Cơ hội cứu người không đến hai lần



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Mới đây, sau nhiều lần đọc lại kinh văn “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”, tôi chợt nhận ra rằng cơ hội để một chúng sinh được đắc độ có khi chỉ đến một lần. Tuyệt nhiên không có lần thứ hai.

Sư Phụ giảng: “Tuy nhiên chư vị biết không? Những người lẽ ra được cứu vào năm ngoái [qua biểu diễn Thần Vận nhưng lại không đi xem biểu diễn], đã vĩnh viễn mất cơ hội rồi, bởi vì Chính Pháp không ngừng tiến tới, từng bước từng bước, đến một tầng ấy là một tầng những người ấy, trên đó đến thiên quốc nào, đến một tầng thiên thể nào, thì [tại đây] chính là những người ở tầng ấy đến xem, lần sau thì chỗ ngồi ấy là của người khác chứ không còn của họ nữa. Chư vị có biết là mất đi bao nhiêu sinh mệnh không?! Thấy những chỗ ngồi trống ở rạp, chư vị có biết tôi cảm thụ thế nào không?

Sư Phụ đã giảng rất rõ ràng rồi, vậy mà tôi lại bị những chấp trước của chính mình gây chướng ngại, khiến tôi hoàn toàn thụ động trong việc cứu người. Khi học Pháp, tôi lại nhận thức Pháp bằng quan niệm của người thường chứ không thật sự hiểu thấu đươc các nguyên lý của Đại Pháp. Tôi đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để cứu độ chúng sinh, nhưng sau khi đọc bài chia sẻ “Mau mau cứu người” của một đồng tu được đăng trên Tuần san Minh Huệ (số 510), tôi cảm thấy được khích lệ hơn.

Có nhiều người ngày nay chính là những sinh mệnh cao tầng đã dám giáng hạ xuống Trái Đất này để chờ được các đệ tử Đại Pháp cứu độ. Hơn nữa, một số người có thể chỉ có một cơ hội duy nhất được gặp gỡ đệ tử Đại Pháp. Và họ sẽ vĩnh viễn mất đi cơ duyên được đắc cứu nếu bỏ lỡ cơ hội này.

Trong những năm qua Sư Phụ luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đệ tử Đại Pháp cứu độ chúng sinh, và tôi cũng thường nhắc đến việc cứu nhiều người hơn khi chia sẻ kinh nghiệm với các đồng tu. Nhưng xét từ phương diện tu luyện và Chính Pháp, tôi đã cứu được bao nhiêu người? Làm sao tôi có thể cứu được họ để hoàn thành sứ mệnh của mình? Khi nhìn lại, tôi cảm thấy thật xấu hổ. Sau nhiều năm, tôi vẫn luôn thụ động trong việc cứu người.

Để tìm ra căn nguyên của vấn đề, tôi đã tìm thấy rất nhiều chấp trước và sự không thấu hiểu Pháp. Vấn đề đầu tiên đó là tâm sợ hãi. Tôi thường sợ gặp rắc rối khi phải giảng chân tướng quá lâu, và tôi chỉ luôn gượng gạo được vài từ để khuyến khích người khác thoái đảng và giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Hậu quả của sự vội vàng gây bởi tâm chấp trước sợ hãi ấy là tôi đã không giảng chân tướng rõ ràng được. Ngoài ra tôi còn không dám lên tiếng ở nơi đông người.

Vấn đề thứ hai chính là tôi không thật sự nhận ra được sự thần thánh của việc cứu độ chúng sinh. Tôi không hiểu được hậu quả khi một sinh mệnh dám chuyển sinh vào đây với hy vọng được cứu độ, lại đánh mất cơ hội ấy. Và tôi cũng không biết được rằng mình sẽ ân hận đến mức nào nếu không hoàn thành được sứ mệnh cứu độ chúng sinh này một khi toàn bộ chân tướng được khai mở trong tương lai.

Thứ ba là chấp trước ỷ lại vào người khác. Tôi cứ cho rằng những đồng tu khác sẽ bước ra giảng chân tướng, và tôi không cần phải làm gì hết. Tôi đã đùn đẩy khó nạn cho họ (Thật ra, chính tâm chấp trước của tôi đã tạo nên khó nạn). Hồi tưởng lại những lúc tôi thực hiện công tác Đại Pháp, tôi đã đẩy phần việc khó khăn và chông gai cho các đồng tu, còn bản thân mình thì lại chọn một việc dễ dàng và nhẹ nhàng. Đó là chấp trước ỷ lại vào người khác, và cũng là sự truy cầu thoải mái.

Chấp trước thứ tư là chấp trước vào “giữ thể diện”. Tôi giảng chân tướng và cứu người bởi vì Sư Phụ bảo vậy, cho nên tôi phải làm như vậy. Trên thực tế, tôi đã không tu Thiện, không toàn tâm toàn ý nghĩ đến việc cứu người. Đôi lúc tôi lại chú trọng vào việc bảo vệ danh dự của mình thay vì phải cứu độ chúng sinh.

Những chấp trước căn bản này là những chướng ngại nghiêm trọng cản trở tôi cứu người. Sau khi nhận ra được căn nguyên vấn đề, tôi bắt đầu tinh tấn học Pháp và ra sức loại bỏ bớt những chấp trước và tiêu trừ các tư tưởng xấu của mình. Sau khi kết hợp học Pháp và tu luyện chân chính, tôi nhận thấy những tâm bất hảo như hấp tấp, nóng nảy, không thoải mái khi bị chỉ ra khuyết điểm…đã dần dần giảm nhẹ. Tâm từ bi đối với chúng sinh dần dần tăng lên. Tôi thật sự vui trong lòng khi thấy một chúng sinh được cứu.

Sư Phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003”: “Ngoài ra, những người mà chư vị ngẫu nhiên gặp, những người gặp trong cuộc sống, những người gặp trong công tác, [với những người ấy] chư vị cần giảng chân tượng cho họ. Ngay cả với người ở nơi thế gian này mà chư vị gặp thoáng qua không kịp nói chuyện thì chư vị cũng cần để từ bi lưu lại cho họ; không được lạc mất [những ai] đáng được độ, càng không được lạc mất [người] có duyên.

Giờ đây tôi đã hiểu được sâu hơn nội hàm của Pháp mà Sư Phụ giảng. Cơ duyên tiền định để cứu độ chúng sinh có thể chỉ đến một lần. Chúng ta hãy tinh tấn học Pháp và biết quý trọng mọi cơ hội cứu độ chúng sinh. Hãy gánh vác trách nhiệm đối với chúng sinh, cũng như với sự tu luyện cá nhân của mình.

Trên đây là chỉ nhận thức nông cạn của tôi, xin hãy chỉ ra những thiếu sót.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/6213
http://big5.zhengjian.org/articles/2011/9/7/77173.html



Ngày đăng: 18-12-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.