Nguy hại của tư tưởng đấu tranh



Tác giả: Tích Thời

[ChanhKien.org]Lão Từ từng nói: “Phu duy bất tranh, thiên hạ mạc năng dữ chi tương tranh” (Bậc trượng phu mà không tranh đấu, thì thiên hạ không ai có thể tranh giành với người ấy). Ông không chỉ giảng về “đạo” của mình, ông cũng nêu lên một triết lý vô cùng trí huệ và sâu sắc về đối nhân xử thế. Bậc trí giả thường có thể nhìn thấu được bản chất của sự vật và chân tướng của thế giới, cho nên họ cũng hiểu rõ những nguy hại của “tư tưởng đấu tranh”. Cuộc chiến tranh thành Troia trong lịch sử đã tạo nên những anh hùng, song cũng để lại vô số oan hồn từ những đống xương khô. Theo thần thoại Hy Lạp, nguyên nhân thực sự châm ngòi cho cuộc chiến tranh nổi tiếng này chính là do tranh chấp giữa các vị Thần.

Một cuộc chiến tranh lớn có thể hủy hoại vô số sinh linh, một cuộc chiến nhỏ cũng có sức tàn phá không kém.

Những người sống ở Trung Quốc đại lục thường có tư tưởng đấu tranh rất mạnh, bởi thời gian dài sống trong “văn hóa đảng”, họ đã bị nhồi nhét thứ triết học đấu tranh “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người”. Tư tưởng đấu tranh liên tục được truyền bá trong toàn xã hội thông qua các công cụ truyên truyền, ngay cả các trò chơi điện tử cũng chứa đầy bạo lực và ma tính.

Từ khi ra đời đến nay, đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đầu độc nặng nề con người bằng thứ triết học đấu tranh này, rất nhiều người chịu ảnh hưởng của nó mà trở nên “tàn bạo” một cách vô thức. Ví dụ:

Đấu tranh trong thảo luận: nói năng hùng hổ, dọa dẫm, thái độ không thiện chí, thường sử dụng những câu phản biện để phủ nhận quan điểm của người khác. Đấu tranh trong tư tưởng: thường có cách nhìn xem thường, kỳ thị, thành kiến đối với người hoặc sự vật khác. Đấu tranh trong hành vi: hô hào khẩu hiệu chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên, đấu tranh với tự nhiên, cố ý phá hoại môi trường sinh thái dẫn đến ô nhiễm môi trường; đấu tranh với người dẫn đến các mâu thuẫn xã hội gia tăng, đâu đâu cũng biến thành chiến trường. Đấu tranh về tình cảm: có lý hay không đều không nhân nhượng người khác, thường nghĩ cách phải “trị” được người xung quanh thì mình mới thỏa mãn, cuối cùng đấu tranh cả với người nhà gây tổn thương về tình cảm, gia đình mất hòa khí.

Loại quan niệm biến dị này khiếncon người trở nên ích kỷ và thiếu bao dung. Khi con người mất đi các quan niệm đạo đức đúng đắn thì họ cũng mất đi khả năng cảm nhận những điều tốt đẹp. Tư tưởng đấu tranh khiến con người quên mất quy luật khoa học “thuận theo tự nhiên, thiên nhân hợp nhất”. Khi con người đấu tranh với tự nhiên, tự nhiên cũng quay lại phản kháng. Khi đấu tranh về tình cảm, người ta gắn bó với một mối quan hệ không phải vì tình yêu mà là vì muốn tranh hơn thua. Điều đáng sợ hơn là người ta không những không nhận thức được những nguy hại của thứ “triết học đấu tranh” này, ngược lại người ta còn cảm thấy dương dương tự đắc trước “sức chiến đấu” không nhượng bộcủa mình.

Người tađấu tranh chỉ vì muốn chứng minh bản thân mình đúng, họ đã quên mất một phẩm chất cao quý cho phép con người chấp nhận những thứkhác với quan niệm của bản thân -đó là sự tôn trọng người khác. Bởi tâm địa hẹp hòi và thiếu khoan dung nên mới tranh đấu. Những người thích đấu tranh khi bị thua cuộc sẽ sinh tâm oán hận, nguyền rủa người khác, mong người khác gặp quả báo, điều này khác xa với quan niệm đạo đức truyền thống “dĩ hòa vi quý” của người xưa. Có thể thấy rằng người càng có thế mạnh thì càng không lắng nghe ý kiến của người khác, càng không muốn lắng nghe thì lại càng coi mình là nhất, càng cố chấp, càng dễ đấu tranh với người khác, và người đó ngày càng xa rời hạnh phúc.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/241200



Ngày đăng: 13-04-2018

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.