Từ Hoàng lịch đến xuân liễn



Tác giả: Lưu Siêu Kỳ

[ChanhKien.org]

Tân niên

“Tân niên”, tức “một năm mới”, là chỉ việc bắt đầu một năm mới trên tính toán lịch Pháp của một dân tộc, định vào ngày 1 tháng 1, lịch Pháp truyền thống Trung Quốc truyền thống gọi là “chính nguyệt sơ nhất”, tức là “Hoàng lịch tân niên”, còn được gọi là “Nguyên đán”, “Nguyên” tức là bắt đầu, “Đán” là chỉ hừng đông, ý tứ chính là “sự bắt đầu của một ngày mới”, ngoài ra còn là ngày lễ tiết thứ nhất của một chu kỳ tuần hoàn trong tính toán lịch Pháp, đây chính là cái mà mọi người gọi là “Niên”, chính là một chu kỳ lịch Pháp – một năm 365 ngày hoặc 366 ngày, “Tân niên” chính là bắt đầu một chu kỳ lịch Pháp.

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có “Tân niên” của mình, còn có phương thức đón mừng năm mới của bản thân quốc gia mình, bản thân dân tộc mình. Xã hội hiện đại, cơ bản nhất đó là liệt “Tân niên” thành ngày nghỉ của công chúng, các quốc gia ở Âu Mỹ v.v. đều quy định ngày 1 tháng 1 hàng năm là ngày nghỉ của công chúng, nghỉ một ngày, khắp chốn mừng vui. Hồng Kông là địa phương tề tựu cả người Hoa và người phương Tây, Đài Loan, Trung Quốc đại lục cũng là những nơi tiếp thụ ảnh hưởng văn hóa phương Tây, đã đem “Nguyên đán” của phương Tây và “Hoàng lịch tân niên” của Trung Quốc đồng dạng liệt vào ngày nghỉ của công chúng, để cho thị dân tham dự hoạt động ăn mừng.

Niên thú

Nói tới ngày lễ truyền thống “Niên” này, không thể không đề cập đến một truyền thuyết Trung Quốc có liên quan đến “Niên”. “Niên” rốt cuộc là như thế nào?

Ở thời thượng cổ khi người Trung Quốc còn chưa có văn tự, chỉ dựa vào hình thức truyền miệng để trao đổi thông tin, đã có một truyền thuyết như sau: “Niên” là một loại quái thú ăn thịt khổng lồ sống trong núi sâu, mặt mũi dữ tợn lại hung mãnh, đầu giống như sư tử, trên đầu có một cái sừng như sừng tê giác dài, xưng là “Niên thú”, cứ cách một đoạn thời gian sẽ từ núi sâu đi ra ăn thịt người. Người đương thời để tránh nạn, bèn thử các phương pháp khác nhau chống lại “Niên thú”, có người quét thuốc màu đỏ lên trên cửa nhà, có người treo da thú màu đỏ, thẻ tre lên cửa sổ, có người vẽ phù chú trên vách tường, có người nhóm lửa, phát hiện ra hành động này có thể khiến “Niên thú” chùn bước, giảm thiểu tổn thất nhân mạng, nhiều lần như vậy, con người nắm vững tập tính của “Niên thú”, về sau, dần dần cũng hiểu được làm sao để ứng biến, vượt qua “cửa ải Niên thú”, tránh khỏi bị “Niên thú” bắt đi hoặc ăn thịt.

Loài người lúc bấy giờ phát hiện “Niên thú” mỗi khi gặp tiết đông hàn, năm mới thay năm cũ, khi các loại động vật khác ngủ đông khiến “Niên thú” thiếu thịt ăn nên liền đến chỗ có con người sinh sống để ăn thịt người và vật nuôi, đến lúc tảng sáng gà gáy, chúng sẽ rời đi, về lại núi sâu rừng già. Ít ngày trước ngày đó tới, nhà nào nhà nấy đều như lâm vào cảnh ứng phó với đại địch, đầu tiên phải duy tu, sửa sang chỗ ở, thậm chí xây dựng mới lại nhà cửa, phòng ngừa “Niên thú” phá cửa vào nhà; chuồng bò, chuồng dê, chuồng gà đều duy tu lại, buộc súc vật, đóng chặt, để giảm thiểu tổn thất; bốn phía sân cổng họ đều quét màu đỏ, treo da thú màu đỏ, thẻ tre để xua đuổi “Niên thú”, màu đỏ giống như lửa, lửa thì tuy có thể đẩy lùi “Niên thú” nhưng lúc đó thì dù con người có cầm cây đuốc cũng không đủ năng lực đánh bại “Niên thú”, cho nên chỉ quét màu đỏ lên, còn người thì ẩn trốn, để “Niên thú” không tìm được bọn họ; ở hai bên trên cửa, bốn phía sân cổng vẽ phù chú để khu trừ tà ác, cốt làm sao xua đuổi được “Niên thú”.

Sự phát triển của đào phù, huy xuân, xuân liễn, câu đối

Thời thượng cổ, tại bốn phía sân cổng người ta đều quét màu đỏ để đuổi “Niên thú”, bốn phía sân cổng còn vẽ một ít phù hiệu, phù chú để xua đuổi “Niên thú”. Đến Nam Bắc triều, người Trung Quốc lúc “Lập xuân” thì viết “Nghi Xuân thiếp”, chính là dùng giấy màu cắt thành 2 chữ “Nghi Xuân” dán lên trên cửa; bởi các ngày “Lập xuân” và “Tân niên” hết sức gần nhau, đến triều Tống, người Trung Quốc dán “Xuân thiếp”, viết những câu cát tường may mắn lên giấy màu đỏ, dán trên cửa, đó là khởi nguồn của “Huy xuân”, “Xuân liễn”, ngụ ý làm mới một năm thì vận tốt nhất tề đến.

Thời thượng cổ, người ta vẽ phù chú hai bên cửa để xua đuổi “Niên thú”. Đến thời Đường Thái Tông triều Đường, mà bắt đầu có tập tục dán “Môn thần”, được dán lên là 2 vị tướng quân uy vũ của Đường Thái Tông, “Tả môn thần” là Tần Thúc Bảo (còn có tên Tần Quỳnh), “Hữu môn thần” là Uất Trì Cung (còn có tên Kính Đức). Hiện nay, ở hai bên cửa lớn người ta dán một đôi “Môn thần”, để cầu gia đình an khang, đến đi bình an.

Thời cổ, người vẽ dùng tấm ván gỗ đào có vẽ phù chú trừ tà đuổi quỷ trên cửa lớn để xua đuổi “Niên thú”, cho nên xưng là “Đào phù”. Đến triều Đường “Đào phù” còn tiến thêm một bước phát triển nữa trở thành tập tục dán “Môn thần”. Đến triều Tống, “Đào phù” phát triển trở thành “Huy xuân”, “Xuân liễn”. Bởi vì cổ nhân thường hay viết “Huy xuân”, “Xuân liễn” ở trên “Đào phù”, vì vậy, trước đây người ta lấy “Đào phù” để gọi chung tất cả “Huy xuân”, “Xuân liễn”, “Câu đối” được dán vào dịp năm mới hoàng lịch.

Bộ xuân liễn đầu tiên

Năm Chí Chính thứ 3 cuối thời Nguyên, tức năm 1343, do thừa tướng Thoát Thoát và A Lỗ Đồ nối tiếp nhau chỉ đạo sử gia viết “Tống sử”, căn cứ ghi chép của “Tống sử · Thục thế gia”, năm mới hoàng lịch năm 964, thời cuối cùng của Hậu Thục thời Ngũ Đại, một vị quốc quân tên Mạnh Sưởng trong đêm trừ tịch, lệnh cho đại thần Tân Dần Tốn viết đề từ trên đào phù, Mạnh Sưởng cho là ông kia viết không được hay, bèn tự mình hạ bút, viết hai hàng chữ ở trên đào phù, sau đó dán tại hai bên tả hữu của tẩm môn, hai hàng chữ này chính là: “Tân niên nạp dư khánh, Gia tiết hiệu trường xuân.” Hai hàng chữ này kỳ thực là một bộ câu đối, ý tứ là: “Dịp làm mới một năm này đón nhận phúc trạch tổ tiên để lại, dịp ngày lành năm mới hoàng lịch này mang tới phúc lạc vĩnh viễn.” Chúng đại thần đều khen tụng không dứt, cho rằng là tuyệt cú, ứng với sự cát tường hòa hảo vui mừng của năm mới hoàng lịch. Sử gia Trung Quốc đều cho rằng bộ câu đối của Mạnh Sưởng viết vào đêm trừ tịch, là bộ xuân liễn đầu tiên của Trung Quốc.

Nào hay, một năm sau đó, Hậu Thục vong quốc, Mạnh Sưởng bị bắt làm tù binh, hoàng đế khai quốc triều Tống là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận liền phái một người là đại thần Lã Dư Khánh đến quản lý vùng đất Hậu Thục để lại, vừa vặn ứng nghiệm câu đầu tiên trong câu đối của Mạnh Sưởng: “Tân niên nạp dư khánh.” “Dư khánh” trong câu đối của Mạnh Sưởng ý tứ là “phúc trạch tổ tiên để lại”, mà nay biến thành tên của đại thần Lã “Dư Khánh”. Ngày Mạnh Sưởng hàng Tống cũng là sinh nhật Tống Thái Tổ, căn cứ ghi chép của “Tống sử · Gia lễ”, năm đầu Tống Thái Tổ kiến lập triều Tống, quần thần tấu thỉnh Tống Thái Tổ lấy sinh nhật của Thái Tổ, tức 16 tháng 2 hoàng lịch làm “tiết Trường Xuân”, “Trường Xuân” tức có ý “Trường thọ”, vừa vặn ứng nghiệm câu thứ hai trong câu đối của Mạnh Sưởng: “Gia tiết hiệu Trường Xuân.” “Trường Xuân” trong câu đối của Mạnh Sưởng có ý là “phúc lạc vĩnh viễn”, mà nay biến thành ý tứ “Chúc Tống Thái Tổ trường thọ”. Câu đối của Mạnh Sưởng vốn là chúc Hậu Thục phúc trạch muôn đời, vĩnh thế “Trường Xuân”, mà nay biến thành dự triệu và lời nguyền vong quốc, chính là một lời hóa thành câu sấm. “Tiết Trường Xuân” vào năm Khai Bảo thứ 9 thời Tống Thái Tổ, tức năm 976, thì sau khi Tống Thái Tổ qua đời đều này liền bị bãi bỏ.

Tập tục dán xuân liễn

Người Trung Quốc đến dịp năm mới hoàng lịch không thể thiếu việc dán huy xuân hoặc giả xuân liễn, câu đối. Huy xuân là căn cứ theo vị trí bày biện của bài vị, phong thuỷ, gia sản mà dán, mà xuân liễn, câu đối là dán tại vị trí cửa phòng, cửa lớn, hai bên cổng chính.

Xuân liễn thường dán vào lúc tháng chạp, tức 28, 29 tháng 12 hoàng lịch hàng năm, tức là 1, 2 ngày trước khi bắt đầu năm mới hoàng lịch. Phương pháp dán truyền thống là dán thẳng đứng hai bên khung cửa. Nếu như chúng ta quay mặt lại cửa mà dán, vế trên cần dán bên tay phải (tức bên trái cửa), vế dưới cần dán tại bên tay trái (tức bên phải cửa). Hoành phi nên dán tại phía trên khung cửa, viết và đọc từ phải sang trái, kỳ thực cái này do yêu cầu từ trên xuống dưới, từ phải qua trái của phương thức viết và đọc của truyền thống văn tự Trung Quốc.

“Nguyên Đán” của Vương An Thạch

Vương An Thạch triều Tống có một bài thơ trên đào phù trước lúc đổi thay năm mới hoàng lịch, tên là “Nguyên Đán”.

Bài thơ “Nguyên Đán” này viết như sau: “Bạo trúc thanh trung nhất tuế trừ, Xuân phong tống noãn nhập Đồ Tô. Thiên môn vạn hộ đồng đồng nhật, Tổng bả tân đào hoán cựu phù.”

Bài thơ này dịch ý văn bạch thoại là: Trong lúc tiếng pháo từng hồi vang như sấm, một năm cũ qua đi, gió xuân mang đến sự ấm áp, mùa đông đã rời đi, mọi người cùng nhau say sưa uống rượu Đồ Tô, bầu không khí hết sức náo nhiệt. Mặt Trời mới mọc chiếu sáng nghìn vạn hộ gia đình, hoàn cảnh náo nhiệt ồn ã, mọi người đem đào phù, huy xuân, xuân liễn, câu đối mới thay cho đào phù, huy xuân, xuân liễn, câu đối cũ.

Từ bài thơ này có thể thấy phản ánh ra lúc đương thời con người trải qua năm mới hoàng lịch là hết sức náo nhiệt và tràn ngập không khí vui mừng, từng nhà đều dán lên huy xuân, xuân liễn mới. Trên huy xuân và xuân liễn đều viết lên một ít câu chữ cát tường, hy vọng năm sau có vận may, tất cả hoàn cảnh thuận lợi.

Các xuân liễn xuất sắc

Bạo trúc nhất thanh trừ cựu, đào phù vạn hộ canh tân. Hoành phi: Khí tượng vạn thiên (Một tiếng pháo trừ đi cái cũ, đào phù vạn hộ đổi mới. Hoành phi: muôn vật tráng lệ)

Bây giờ chúng ta cùng xem đoạn cổ huấn có liên quan đến câu đối này: “Nhật vãng tắc nguyệt lai, nguyệt vãng tắc nhật lai, nhật nguyệt tương suy nhi minh sinh yên.”

Mấy câu này xuất xứ từ “Dịch Kinh · Hệ từ ” (hạ thiên), văn bạch thoại diễn dịch đoạn này là: Mặt Trời xuống đằng Tây, Mặt Trăng bắt đầu mọc lên đằng Đông; Mặt Trăng xuống đằng Tây, Mặt Trời bắt đầu mọc lên ở đằng Đông; Mặt Trời và Mặt Trăng theo nhau đến đi, kết thúc một ngày, ngày thứ hai sẽ tới. Ngụ ý thời gian cực nhanh, khuyên con người cần quý trọng thời giờ.

Bây giờ chúng ta cùng xem đoạn cổ huấn thứ hai có liên quan đến câu đối trên: “Chính khí tồn nội, tà bất khả can; tà chi sở thấu, kỳ khí tất hư.”

Bốn câu danh ngôn này xuất xứ từ “Hoàng đế nội kinh”, ý tứ là: Con người chỉ cần tâm tồn chính khí, tâm chính, niệm chính, hành vi liền chính, thì bất kỳ tà niệm, oai niệm, ác niệm ngoại lai nào cũng không thể can nhiễu được, cũng sẽ không sai đường lạc lối – tâm, thân, linh liền khỏe mạnh; ngược lại, tâm tồn tà niệm, sẽ chứng khí hư, thì khí sẽ hư tổn, khí hư tổn thì dễ mắc bệnh – tâm, thân, linh bị hao tổn. Cho nên, người cần hành vi cho chính, suy nghĩ mong muốn cho chính.

Hòa khí nhất gia thiêm bách phúc, bình an nhị tự trị thiên kim. Hoành phi: Gia đình hòa mục

Bây giờ chúng cùng xem một câu ngạn ngữ có liên quan đến câu đối này: “Where there is love there is life.”

Câu ngạn ngữ này xuất sinh “Ấn Độ Thánh Hùng” Mahatma Gandhi (1869-1948), ý nói: “Nơi nào có tình yêu, nơi đó có sinh mệnh.” Tình yêu không nghi ngờ gì là một nhân tố trọng yếu của tình cảm để duy trì mối quan hệ giữa người với người.

Bây giờ chúng ta cùng xem câu ngạn ngữ thứ hai có liên quan đến câu đối trên: “Peace begins with a smile.”

Câu ngạn ngữ này xuất sinh từ Mẹ Teresa – người được giải Nobel Hòa Bình năm 1979, câu ngạn ngữ này có ý nói: “Hòa bình bắt đầu bởi một nụ cười.” Một nụ cười, biện pháp giản đơn, từng ấy những nụ cười chính là ẩn chứa từng ấy những thiện niệm, từng ấy những thiện niệm hình thành nên thiện và tình yêu vĩ đại, ân từ và hòa bình.

Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ, Xuân mãn Kiền Khôn phúc mãn môn. Hoành phi: Tứ quý bình an

Bây giờ chúng ta cùng xem một cổ huấn liên quan đến câu đối này: “Nhân vi thiện, phúc tuy vị chí, họa dĩ viễn ly; nhân vi ác, họa tuy vị chí, phúc dĩ viễn ly.”

Tức nói rằng: Con người nếu làm việc thiện, phúc tuy rằng chưa tới, họa đã rời xa chúng ta, nói cách khác, nếu quả như họa đã hoàn toàn rời xa chúng ta, lưu lại bên thân chúng ta chẳng phải là chỉ có phúc đấy sao; con người nếu muốn làm việc xấu, họa tuy rằng chưa tới, phúc đã rời xa chúng ta, nói cách khác, nếu quả là phúc đã hoàn toàn rời xa chúng ta, ở lại bên thân chúng ta chẳng phải là chỉ có họa thôi sao. Vì vậy, con người thời thời khắc khắc đều phải vì điều thiện.

Bây giờ chúng ta cùng xem câu cổ huấn thứ hai có liên quan đến câu đối trên: “Đồng chu cộng tế.”

“Đồng chu cộng tế” xuất xứ từ “Tôn Tử · Cửu địa thiên”. “Tôn Tử · Cửu địa thiên” có ghi lại như sau: “Phu ngô nhân dữ việt nhân tương ác dã, đương kỳ đồng chu cộng tế, ngộ phong, kỳ tương cứu dã như tả hữu thủ.” Điển cố này phát sinh thời Xuân Thu, nước Ngô và nước Việt xích mích, khi ấy có con thuyền chở cả người nước Ngô và người nước Việt vượt sông thì gặp sóng gió, mọi người ở hai phía đều cứu giúp nhau tựa như tay phải tay trái hợp tác vô cùng tốt. Điển cố này cũng phản ánh người Trung Quốc truyền thống đều hiểu rằng mọi người cần gánh chung hoạn nạn, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết hỗ trợ để khắc phục gian nan. Chúng ta (tác giả bài viết) thân là người Trung Quốc hiện đại, mọi người đều cần “Hòa trung cộng tế”, “Đồng tâm cộng tế”, “Đồng chu cộng tế” vậy!

“Hà tu trứ ý cầu giai cảnh, tự hữu kỳ phùng ứng tảo xuân. Hoành phi: Lập đức lập phẩm”

Bây giờ chúng ta cùng xem một bài thơ có liên quan đến câu đối này: “Xử thế hà tất nhập hí thâm, các liễu nhân duyên các quy căn, đãn tồn nhất điểm đồng tâm tại, dã điểu nhàn hoa xứ xứ xuân.”

Bài thơ này hẳn là xuất xứ từ Dật Phi – một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trong “Dật Phi tuỳ bút” của anh có bài này.

Dịch bài thơ này sang bạch thoại như sau: Xử thế không cần so đo từng tý một, mọi người gặp gỡ vốn là có quan hệ nhân duyên đời trước kiếp này, chỉ cần có một tâm thuần khiết tồn giữ “Chân, Thiện, Nhẫn”, thì có gặp phải gập ghềnh, cũng có thể thích ứng, thản nhiên mà được.

Bây giờ chúng ta cùng xem tiếp một cổ huấn liên quan đến câu đối trên: “Người tại tố, thiên tại khán.”

Ý tứ là: Ngẩng đầu ba thước có Thần linh, con người làm chuyện gì, Thần đều trông coi. Con người làm chuyện xấu, Thần nhất định sẽ đem những nợ nần đó tính lên thân người làm chuyện xấu, người làm chuyện xấu sau đó sẽ gặp báo ứng, kiếp này không báo đời sau báo; người làm chuyện tốt, Thần nhất định sẽ đem những đức này tính lên thân người làm chuyện tốt, người làm chuyện sẽ thụ nhận phúc báo, kiếp này không báo đời sau báo. Bởi vậy, con người cần giữ nghiêm kỷ luật.

Huy xuân, xuân liễn, mê tín?

Rốt cuộc viết những câu chữ tích cực, cát tường, chúc phúc lên huy xuân, xuân liễn hoặc giả vào dịp năm mới hoàng lịch nói những lời tích cực, cát tường, chúc phúc, có thực sự mang đến vận may, thuận cảnh không? Hay thuần túy là tập tục vô ý nghĩa? Hoặc giả lễ nghi phiền phức làm khổ người? Lại còn là mê tín, cổ hủ thủ cựu chăng?

Từ góc độ tâm lý học mà nói, viết những câu chữ tích cực, cát tường, chúc phúc lên huy xuân, xuân liễn hoặc giả vào dịp năm mới hoàng lịch hay nói những lời tích cực, cát tường, chúc phúc, đúng là có thể mang đến một chút vận may, thuận cảnh – đương nhiên khẳng định việc này có ảnh hưởng tâm lý nhất định, một người mà thường nhận tán thưởng, nhận được sự khẳng định, thái độ nhân sinh của anh ta tất nhiên sẽ tương đối tích cực, lạc quan và có tín tâm; ngược lại, người mà thường bị thóa mạ, trách cứ, thì nhân sinh quan của anh ta tất nhiên sẽ tương đối tiêu cực, bi quan và làm việc sẽ tương đối khiếp nhụt. Một người có hy vọng tích cực với tiền đồ, anh ta làm việc sẽ tích cực; ngược lại, một người nhìn không ra tiền đồ, anh ta làm việc sẽ tiêu cực, nhân sinh quan sẽ u ám.

Tiến sĩ Emoto Masaru và những người khác của Viện nghiên cứu IHM từ năm 1994 đã sử dụng công nghệ chụp ảnh tốc độ cao để quan sát các tinh thể nước, phát hiện: Nước nhìn thấy các thông điệp tốt đẹp có chứa “thiện lương, cảm tạ, thần thánh” các tinh thể nước sẽ tạo thành những hình dạng đẹp mắt, còn khi nước nhìn thấy những thông điệp không tốt như “oán hận, thống khổ, nóng nảy”, sẽ xuất hiện những hình dạng rời rạc và xấu xí, bất luận là văn tự, thanh âm, ý niệm đều như vậy. Ngoài ra còn có một thực nghiệm: Đem cơm chia vào 2 lọ thủy tinh, một lọ dán lên chữ “Cảm tạ”, một lọ khác dán lên chữ “Đồ khốn”, mỗi ngày để cho học sinh nhỏ tuổi nói “Cảm tạ” với lọ cơm dán chữ “Cảm tạ”, đối với lọ cơm còn lại mà dán chữ “Đồ khốn” thì nói “Đồ khốn”, một tháng sau đó, lọ cơm dán chữ “Cảm tạ” vẫn tỏa ra mùi cơm, còn lọ cơm còn lại mà dán chữ “Đồ khốn” thì biến thành đen, bốc mùi. Như vậy có thể thấy, ý niệm, lời nói, hành vi của con người có ảnh hưởng nhất định đối với vật chất. Tâm người ta mà chính, tâm địa thiện lương, niệm sẽ chính, thông điệp phát ra sẽ tốt, trường sẽ chính, con người tự nhiên sẽ khỏe mạnh, vận mệnh sẽ tốt. Thiện tâm, vui vẻ, khoan dung sẽ khiến bên trong cơ thể tiết ra dopamine, vật chất khỏe mạnh và dẫn phát tế bào mang năng lượng tích cực, chính niệm chính hành, khiến người khỏe mạnh, trường thọ, đây là điều đã được nghiên cứu tìm ra. Then chốt là đề cao tâm tính, bảo trì ổn định tâm tình, lấy đại nhẫn, thiện hết sức, cho tới thái độ chân thành đối nhân xử thế, con người sẽ có vận may, đây là thể hội cá nhân của tôi.

Bởi vậy, theo như vậy mà nhìn, người Trung Quốc viết huy xuân, xuân liễn quả thực là có ý nghĩa của nó, đương nhiên cũng không phải mê tín, cổ hủ thủ cựu, hoặc là lễ nghi phiền phức vô ý nghĩa, khoa học hiện đại, tâm lý học đều đã chứng thực điểm này.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/265605



Ngày đăng: 13-04-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.