Suy nghĩ về chuyện “Đường Tăng đi thỉnh kinh”



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[ChanhKien.org] Hồi còn nhỏ, khi đọc truyện Tây Du Ký, hoặc xem bộ phim này trên TV, tôi luôn luôn tự hỏi tại sao Đường Tăng lại thật kém cỏi như vậy, ông ta dường như không bao giờ học được bài học nào từ những lần đụng độ với yêu tinh. Khi có yêu tinh khác xuất hiện, Đường Tăng không thể phát hiện ra điều gì đó không đúng và lại rơi vào kế hiểm của yêu tinh hết lần này đến lần khác.

Đối chiếu với việc tu luyện Đại Pháp, tôi nhận ra rằng cách mà một số học viên va vấp trên con đường tu luyện của họ cũng rất giống với cách Đường Tăng mắc sai lầm trong hành trình về Tây phương thỉnh kinh của ông. Sư phụ đã giảng Pháp rất rõ ràng cho chúng ta rằng chúng ta phải làm ba việc và bất cứ khi nào gặp vấn đề thì cần phải hướng nội tìm. Sư phụ cũng giải thích tình huống liên quan đến cựu thế lực. Tuy nhiên khi đối mặt với khó nạn, có bao nhiêu người trong chúng ta có thể ngay lập tức nhìn thấu được những quỷ kế của cựu thế lực? Khi Sư phụ công bố trên trang web Minh Huệ một kinh văn mới để quy chính lại con đường tu luyện của chúng ta, có bao nhiêu người trong chúng ta có thể ngay lập tức hướng nội tìm, hoàn toàn làm theo những lời của Sư phụ?

Đường Tăng cuối cùng cũng vượt qua tất cả các trở ngại, căn bản là nhờ tín tâm kiên định vào Phật Pháp, mỗi lần đối mặt với ma nạn, lòng tin kiên định đối với Phật Pháp của ông không mảy may dao động, và ông không bao giờ quên trách nhiệm đi Tây Thiên lấy kinh và cứu độ chúng sinh. Ngày nay chúng ta đều đang tu luyện trong Đại Pháp – một phương pháp tu luyện mà chưa từng có trước đây, từ khai thiên tịch địa sáng tạo ra vị lai. Đặc biệt là hôm nay, chúng ta làm như thế nào trong hình thức tu luyện rất thuận tiện này?

Vấn đề nổi cộm nhất là thiếu tinh tấn. Rất nhiều học viên đặt cuộc sống sinh hoạt hàng ngày lên trên Đại Pháp, đây là điều nguy hiểm nhất. Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:

Bất kể là xuất hiện tình huống gì, [chư vị] nhất định phải giữ vững tâm tính; chỉ có tuân theo Đại Pháp mà thực thi mới là thật sự đúng đắn. Công năng của chư vị cũng vậy, sự khai công của chư vị cũng vậy, đều là trong khi tu Đại Pháp chư vị mới đắc được [như thế]. Nếu như chư vị xếp Đại Pháp vào vị trí thứ yếu, [và] xếp thần thông của chư vị vào vị trí trọng yếu; hoặc là người đã khai ngộ bèn cho rằng nhận thức của bản thân mình như thế này như thế kia là đúng, thậm chí cho rằng bản thân mình thật xuất sắc, vượt trên cả Đại Pháp, [thì] tôi nói rằng chư vị đã bắt đầu rớt xuống phía dưới, đã nguy hiểm, sẽ càng ngày càng có vấn đề. Lúc ấy chư vị có thể thật sự gặp rắc rối, tu lại như không; xử lý không tốt sẽ bị rớt xuống, tu đã về không rồi. (“Bài giảng thứ 6”, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ rằng, hình thức ngày nay đối với các đệ tử Đại Pháp là một khảo nghiệm nghiêm khắc. Nguyên nhân căn bản của vấn đề này là không chú trọng đến việc học Pháp, cũng như không thể chiểu theo Pháp để đo lường mọi thứ khi gặp vấn đề, và dễ dàng rơi vào trong tư duy của người thường.

Hồi năm 2013, có một học viên lâu năm ở địa phương chúng tôi được mọi người rất tôn trọng vì học viên này dường như làm rất tốt việc tu luyện cá nhân. Tuy nhiên sau đó, những học viên khác bắt đầu nhận ra rằng học viên này không hề hiểu cựu thế lực là gì. Mỗi khi các học viên đến thăm nhà học viên này đều thấy bà ấy đang xem TV, và bà trở nên hào hứng khi đàm luận về các chương trình truyền hình đang xem này kia. Vào tháng 09 năm đó, học viên lâu năm này dường như bị bệnh, bà được chẩn đoán là bị xuất huyết não, đó là một đòn giáng mạnh vào người học viên này. Khi bà phải nhập viện, các con của bà nói rằng họ không thể hiểu được tại sao. Người nhà bắt đầu cãi cọ về các hóa đơn viện phí và chi phí chăm sóc. Các học viên khác đã chia sẻ với người học viên lâu năm này nên hướng nội và cố gắng tìm ra chấp trước căn bản của mình. Họ nói rằng một khi bà tìm thấy chấp trước căn bản, giả tướng nghiệp bệnh sẽ biến mất. Tuy nhiên, người học viên lâu năm ấy nói rằng bà không biết làm thế nào để hướng nội, bà đã trở nên rất bi quan và muốn chết.

Các học viên địa phương đã rút ra bài học từ sự việc này, họ nhận thức ra tính trọng yếu của việc học Pháp, học Pháp không phải là để cho người khác xem, mà là phải thực sự đề cao bản thân từ việc học Pháp, không bao giờ có thể đo lường bằng cách nhìn biểu hiện của một người trên hình thức bề mặt.

Trải qua 81 nạn, Đường Tăng cuối cùng cũng đến được Tây Thiên và nhận được chân kinh, ông đã hoàn thành một nhiệm vụ nguy hiểm khó khăn như vậy với lòng tin bất lay động vào Phật Pháp, ông không bao giờ rơi mất ý chí quyết tâm của mình trong suốt cuộc hành trình, ông không bao giờ quên ý nguyện ban đầu của mình, ông hiểu nhiệm vụ của mình và đảm nhận trách nhiệm một cách nghiêm túc trong suốt thời gian hành trình. Cuối cùng, Đường Tăng hoàn thành sứ mệnh của mình và đạt viên mãn.

Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải làm tốt hơn những việc mà đệ tử Đại Pháp cần làm ngày hôm nay, chúng ta nên trân quý thời gian đồng tại cùng với Sư phụ và cố gắng hoàn thành hồng nguyện của mình trước khi đến thế gian. Chúng ta nên cố gắng hết sức làm ba việc để có thể cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa. Không còn nhiều thời gian còn lại dành cho chúng ta đâu.

Bản tiếng Anh: http://www.pureinsight.org/node/7117



Ngày đăng: 17-01-2017

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.