Kinh nghiệm tu luyện trong công tác quảng cáo và bán hàng
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp
[ChanhKien.org]
Tôi đã đọc thông tri “Vấn đề tu luyện thông qua tu luyện giải quyết, vấn đề công ty thông qua công ty giải quyết” gần đây từ website Minh Huệ. Tôi có một vài thể ngộ muốn chia sẻ với các đồng tu.
Có một đoạn trong bài được viết như sau: “Trong những hạng mục và công ty hữu hình này, vừa có tiền và vật, lại vừa có chức vị và sự phân công công tác, đã trở thành lửa thử vàng cho rất nhiều người. Có người phó xuất một cách vô tư, cũng có người cầu danh cầu lợi; có người nhất tâm cứu người, cũng có người bàng quan mà làm người bình luận và phán xét; có người kiên trì khắc phục khó khăn, tiến về phía trước, cũng có người thuận theo thời thế chỉ mong cầu thoả mãn bản thân”.
Tôi đã làm công việc bán hàng và quảng cáo nhiều năm ở công ty truyền thông [của đệ tử Đại Pháp]. Tôi bắt đầu công việc này bởi vì nó cho phép tôi tham dự hạng mục Đại Pháp toàn thời gian mà không lo lắng về các việc của người thường.
Sau khi làm việc được một thời gian, tôi nhận ra công việc bán hàng khó hơn các công việc khác, bởi vì năng lực của người bán hàng sẽ được đánh giá bằng tổng doanh thu trong khi những công việc truyền thông bình thường khác không có yêu cầu như vậy. Hơn hết, nếu bạn không thể tạo ra đủ doanh số, bạn sẽ bị yêu cầu rời khỏi vị trí đó. Nhiều học viên đã đến làm việc trong thời gian ngắn và rời đi. Không ai có thể trụ lại vị trí này lâu dài.
Nhưng tôi đã có thể ở lại bộ phận quảng cáo bán hàng và đã đạt thành tích khá tốt. Vì thế, tôi trở nên tự mãn. Tôi cảm giác như thể mình đã làm trong một hạng mục khó nhất, tôi đã chứng thực bản thân. Tôi cảm thấy công việc bán hàng của mình có thể mang lại cho tôi cảm giác thành tựu. Tôi không phải là người bán hàng duy nhất cảm thấy điều này. Đồng nghiệp của tôi đã nói với tôi rằng họ cũng có cảm giác tương tự.
Khi thành tích của tôi ngày càng trở nên tốt hơn nữa. Tôi đã bắt đầu coi thường những nhân viên bán hàng khác mà không làm tốt như tôi. Tôi bắt đầu đánh giá các học viên qua kỹ năng bán hàng của họ. Tôi đã chấp trước vào danh lợi. Bởi vì bán được tốt có nghĩa là được lợi nhuận nhiều hơn và nhận được nhiều khen ngợi hơn. Về sau, tôi chỉ thích đi chung với các học viên có thể ngộ giống mình và không muốn nói chuyện với các học viên bất đồng ý kiến với tôi, đó là một chấp trước vào tình.
Bởi vì tôi đã làm tốt công việc của mình, tôi luôn luôn cảm thấy may mắn. Tôi cảm giác tôi đã tìm được hạng mục giảng chân tướng tốt nhất. Do làm việc ở bộ phận này một thời gian dài, tôi đã tích lũy được một vài khách hàng cố định. Tôi không cần nỗ lực làm việc nhiều. Tôi đã tự hài lòng, tôi ở trong vùng an toàn và đã phát triển quan niệm, dục vọng và chấp trước của riêng mình. Đặc biệt hơn là, tôi chỉ làm những điều mà tôi muốn làm. Tôi chỉ giao thiệp với người mà tôi thích và phán xét mọi người.
Tuy nhiên hiện tại, thành phố của tôi đã đối mặt với suy thoái toàn cầu. Tôi không thể đạt thành tích giống như trước nữa. Mặc dù có vẻ như tôi đã có rất nhiều lý do để bao biện, chẳng hạn như ít thị trường hơn cho báo chí, mối quan hệ khách hàng truyền thông khác nhau và sự gia tăng các công ty truyền thông độc lập. Cứ như thể tôi đang đối mặt với một thị trường hoàn toàn mới. Khách hàng mà tôi đã từng làm việc giờ lại trở thành những người hoàn toàn khác. Tôi phải đối mặt với khó khăn lớn hơn. Trong quá khứ, tôi cũng có khó khăn y như vậy. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn tôi trải qua lúc đó là về khách hàng. Miễn là tôi tìm được giải pháp đúng đắn, tôi sẽ có thể vượt qua hầu hết bất kỳ khó khăn nào. Tuy nhiên, thời gian này tôi đã đối mặt với suy thoái kinh tế. Tất cả những phương pháp tôi đã sử dụng trong quá khứ trở nên vô nghĩa. Tôi cảm thấy khó khăn càng ngày càng lớn. Tôi cảm thấy tự ti hơn về bản thân mình. Tôi đã không có động lực để chăm chỉ và khởi động lại mọi thứ một lần nữa.
Tôi đã thấy hổ thẹn khi đọc tới đoạn này: “có người kiên trì khắc phục khó khăn, tiến về phía trước, cũng có người thuận theo thời thế chỉ mong cầu thoả mãn bản thân” trong thông tri kể trên của Minh Huệ. Thật sự là thế. Những nguồn khách hàng ổn định trước đây của tôi đã khiến tôi chấp trước vào danh lợi và trở nên tự mãn. Khi môi trường thay đổi và tôi vấp phải chướng ngại, tôi lại không muốn kiên trì tiến lên.
Tôi đã làm việc trong ngành bán hàng và quảng cáo trong nhiều năm. Tôi đã từng vượt qua rất nhiều thử thách. Tuy nhiên sau khi tìm ra được nguồn khách hàng ổn định, tôi lại cố thủ trong vùng an toàn và không muốn thử những điều mới mẻ, cũng như không muốn vượt qua những khó khăn mới. Khi đối mặt với thị trường đang trên đà trượt dốc, tôi là người đầu tiên trở nên tiêu cực. Tôi ca thán và tự biện hộ cho bản thân. Tôi đã đổ lỗi cho thị trường ảm đạm, cho Internet, và cho cả ban quản lý. Tôi cho rằng ban quản lý làm việc quá tệ, chẳng hạn như họ không đủ sáng tạo và hay cường điệu hóa về sản phẩm của công ty. Tuy vậy, tất cả đều do chính chấp trước vào sự thoải mái của tôi. Tôi không muốn chịu khổ nạn.
Sư phụ giảng trong kinh văn “Càng về cuối càng tinh tấn” của Tinh Tấn Yếu Chỉ III:
Bởi vì xã hội nhân loại là một thế giới mà khổ nạn và hưởng thụ lợi ích cùng có, [nên] cuộc đời con người ta có rất nhiều khổ nạn, bất kể chư vị có nhiều tiền đến mấy, [thuộc về] giai tầng xã hội nào đi nữa. Vì thống khổ làm con người khó chịu, từ đó con người, dù tự nhận ra hay không tự nhận ra, đều sẽ đối kháng với khổ nạn; mục đích là mong muốn được sống hạnh phúc hơn một chút; vậy nên khi truy cầu hạnh phúc, con người sẽ hình thành [ý tưởng] làm sao cho bản thân không phải chịu thiệt thòi, sống tốt ra sao, thế nào mới có thể vươn lên hàng đầu ‘công thành danh toại’ trong xã hội này, làm sao để hưởng thụ được nhiều, làm sao để trở thành kẻ mạnh hơn, v.v. Vì thế, cùng với lúc có được một số kinh nghiệm, thì cũng hình thành những quan niệm nhân sinh; kinh nghiệm qua thực tế lại còn khiến quan niệm trở nên ngoan cố hơn.
Bên cạnh việc hướng nội, tôi cũng muốn chia sẻ một vài tình huống mà tôi đã phát hiện trong công tác truyền thông. Nhiều tình huống xuất hiện bởi các chấp trước mà Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta trong các bài giảng khác nhau: Không ít học viên có tư duy giống hệt như một người thường. Họ trở nên tự mãn khi đạt được vài thành tựu. Tuy nhiên, nếu họ không làm tốt, họ sẽ cảm thấy ghen tị. Một số người đang chứng thực bản thân thay vì chứng thực Pháp. Giữa các học viên chúng ta thậm chí tranh đấu với nhau để giành lấy tài nguyên. Một số thì phối hợp không tốt. Một vài người phàn nàn về người quản lý và không muốn lắng nghe quản lý. Mặt khác, người quản lý lại không có trách nhiệm đối với các thành viên và chỉ muốn phân công việc cho những người mới vì họ dễ dàng sai bảo hơn. Một số văn hóa đảng vẫn còn tồn tại trong môi trường truyền thông. Ví dụ, một vài người mong muốn đạt kết quả nhanh. Số khác thì đặt nặng vào danh tiếng của họ. Một số người thì nói quá sự thật. Một số người lại từ bỏ rất nhanh. Vài người khác lại không tin lẫn nhau và hay phàn nàn về nhau. Một số người lại chấp trước vào các hạng mục giảng chân tướng. Một số người chấp trước vào danh, lợi, tình. Một số người lại chia bè kết phái…và một số người lại có quan hệ bất chính với người khác giới. Cá nhân tôi nghĩ rằng lý do tại sao có nhiều vấn đề tồn tại là bởi vì vài đồng tu làm việc trong công ty truyền thông thích tận hưởng bản thân hơn là phó xuất.
Làm việc ở công ty truyền thông có thể phơi bày ra rất nhiều chấp trước. Chỉ bằng tu luyện thực sự, chúng ta mới có thể làm tốt công tác truyền thông.
Tôi xin kết bài với lời giảng của Sư phụ trong “Một đòn nặng”, Tinh Tấn Yếu Chỉ:
Đại Pháp không có danh, không có lợi, không có quan chức, chỉ là tu luyện.
Nếu thấy bất cứ điều gì sai sót, xin vui lòng chỉ rõ!
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7476
Ngày đăng: 14-12-2019
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.