Bí ẩn thân thế của Tần Thủy Hoàng
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp người Tây phương
[Chanhkien.org]
1. Trong sử sách nói như sau
Tần Thủy Hoàng là một nhân vật sáng lập thời đại mang đầy màu sắc truyền kỳ trong lịch sử Trung Quốc, cũng là một một nhân vật không ngừng được mọi người bàn luận. Theo ghi chép, Tần Thủy Hoàng (sinh năm 259 – mất năm 210 TCN), họ Doanh, tên Chính, sinh tại Hàm Đan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc). Người đời sau quen gọi là Doanh Chính hay Tần Vương Chính. Tự xưng là “Tần Thủy Hoàng”, ông kế vị năm 13 tuổi, năm 39 tuổi thống nhất sáu nước kiến lập nên triều Tần, qua đời trong lúc đi tuần ở tuổi 50. Tần Thủy Hoàng là một người áp dụng chế độ quân chủ chuyên chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, và là một người sáng lập “trung ương tập quyền” thống nhất quốc gia đầu tiên, cũng là đấng quân chủ sử dụng xưng hiệu “Hoàng đế” đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Trong thời gian tại vị, Tần Thủy Hoàng cũng đã tiến hành nhiều hạng mục công trình loại lớn, bao gồm xây dựng Trường Thành, cung A Phòng, lăng Ly Sơn… Trong một đời thống nhất thiên hạ, ông xưng Hoàng đế, phế bỏ chế độ phân đất phong hầu, thiết lập quận huyện, chinh phạt Bách Việt, trục xuất Hung Nô, xây Trường Thành, thông kênh đào, đúc binh khí, di dời phú hào, chuẩn hóa giao thông, chuẩn hóa chữ viết, chuẩn hóa tiền tệ và dạng đồng tiền, thống nhất hệ thống đo lường, thành lập bộ máy quan liêu đồng bộ từ trung ương đến quận, huyện, ban hành luật pháp thống nhất, lấy pháp trị quốc. Đối với đại thống nhất Trung Quốc, kiến lập chế độ chính trị, xác lập bản đồ, ông đều khởi tác dụng không thể xóa mờ đối với sự kế thừa đổi mới của dân tộc Trung Quốc, tạo nên ảnh hưởng sâu sắc đối với Trung Quốc hậu thế.
Năm Tần Thủy Hoàng mất, nghĩa là trong vòng một năm của năm 211 TCN (Tần Thủy Hoàng 49 tuổi), liên tục xảy ra ba câu chuyện kỳ lạ sau:
Theo ghi chép trong “Sử ký”, trước hết là hiện tượng thiên văn “Huỳnh hoặc thủ tâm” xuất hiện vào năm đó, người xưa gọi sao Hỏa là “huỳnh hoặc”, còn “tâm túc” chính là “chòm sao bò cạp” của thiên văn học hiện đại, mà sự xuất hiện của “huỳnh hoặc thủ tâm” lại được gọi là “đại hung chi triệu” (nghĩa là điềm báo có tai họa lớn), nhẹ thì Thiên tử mất ngôi, tình huống nghiêm trọng thì là Hoàng đế băng hà.
Cùng năm đó một mảnh thiên thạch đã rớt xuống tại khu vực Đông quận (nay là thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam), cùng lúc đó có người đã khắc lên trên mảnh thiên thạch 7 chữ “Thủy Hoàng Đế tử nhi địa phân” (nghĩa là sau khi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng chết, quốc gia sẽ lại xuất hiện chiến loạn, và triều Tần cũng sẽ theo đó diệt vong).
Cũng mùa Thu năm đó, có một vị sứ giả từ Quan Đông đi đường đêm ngang qua con đường “Hoa âm bình thư”, trong lúc ấy có một người tay cầm ngọc bích đã chặn sứ giả lại, yêu cầu sứ giả mang ngọc bích dâng đến Hạo Trì quân, đồng thời nói “kim niên Tổ Long tử” (nghĩa là năm nay Rồng Tổ sẽ chết). Người sứ giả hỏi anh ta nguyên do, thì cùng lúc đó người đó biến mất dạng, đồng thời để lại ngọc bích, sứ giả đành phải mang ngọc bích về thuật lại cuộc gặp gỡ kỳ lạ của mình cho Tần Thủy Hoàng.
Sau đó, Tần Thủy Hoàng yêu cầu Ngự phủ xem xét miếng ngọc bích đó, không ngờ phát hiện miếng ngọc bích này là miếng ngọc mà Thủy Hoàng năm 28 tuổi ra ngoài tuần tra, trong lúc vượt sông đánh rơi xuống dưới nước. Rồi Tần Thủy Hoàng lại tiến hành chuyến tuần du lần thứ 5 vào năm 210 TCN (Tần Thủy Hoàng 50 tuổi), cũng là lần tuần du cuối cùng trong những năm ông còn sống.
2. Những điều nhìn thấy trong định
Trong trạng thái định khi tu luyện Đại Pháp, Sư phụ đã đả khai ký ức xa xưa cho tôi:
Sư phụ vì Chính Pháp đã sáng tạo nên nhân loại. Rồi nhân loại bắt đầu “binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc” (chiến chinh giành thiên hạ, kẻ làm vua trị quốc). Chính Pháp này tự nhiên có quan hệ với Rồng. Trong lịch sử, cách ngày hôm nay 2.000 năm, Rồng đã từ trong cơ thể của mình lấy ra rồng con, đặt vào trong bụng của [người con gái] họ Triệu. Triệu Cơ cũng chưa động phòng với Tần Trang Tương Vương, mà lại có mang. Vương nổi giận và muốn giết chết nó. Rồng đã răn bảo Trang Tương Vương về lai lịch của đứa con này, đồng thời nói rõ ngày sau đứa con này sẽ được tôn làm Thiên tử, có phúc phận lớn, vận mệnh lớn, có cống hiến lớn với nước, với dân, với con cháu, nhắc nhở ông phải chăm lo cho tốt. Vương rất sợ lại rất mừng, xem như con ruột của mình, sau này quả nhiên chỉ định truyền ngôi lại cho cậu bé. Cậu chính là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nhân loại —Tần Thủy Hoàng.
Liên quan đến bí ẩn thân thế của ông, có nhiều sự tranh luận. Theo ghi chép trong “Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ”, Tần Vương Chính là do Tần Trang Tương Vương Tử Sở và Triệu Cơ sinh ra. Tuy nhiên trong “Sử ký – Lã Bất Vi liệt truyện” lại không ghi chép, lúc Lã Bất Vi mang Triệu Cơ hiến tặng cho Tử Sở, thì đã biết được bà có mang, cũng có nghĩa là rất có khả năng Doanh Chính là đứa con riêng của Lã Bất Vi. Sử gia thời Đông Hán Ban Cố cũng đã dẫn dụng cách nói này, trong cuốn “Hán thư” nổi tiếng của ông đã gọi Doanh Chính là đứa con riêng của Lã Bất Vi. Mãi đến khi Tần Thủy Hoàng chết đã gần 2.000 năm sau, cũng vẫn có người tin rằng Tần Thủy Hoàng là con riêng của Lã Bất Vi.
Trong trạng thái định khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi biết được rằng, Tần Hoàng Doanh Chính là đứa con đầu tiên của Rồng tại nơi con người, vào năm ông qua đời đã có Thần nhân gọi Tần Thủy Hoàng là “Tổ Long”, xem ra là có nguyên nhân của nó.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/110965
Ngày đăng: 26-04-2013
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.