Nước mắt và từ bi của Phật



Tác giả: Tiêu Ngọc

[Chanhkien.org] Cách đây không lâu, khi tôi nghe thấy ca khúc “Khi nước biển trở thành ngọt” (When Seawater Turns Sweet) thì đã không kìm được nước mắt tuôn trào; trong cái ấm áp của diễn tấu và ca hát chứa đựng trong đó sự thành khẩn trông mong của Phật và sự từ bi đồng cảm với tất cả chúng sinh trên đời, giống như lời trong ca khúc hát lên: “Tại sao nước biển lại có vị mặn chát? Một Thánh nhân từng trả lời rằng, ‘Nó đến từ những giọt nước mắt từ bi của Phật, Tất cả bởi những đứa con đã mê lạc của Ngài’…….

Nước mắt của Phật và biển cả thì ra lại có nguồn gốc thâm sâu đến thế; [nếu] như thế, vậy thì những phẩm chất tốt đẹp mà giới văn nhân tán dương trong mấy ngàn năm qua của biển cả, chẳng phải cũng đáng cho chúng ta dùng một trái tim trong sáng để một lần nữa nhìn rõ và suy ngẫm hay sao?

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thuỷ. Thuỷ thiện lợi vạn vật nhi bất tranh. Xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ vu Đạo” (đây là một câu nói về phương pháp làm người của Lão Tử, nghĩa là làm người nên giống như nước vậy, nước nuôi dưỡng vạn vật, nhưng chưa bao giờ cùng vạn vật tranh cao thấp, phẩm chất này mới là gần với Đạo nhất). Người đại thiện nhất định phải có cảnh giới tựa như nước vậy. Nước quên mình mà nuôi dưỡng vạn vật nhưng không phát sinh mâu thuẫn và tranh chấp với vạn vật; sông biển chảy xuống chỗ thấp nhất, vì vậy [nó] là nguồn về của mọi sông hồ, và do đó được xưng là vua trăm hang suối. Biển cả khiêm tốn, sâu kín, không phô trương mà tiếp cận với Đạo (Đạo là nguồn gốc sinh xuất thiên địa vạn vật), có lẽ chính là sự chỉ dẫn “không lời” của Phật dành cho loài người, nước sâu không tiếng nhưng đầy ắp sự từ bi vô hạn.

Nhắc đến biển cả, ấn tượng đầu tiên của chúng ta thường là sự độ lượng khoan hồng và cái vô biên của nó. Tuy nhiên lại có được mấy người có thể cảm nhận bản chất thật sự trong đó chứ? Trong «Thượng thư•Quân Trần» từng nói: “Tất hữu nhẫn, kỳ nãi hữu tế; Hữu dung, đức nãi đại.” (có thể hiểu như sau: nhất định phải nhẫn nhịn mới có thể thành công, có thể khoan dung với người thì đạo đức tu dưỡng mới có thể nâng cao lên). Nền tảng thành công của sự việc chính là [đến từ] ý thức ngấm ngầm chịu đựng, mà sự khoan dung của biển cả trong việc dung nạp hàng trăm ngàn con sông hồ chính là nền tảng để đạt được đạo đức, và cũng là một hình thức biểu hiện của người tu luyện. Một trái tim khoan dung cần có một nội tâm rộng lớn; chỉ có sự khoan dung, tâm tính con người mới có thể tiếp cận hơn đến cái tốt đẹp và ý nghĩa thật sự của nhân sinh, điều này chẳng phải là Phật đang dùng tấm lòng từ bi để đánh thức tất cả chúng sinh sao?

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, biển cả và trí huệ cũng có vô vàn liên hệ với nhau. Trong cuốn «Luận ngữ tập chú» của Chu Hi có giải thích như sau đối với “Tri giả lạc thủy”: “Tri giả, đạt vu sự lý nhi chu lưu vô trệ; hữu tự vu thủy, cố lạc thủy” (có thể hiểu như sau: người trí giả thông hiểu thế sự thì giống như dòng nước chảy khắp bốn phương, không gì cản trở, vì vậy đối với bản chất tùy cơ ứng biến này của nước [họ] rất yêu thích). Người trí tuệ vượt biển lớn, leo núi cao mà đi, trông biển mà suy nghĩ, rửa sạch linh hồn của mình bằng dòng chảy trong suốt [của nước], sau cùng tư tưởng sẽ thanh bình, trong sạch, chân thành, lý tính tựa như biển lớn vậy. Không chỉ có vậy, Nước còn là nguồn gốc của sự sống, có được sự thấm tưới của nước rồi, sinh mệnh mới có thể dồi dào sức sống.

Sự từ bi của Phật là sức mạnh to lớn nhất của thế gian, sự thánh khiết và vĩ đại của thứ sức mạnh này có thể dung hòa mọi điều, biến xấu thành tốt, làm cho sự phủ định trở thành đúng đắn, mang thù hằn chuyển hóa thành bác ái, cái xấu ác chuyển thành lương thiện. Truyền thuyết năm xưa khi Thích Ca Mâu Ni thành Phật, trong khi hàng phục ma quỷ, thì tất cả những mũi tên độc của ác ma bắn tới đều dưới ảnh hưởng của tấm lòng từ bi này, hóa thành những đóa hoa xinh đẹp mà từ từ rụng xuống. Câu chuyện này cho đến nay vẫn đang làm cảm động mọi tâm hồn còn giữ thiện niệm trong tâm, chỉ bởi vì chúng ta đều là những đứa con của Thần.

Hiện tại, Thần Phật lại dựa vào một tình cảnh mới để từ bi với mọi chúng sinh. Diễn xuất vòng quanh thế giới của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận New York Mỹ quốc chính là sự tái diễn của nền văn minh Thần truyền 5.000 năm, với sự biểu diễn “thiện nhất-đẹp nhất-thuần nhất-tịnh nhất” đã làm xúc động sâu sắc tất cả khán giả đến thưởng thức nghệ thuật, bất kể là giới chính trị, giới nghệ thuật, giới thương nghiệp, giới khoa học, giới văn hóa, đều dành tặng các đánh giá rất cao.

Rất nhiều người nhìn thấy Thần Vận đều từng cảm nhận được từ nội tâm rằng: Thần đến rồi, đến để kêu gọi và giải cứu tất cả chúng sinh đang đi trong cõi trần cuồn cuộn. Xin đừng bao giờ để lỡ cơ duyên ngàn năm khó gặp này…

Xem thêm:

>> MTV: “When Seawater Turns Sweet”

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2012/3/4/80958.html



Ngày đăng: 19-04-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.