Luân hồi ký sự: Nhân thân nan đắc (4)



Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Mới đây, vào buổi chiều một ngày nọ, tôi ở trên lầu nhìn thấy một chú chim khách không lớn lắm đang đi lại ung dung trên tấm lợp mái nhà lán ở dưới lầu. Nhìn thần thái của nó không giống chim chút nào, mà giống một dũng sĩ oai phong.

Khi ấy còn chưa biết thế nào, sau đó nó bay vào trong nhà, đậu trên bóng đèn cạnh trần nhà mấy phút, rồi kêu lên mấy tiếng với tôi, âm thanh ấy như thể cảnh tỉnh tôi điều gì đó. Tôi nghĩ bất kể thế nào, trước tiên phải để nó nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” cái đã. Thế là tôi bèn nói với chim khách: Hy vọng ngươi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Chỉ thấy chú chim khách giống như rất cao hứng, thích quá kêu lên hai tiếng, sau đó bay đi. Ngày hôm sau, nó thường đậu trên cái cây cạnh công xưởng nơi tôi làm việc và hót, âm thanh rất êm tai.

Sau khi nó bay đi, tôi nhìn thấy cảnh tượng sau, bởi vậy chỉnh lý thành bài viết này. Hy vọng chúng ta đều có thể trân quý thân người khó được này, và vào thời khắc trọng yếu của lịch sử đều có thể lựa chọn cho mình một tương lai tươi sáng!

Bên trong tam giới, có một vị Thần quản lý đại sự ở nhân gian. Bởi vì các sinh mệnh đều phát sinh biến dị khác nhau, nên khi ông an bài một việc thì mắc sai lầm, và bị giáng xuống phàm gian để chuộc tội. Khi ông nỗ lực bù đắp sai lầm để trở về thiên giới, thì vừa đúng lúc biết được nhân gian sẽ hồng truyền Đại Pháp vũ trụ, và sinh mệnh chỉ có công nhận Đại Pháp, đồng hóa Đại Pháp mới có thể quay về. Bởi vậy ông đã đi tìm vị Thần quản lý chuyển sinh thân người kia, họ vốn rất hiểu rõ nhau. Vị Thần kia vừa thấy ông tới đã minh bạch dụng ý ấy, do vậy ông chưa kịp mở miệng thì vị Thần kia đã nói: “Thật không phải! Ông xem vị Thần có hào quang sắc vàng trên đầu kia, đến khi Đại Pháp hồng truyền mới được làm một nông dân bình thường; ông lại xem vị Đại Đạo có hào quang sắc tím trên đầu kia, đến khi ấy mới được chuyển sinh thành một đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh, mà các Thần này đều có tầng thứ cực cao. Bởi vì thân người là có hạn, dường như phải có duyên phận rất lớn với Phật Chủ mới có thể đắc được thân người, còn có rất nhiều rất nhiều Thần đều không đắc được thân người, ông cũng không phải ngoại lệ”.

“Thế tôi… chẳng phải rõ ràng đã chịu khổ tại nhân gian hay sao?”, ông vừa nói vừa hiện vẻ đau lòng. Vị Thần kia thấy ông có vẻ như vậy, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Nếu không thì ông chuyển sinh thành một loài chim ở nhân gian — chim khách. Ông còn có thể tự do bay lượn nữa”. “Thế vẫn không tốt bằng có thân người!”, ông tiu nghỉu. Khi ấy chính là lúc tôi đi ngang qua đó, vị Thần kia bèn vội vàng nói với ông: “Ông ấy (chỉ tôi) đã định trước sẽ đắc Pháp tại nhân gian, vậy đến khi ấy ông ấy và ông sẽ kết duyên, rồi đến lúc sẽ để ông ấy cứu ông, tương lai của ông vậy chẳng phải đã có bảo đảm rồi ư!” Tôi nhìn thấy ông ấy có bộ dạng thật đáng thương, do vậy tôi kiên định nói: “Đến khi ấy tôi nhất định sẽ nói chân tướng cho ông!” Lúc ấy ông ấy lộ vẻ cao hứng, nói: “Đến khi ấy tôi sẽ hót và làm bạn với ông!” “Một lời là định!” Sau đó chúng tôi chia tay nhau.

Có thể rất nhiều bạn sẽ hỏi, vị Thần kia vì sao mà bị giáng xuống phàm gian? Ông đã an bài điều gì mà nói là mắc sai lầm? Chúng ta đơn giản hãy hồi ức lại một chút việc đã qua:

Nguyên là vào triều Tống, có một vị Hoàng hậu sắp sinh hạ một vị Thái tử, sau đó Thái tử tương lai sẽ chưởng quản vương triều, Hoàng hậu bởi vậy sẽ có được phú quý và vinh diệu. Thế nhưng do sơ suất, ông đem sự việc một vị quý phi sắp mắc bệnh trong Hoàng cung lúc bấy giờ an bài cho Hoàng hậu. Bởi vì Thái tử có lai lịch rất lớn, hơn nữa ai làm Hoàng đế có thể nói là đại sự ở nhân gian, là không thể tùy tiện thay đổi. Khi Hoàng hậu sắp sinh, bà mắc một chứng bệnh, phải nằm liệt giường. Điều này đối với người phụ nữ sắp sinh hài tử mà nói là không thể chấp nhận được. Hoàng đế làm mọi việc xấu đi, ngự y trong cung cũng bó tay không có cách nào, đành phải dán lên bảng vàng để tìm anh tài khắp thiên hạ. Ông (vị Thần phụ trách an bài) bị giáng xuống nhân gian để sửa sai, hóa thành một vị thần y, đi đến nơi ấy, kết quả là không chỉ rất tốn công chạy chữa cho Hoàng hậu, mà Hoàng đế cũng không để ông đi, bắt ông hầu hạ Hoàng hậu và tiểu Thái tử. Ông đã lỡ phạm phải loại việc này, giờ muốn bỏ chạy cũng không được, đành phải chịu tội ở nơi ấy đến 20 năm sau. Có người có thể hỏi, hầu hạ Hoàng hậu và Thái tử chẳng phải phúc phận hay sao? Sao lại gọi là chịu tội? Bởi vì họ không chỉ hầu hạ, làm loại người “theo đuôi”, mà quy củ trong cung rất nhiều, bởi vậy đối với một vị Thần vốn tự do tự tại mà nói thì đó là chịu tội! Tuy rằng tại nhân gian biểu hiện ra rất nhiều thần tích, nhưng trong tâm ông rất thèm muốn loại trạng thái thanh tịnh và tự do ấy. Một lần ông vô ý suýt tạo thành một tội nghiệp lớn, lần khác chỉ vì một việc nhỏ mà bị đuổi khỏi cung. Đến 100 năm sau ông mới trở về thiên đình, lại tiếp tục làm việc mà mình chưởng quản.

Bài viết chỉ có thể tả đến đây thôi.

Hy vọng chúng ta đều có thể trân quý thân người khó được này, cơ duyên quả thực chỉ nháy mắt là trôi qua! Xin hãy trân quý, hỡi các đồng bào của tôi!

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2009/6/18/60126.html



Ngày đăng: 01-02-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.