Khổ kỳ tâm chí



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

“Viên mãn đắc Phật quả
Cật khổ đương thành lạc
Lao thân bất toán khổ
Tu tâm tối nan quá
Quan quan đô đắc sấm
Xứ xứ đô thị ma
Bách khổ nhất tề giáng
Khán kỳ như hà hoạt
Cật đắc thế thượng khổ
Xuất thế thị Phật Đà”

(Khổ kỳ tâm chí – Hồng Ngâm)

Tôi đắc Pháp cuối năm 1996, đến nay (cuối năm 2001) đã tròn 5 năm. Trong những năm vừa qua, tôi đã gặp đủ các loại quan, nạn và cũng tự cho rằng mình đã vượt qua thuận lợi, quả thực cũng đã vượt qua khá tốt, vả lại danh, lợi, tình đều đã buông bỏ. Từ sự kiện 25/4/1999 đến nay, tôi đối diện với tà ác với tâm thái hết sức chính, gặp mấy lần đại quan sinh tử xem như tôi cũng đã vượt qua được tốt.

Lần đầu tiên, khoảng 10 giờ tối, cảnh sát khu vực (công an) gọi điện đến bảo tôi xuống lầu nói chuyện (chồng tôi không có nhà). Tôi bế theo con trai mới được mấy tháng tuổi, cháu muốn đi ngủ nhưng lại không ngủ được nên bật khóc lớn tiếng, những nơi rất xa cũng có thể nghe thấy. Toàn bộ công an, văn phòng khu dân phố, ủy ban nhân dân đều đến cả, nhưng không ai bảo để con trai tôi ngủ rồi hãy nói. Tôi nói với con rằng, không được khóc, đệ tử Đại Pháp không được khóc trước mặt họ. Sau đó công an cho người ôm con tôi đi. Lúc đó tôi chỉ có một niệm: “Nếu là nạn của tôi, thì tôi gánh chịu, còn nếu không phải nạn của tôi, thì Sư phụ sẽ không an bài cho tôi”. Tôi kể cho họ biết tôi đã đắc Pháp như thế nào, vì sao vững tin và kiên định tu luyện Đại Pháp. Họ bèn nói sức khỏe tốt rồi thì không cần luyện nữa, họ lấy con trai, căn nhà, công việc ra để uy hiếp tôi, buộc tôi phải ký cam kết sẽ không tu luyện nữa, nếu không sẽ không cho tôi qua. Tôi bất động tâm, ghi nhớ lời dạy của Sư phụ “tâm nhất định phải chính” (Bài giảng thứ sáu – Chuyển Pháp Luân), trong tâm tôi không một chút lay động, nghĩ rằng: cho dù các anh nói thế nào thì tôi cũng đều bất động tâm. Tôi không nói gì nữa, cả phòng mười mấy người cũng không ai nói gì, rất yên lặng. Tôi gắng sức nghĩ đến Sư phụ, nhưng không sao nghĩ ra được hình dáng của Sư phụ, trong đầu hoàn toàn trống rỗng. Họ tiếp tục uy hiếp tôi, nói các câu kiểu như phải giam giữ tôi, trong lòng tôi nghĩ nếu tôi ký tên thì mới là không vượt được quan! Nét mặt mỉm cười, tôi không nói gì nữa. Thấy vậy một cảnh sát lại hung hăng uy hiếp tôi, cho rằng tôi đang cười nhạo họ. Tôi vẫn cười, cuối cùng, họ nói thời gian cũng muộn rồi và bảo tôi về trước chờ thông báo. Khi ôm con đi ra khỏi cổng bảo vệ, tôi khóc nức nở, nước mắt tuôn rơi, nói với Sư phụ: “Con xin cảm ơn Sư phụ đã giúp con vượt qua đại quan này”. Vừa rồi quả là nguy hiểm, đúng là “tốt xấu xuất tự một niệm”! (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân), “Hiểm trung hữu hiểm” (Nạn Trung Bất Loạn – Hồng Ngâm). Ngày hôm đó vừa đúng là sinh nhật lần thứ 37 của tôi, lại có người tặng tôi một lẵng hoa tươi, món quà mà từ khi sinh ra đến giờ tôi chưa từng được nhận. Trong lòng tôi nghĩ, đây là sự khích lệ đối với tôi vì đã vượt qua quan này.

Lần thứ hai là khi tôi về quê nhà tặng mười mấy bộ sách mới. Có lẽ do công an sốt ruột vì không tìm thấy tôi nên cả người nhà tôi ở quê họ cũng không buông tha. Vào ngày thứ 2 sau đám cưới của con trai của chị gái tôi (ngày 02 tháng 10), 20-30 công an chẳng nói chẳng rằng xông vào nhà chị tôi (ở quê) và lục tung toàn bộ ngôi nhà, tiếp đó lại phá cửa văn phòng tòa án (anh rể tôi là thẩm phán đã nghỉ hưu, cả hai anh chị đều tu luyện). Sau đó họ lại quay trở về bắt giam tôi và anh rể vào đồn cảnh sát hỏi chuyện. Lúc đó tâm tôi vô cùng chính, trong đầu chỉ có một niệm: “Các anh không nhìn thấy được gì hết”, thế nên kỳ tích đã xảy ra, không những không cuốn sách nào bị tịch thu, mà còn không cảnh sát nào nhìn thấy hai cuốn Chuyển Pháp Luân để trên mặt bàn và chồng tôi nằm ở trên giường, ngay cả chị tôi đi qua trước mặt cả một đội công an mà cũng không ai nhìn thấy chị ấy. Sau đó chị nói với tôi rằng chính Sư phụ đang trông chừng chúng ta. Sư phụ nói: “Ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân). Vì vậy cả nhà chúng tôi đều thoát hiểm. Giờ đây nghĩ lại tôi mới hiểu rõ lời Sư phụ giảng: “Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực” (Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực – Tinh Tấn Yếu Chỉ II).

Trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2000, tà ác điên cuồng tiến hành lục soát nhà và bắt giữ các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục. Tại Thâm Quyến, hầu hết các đồng tu mà tôi quen biết đều bị lục soát nhà. Gần nửa tháng trôi qua nhưng không ai hỏi đến tôi, vừa khi tôi cảm thấy có gì đó bất thường thì công an xông vào nhà tôi, chúng ngang ngược xới tung nhà tôi lên, những viên công an thường ngày rất quen với tôi thì lúc này lại trở nên vô cùng dữ dằn. Con trai tôi 14 tháng tuổi giữ cuốn sổ điện thoại trong tay mà cũng bị họ giật mất hai lần. Họ đã lấy mất toàn bộ tài liệu học Pháp của tôi (may mà tôi đã chuyển đi một phần lớn), ngay cả bức thư cá nhân mà chồng tôi ở nước ngoài gửi cho tôi và băng hình kết hôn của tôi đều bị họ cưỡng chế tịch thu, họ còn giam tôi và con trai tôi trên xe cảnh sát. Sự ngụy thiện của công an trong đồn cảnh sát không hề làm tôi động tâm, đồn trưởng nói chuyện với tôi hồi lâu cũng không có tác dụng gì, tôi kiên định không ký cam kết không luyện công nữa. Mọi việc đều có Sư phụ quản, sẽ không có vấn đề. Tôi và con trai bị giam một ngày một đêm không ai hỏi thăm. Đến khi con trai mệt quá ngủ thiếp đi sau khi đã khóc cả đêm, tôi nghĩ mình không thể chờ đợi ở đây thêm được nữa, không thể để họ giam giữ như vậy mãi, tôi còn nhiều việc vẫn chưa xong! Không được, phải tìm cách xông ra ngoài! Ban ngày tôi hai lần cố thoát mà chưa ra thành công, đến khoảng 7 giờ sáng hôm sau thì họ đã thay đến bốn, năm người bảo vệ chỉ để trông chừng hai mẹ con tôi. Lúc luyện công tôi nghĩ, nơi đây không phải là nơi luyện công, các đồng tu đang cần tôi, không được, hãy khiến bảo vệ đi ngủ, tất cả những điều này không phải là do Sư phụ an bài, tôi không có cái nạn như vậy. Tôi lại nhìn con tôi, cháu cũng là người tu luyện, Sư phụ đang trông coi cháu nên hẳn là sẽ không có chuyện gì xảy ra đâu. Vậy là tôi mở cửa chống trộm và xông ra ngoài, nhìn xung quanh thấy không một ai trực ban trong sảnh. Chạy, tôi chạy một hơi lên chiếc xe buýt ở ven đường, lúc cửa xe đóng lại, tôi chợt nghĩ ra sao tôi lại không mang theo con? Trong lòng tôi hơi lo, nhưng lập tức thay đổi suy nghĩ, không sao, có Sư phụ ở đây nên không việc gì phải sợ cả, không sao, không có gì đáng lo cả. Con trai tôi bị giam thêm một ngày ở đồn cảnh sát, họ hàng, bạn bè tôi phải viết thư bảo lãnh họ mới chịu thả con trai tôi. Thông qua sự giúp đỡ của họ hàng, bạn bè và đồng tu, cả nhà chúng tôi chia nhau ra khởi hành từ Hồng Kông và Thượng Hải rồi đến Nhật đoàn tụ. Sư phụ từ bi đang bảo hộ chúng tôi, chúng tôi cuối cùng đã thoát khỏi nguy hiểm rồi! Sư phụ, đệ tử cảm ơn Ngài đã giúp đệ tử tiếp tục vượt qua đại quan này.

Đến nước Mỹ, dự tính ban đầu của tôi đã thay đổi hoàn toàn, hết quan tâm tính này đến quan tâm tính khác đến, đều là quan giữa các đồng tu với nhau, dẫu biết rằng những quan này cần phải vượt qua, nhưng tôi đã phải vượt qua một cách rất khó khăn, cũng coi như đã vượt qua. Nào ngờ đứa con nhỏ lại nghịch ngợm vô cùng, người vốn dĩ không biết cách dạy dỗ con cái như tôi cảm thấy rối cả lên, ai cũng chỉ bảo tôi vài câu, nói này nói nọ, khiến tôi thực sự chịu không nổi, trong lòng nghĩ phải chăng không nên đến Mỹ? Tôi nghĩ hay là về nước, nhưng chồng tôi lại không chịu vì chúng tôi thật không dễ dàng thoát khỏi nguy hiểm, giờ lại bày đặt trở về ngồi tù thì chẳng phải tự chuốc lấy khổ sao? Tiến thoái lưỡng nan. Ở đây cũng cần có người giảng chân tướng. Tôi tự hỏi bản thân rốt cuộc mình có chỗ nào không đúng? Còn có điều gì chưa buông bỏ? Tôi còn cố tình giải thích, ngụy biện cho mình trước mặt các đồng tu. Trong tâm tôi nghĩ sao vậy nhỉ, đồng tu ở Mỹ quốc bị sao thế? Sóng gió tôi còn không sợ, vậy mà chuyện gì xảy ra vậy? Tôi phiền não rất lâu. Qua giao lưu với các đồng tu và tự mình học Pháp, tôi hiểu ra hết thảy chuyện này là để tôi đề cao. Trong giai đoạn Chính Pháp, bản thân tôi vẫn còn nhiều tâm chấp trước cần phải buông bỏ; trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều phải tu cái tâm mình, phải hướng nội tìm, khổ mấy cũng phải tu bỏ, phải minh bạch ra. Nếu không thì tôi cũng giống như người thường, làm sao có thể giảng rõ chân tướng được? Không được biết mình sai rồi mà lại tái phạm. Như Sư phụ đã giảng:

“Ai ai cũng tìm trong tâm tính của bản thân mình cho ra nguyên nhân ở tự mình đã không làm tốt, để lần sau làm cho tốt.” (Chuyển Pháp Luân)

Cho dù thế nào tôi cũng phải tu tốt bản thân mình, làm tốt hết thảy các việc trong thời kỳ Chính Pháp, theo kịp tiến trình Chính Pháp. Tôi không được suy nghĩ quá nhiều về chuyện được mất của bản thân, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được buông lơi việc chứng thực Đại Pháp, giảng rõ chân tướng cho mọi người. Chỉ cần đi con đường của bản thân cho chính, kiên định vào Đại Pháp, tu luyện chính là tu bản thân, tranh thủ thời gian để cứu độ hết thảy chúng sinh.

Bây giờ tôi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc nhanh chóng, toàn diện giảng rõ chân tướng cho người Hoa. Ban đầu tôi cứ nghĩ cho mọi người đọc tài liệu, xem phim chân tướng trên tivi là được rồi, nhưng có một sự việc đã nhắc nhở tôi rằng như vậy vẫn chưa đủ. Một hôm, người thuê phòng kế bên thắc mắc về việc chính phủ đàn áp Đại Pháp và nêu ra một số nghi vấn về Đại Pháp, tôi hiểu ra cho dù hàng ngày cô ấy đều xem các tài liệu khác nhau, nhưng cô ấy vẫn không hiểu chính phủ vì sao đàn áp Đại Pháp. Tôi đã nói rõ rất nhiều đạo lý bằng nhiều cách khác nhau, ban đầu tôi rất nóng vội và sợ cô ấy không hiểu, cô ấy đã mua hai cuốn Chuyển Pháp Luân và cũng mua cả băng video, nhưng vẫn nói bận nên chưa có thời gian xem, bây giờ tôi mới hiểu hoá ra cô ấy còn có rất nhiều nghi vấn. Vì vậy, tôi vừa phát chính niệm, điều chỉnh tâm thái, giúp cô ấy thanh lý các nhân tố phía sau, vừa kiên nhẫn chia sẻ với cô ấy. Cho dù cô ấy vẫn chưa học Pháp, nhưng ít ra thông qua giao lưu, cuối cùng tôi đã giúp cô ấy hiểu rõ hơn về chúng tôi cũng như Đại Pháp. Tại lãnh sự quán, trên xe, trên đường, tôi dẫn theo con trai đi phát tài liệu và video giảng chân tướng ở khắp nơi, cho dù có khi gặp phải người rất hung dữ mắng chửi tôi, thì tôi cũng vẫn dùng tâm thái của đệ tử Đại Pháp đối đãi họ. Một lần, có một ông lão rất hung dữ khi tôi đưa tài liệu chân tướng cho ông ấy, ông ấy còn dọa muốn đánh tôi, tôi nói với ông ấy về thiện ác hữu báo, có lẽ những lời này đã khiến tâm ông ấy xúc động và bớt nóng giận. Còn có một người hễ mở miệng là mắng chửi, tôi nói với anh: “Anh bao nhiêu tuổi rồi, sao lại mắng chửi người ta vậy?” Anh ta lập tức cảm thấy xấu hổ, quay ra bảo không phải mắng chửi tôi, mà là chửi Đại Pháp chúng tôi. Vậy cũng được sao! Tôi nói vậy càng không được, mắng chửi tôi thì không sao, mắng chửi Đại Pháp thì không được, anh phải chịu trách nhiệm với sinh mệnh của mình, anh đừng bao giờ làm vậy. Cho dù không biết trong lòng anh ta nghĩ gì, tôi cảm thấy anh ta hơi bị sốc. Vì vậy, bất luận thế nào, tôi cho rằng dù đã phát bao nhiêu tài liệu, nếu có thể giảng thì phải cố gắng giảng chân tướng cho người ta hiểu, cố gắng phát huy khả năng của đệ tử Đại Pháp.

Có những lần bật băng hình trên phố, dù chỉ có một người tôi cũng bật cho họ xem. Chồng tôi tan ca rất muộn, các đồng tu lúc đó ai cũng đều có việc cần làm, mà trời thì ngày càng lạnh, liệu tôi có nên bật nữa hay không? Vừa phải dắt theo con, vừa phải đẩy tivi, làm sao đây? Phát trễ quá lại không ai xem, làm sao đây? Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada 2001 – Đạo Hàng”, Sư phụ giảng: “Khó, ấy là thể hiện được uy đức”. Nhưng tôi cảm thấy khó là buông bỏ sao? Vì sao lại để tôi làm việc này? Chẳng phải là để tôi tu sao? Vì sao lại hướng ngoại cầu? Bản thân tôi chắc chắn sẽ làm được! Không được hướng ngoại cầu, chỉ cần quyết tâm, xác định rõ ý định mình cần làm, tôi cõng con lên và lần đầu tiên một mình đẩy cái TV lên đường. Trên đường suýt nữa bị ngã mạnh, con trai đang ở trên lưng nói : “Mẹ ơi, nguy hiểm lắm, vất vả lắm, cẩn thận nhé mẹ.” Tôi cảm thấy hơi se lòng một chút, tôi nói với con: “Chỉ cần con nghe lời và phối hợp tốt, mẹ sẽ đỡ vất vả”. Vì thanh danh của Đại Pháp, để trả lại thanh danh cho Sư phụ, tôi có thể chiến thắng tất cả. Sau khi chính lại tâm thái của mình, bây giờ tôi thấy làm các việc thật nhẹ nhàng, tôi không suy nghĩ quá nhiều, chỉ tập trung làm các việc nên làm. Cho dù có khi tôi vẫn cảm thấy rất vất vả, nhưng hễ nghĩ đến các đồng tu ở trong nước, nghĩ đến câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa, lòng tôi lại kiên định hơn: Milarepa vì muốn tu thành Phật đã chịu bao nhiêu khổ nạn, ngày nay chúng ta có Sư phụ trông coi, Sư phụ đã vì chúng ta gánh chịu nhiều biết bao, dùng tư duy của con người khó mà tưởng tượng được, còn tôi đắc được nhiều như thế, khổ một chút thì có sao đâu? Có lẽ đây cũng chính là con đường tu luyện của tôi. Vì vậy, mỗi ngày tôi đều kiên định đi trên con đường Chính Pháp.

“Kiên tu Đại Pháp khẩn tùy Sư” (Tâm tự minh – Tinh Tấn Yếu Chỉ II), “Công thành viên mãn Phật Đạo Thần” (Kiến chân tính – Tinh Tấn Yếu Chỉ II).

(Bài chia sẻ tại Pháp hội New York năm 2002)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/13777



Ngày đăng: 11-07-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.