org/node/268063



Ngày đăng: 24-07-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.