Học thuộc Pháp quan trọng ở đối chiếu



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

1.Đầu năm nay tôi bắt đầu học thuộc sách “Chuyển Pháp Luân, mỗi ngày học thuộc một trang, trừ phi có việc phải bỏ lỡ ra, đa phần tôi đều có thể hoàn thành, tôi cảm thấy mình học được rất đầy đủ.

Hôm qua tôi học thuộc một đoạn Pháp sau:

Chính là vì hắn tạo cho chư vị mâu thuẫn như vậy, tạo ra cơ hội đề cao tâm tính, [nên] chư vị mới từ trong đó mà có thể đề cao tâm tính của mình; tâm tính chư vị chẳng phải đã đề cao lên là gì?

Mấy câu này tôi học thuộc gần một tiếng đồng hồ vẫn không thuộc được, tại sao vậy nhỉ? Tôi nhớ đến thể ngộ của đồng tu trên mạng về việc chỗ nào học không thuộc thì nhất định bản thân mình có vấn đề. Vậy nên tôi liền hướng nội tìm, phát hiện mình có tâm nóng vội: học thuộc để hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi tìm được tâm này rồi, tôi như đứng ở ngoài cục diện, phát hiện chủng vật chất tâm nóng vội giống như một ngọn núi đã tồn tại rất lâu trong trường không gian của tôi, khiến tôi rơi vào trạng thái tiểu hòa thượng niệm kinh mà không đắc Pháp, loại trạng thái này đối với người tu luyện là nguy hiểm nhất, khiến chúng ta học chỉ để lấy được, học thuộc chỉ để học thuộc, vậy có thể đề cao được bao nhiêu đây? Bởi vậy tôi ngộ được rằng, học Pháp hay học thuộc Pháp không được theo đuổi tốc độ, phải tĩnh tâm và nhập tâm mà học, quan trọng là đối chiếu với bản thân, mình chưa làm tốt được điểm nào? Mình còn thiếu sót ở điểm nào? Cần phải mau chóng cải biến về bản chất. Khi tôi tìm được ra nhân tâm thì lập tức có thể học thuộc được đoạn Pháp này.

2.Hôm nay tôi học thuộc đến đoạn Pháp sau trong sách “Chuyển Pháp Luân:

Lên đến cao tầng mà xét, thì các [Pháp] lý [nơi người thường] đều thay đổi. Người thường không hiểu rõ những việc này; [khi] chư vị lên cao tầng mà xét những [Pháp] lý, thì mọi thứ đều đã thay đổi. Ở nơi người thường chư vị cho rằng [đạo] lý này là đúng, nhưng nó không thật sự đúng. Lên cao tầng mà xét thì mới thật sự đúng; thông thường là như vậy.

Khi học thuộc đoạn Pháp này, tôi không bớt mất hai chữ thì thừa hai chữ, cứ học mãi mà không chuẩn. Với kinh nghiệm bên trên, tôi lại hướng nội tìm: tại sao lại bị thêm chữ hoặc mất chữ? Tôi phát hiện rằng: những việc người thường tôi thường làm qua loa đại khái, kỳ thực là thói quen xấu trong văn hóa đảng, làm việc gì cũng không để ý mà thêm một chút hoặc bớt một chút, người tu luyện có thể như vậy không? Điều này có phù hợp với “Chân” không? Hướng nội sâu hơn, tôi phát hiện khi gặp vấn đề tôi thường dùng tâm người thường để nhìn nhận, mà không “dùng Pháp lý tại cao tầng” để đánh giá, dù chỉ khác một chút, nhưng đó là sự khác biệt giữa người và Thần. Dù học Pháp hay học thuộc Pháp, nếu không tóm được nhân tâm của mình, không nỗ lực đối chiếu, thì cũng không khác nào không học Pháp.

Nhìn vào hình thế cuộc bức hại hiện nay, có không ít đồng tu trong vùng bị bắt, tôi cảm thấy phản cảm, tức giận, nhưng đứng trên Pháp mà nhìn, đó chẳng phải là tà ác hồi quang phản chiếu sao? Mấy năm trước tà ác điên cuồng như vậy chúng tôi đều đã vượt qua rồi, đệ tử Đại Pháp là ai? Là “kim cương”. Tà ác là ai? Là “tro bụi”, “tro bụi” có thể trụ được bao lâu? Đã đến lúc này rồi thì có gì phải sợ? Nghĩ như vậy, tôi cảm thấy bản thân ‘đỉnh thiên lập địa’. Tôi cảm thấy học thuộc Pháp đề cao rất nhanh, chúng ta đừng nên bỏ qua một số hiện tượng trong khi học thuộc Pháp, cơ hội đề cao chính ở đó.

Trên đây là một chút thể ngộ trong giai đoạn hiện tại của tôi.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/253294

 



Ngày đăng: 24-08-2019

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.