Văn hóa Thần truyền: Cảm xúc khi đọc «Tam quốc diễn nghĩa»



[Chanhkien.org] Thời gian vừa qua tôi một lần nữa xem kỹ «Tam quốc diễn nghĩa», cảm thấy bị thu hút sâu sắc bởi các hình tượng nhân vật sinh động trong đó. Tôi cũng nhận thấy một tầng ý nữa của «Tam quốc diễn nghĩa», đó là hết thảy sự việc của nhân gian đều đi theo an bài của Trời, chính như Tư Mã Ý nói: “Cái gì cũng có thể đấu, nhưng chớ có đấu với Trời”. Con người chính là phải thuận theo an bài của Trời để hoàn thành vai của mình.

Trước tiên nói về Gia Cát Lượng. Ông là kỳ tài trong thiên hạ, có thể nhìn thấu trung-gian thiện-ác ở nhân gian, có thể tính ra thành-bại sinh-tử của đời người. Ông biết rõ A Đẩu là vị chủ không thể nâng đỡ được, nhưng ông vẫn trung thành phò tá, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Ông đã diễn dịch một chữ “trung”, cái trung của bề tôi với quân vương, diễn dịch đạo quân-thần.

Giờ lại nói về Quan Vũ. Ông là một anh hùng hảo hán, một đao rong ruổi thiên hạ, đánh đâu thắng đó, khiến biết bao anh hùng hào kiệt khâm phục. Tào Tháo hâm mộ ông, dùng đủ mọi cách, nào là kim tiền, mỹ nữ, quan tước, nhưng đều không thể động cái tâm của ông. Ông bảo vệ vợ của Lưu Bị, vượt năm ải chém sáu tướng để trở về với huynh trưởng Lưu Bị. Ông thà mất đầu chứ không đánh mất nghĩa khí, diễn cho đời một chữ “nghĩa”. Nghĩa khí giữa bằng hữu với nhau, nghĩa tới mây xanh, lưu danh thiên cổ.

Chúng ta lại nói một chút về Tào Tháo. Ông văn võ thao lược, túc trí đa mưu, lòng dạ thoáng đãng, từng có câu nói nổi tiếng: “Đời người được mấy, đối tửu mà ca”. Ông ôm ấp chí lớn, cầu hiền như khát nước, chỉ hận là không có được anh hùng khắp thiên hạ trong tay. Một đời ông sát nhân vô số, tín điều của ông là: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”. Bởi vậy người đời mới nói ông gian hùng. Phàm là những ai ông dùng mọi cách bắt họ phục vụ ông, thì đều không thể sử dụng; Từ Thứ, Quan Vũ là các ví dụ điển hình. Điều này nói lên rằng cái gì của bạn thì là của bạn, cái gì không của bạn thì bạn dẫu có muốn cũng không được.

«Tam quốc diễn nghĩa» là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Bên trong mỗi cố sự tình tiết đều hàm chứa rất nhiều đạo lý làm người, giúp người ta tìm ra rất nhiều chân lý.

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/12/245282.html



Ngày đăng: 04-07-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.