Dự ngôn và nhân sinh (Phần 1)



Tác giả: Tân Đường Nhân

[Chanhkien.org] Vạn cổ nhân gian có định số, trên đầu ba thước có thần linh. Rất nhiều dự ngôn cổ kim, Trung Quốc và nước ngoài đã không ngừng ứng nghiệm khiến người ta kinh ngạc. Từ khi nhân loại tiến vào xã hội văn minh, dự ngôn vẫn không ngừng đi theo cuộc sống của nhân loại, khiến người ta cảm thấy vừa thần bí vừa kính nể. Vì sao người triều Đường có thể biết được những sự việc xảy ra ngày hôm nay? Vì sao người Tây phương có thể biết được sự việc sẽ phát sinh của Trung Quốc? Đây là lý do chuyên mục “Tế ngữ nhân sinh” của chúng tôi đặc biệt chế tác ba tập thượng, trung, hạ trong tiết mục chuyên đề hôm nay—”Dự ngôn và nhân sinh”.

Trong tiết mục này, chúng ta có một vị khách mời đặc biệt, ông Tống Thần Quang, để giải đáp những nghi hoặc cho chúng ta. Ông Tống có nghiên cứu và kiến giải rất độc đáo về khoa học nhân thể, Trung Y và Kinh Dịch, v.v. Trong tập thượng này, Tống tiên sinh sẽ giới thiệu khái quát về nguồn gốc của dự ngôn, đặc điểm và ảnh hưởng của nó đối với toàn bộ cuộc sống xã hội chúng ta. “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn triều Minh, “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc và “Các Thế Kỷ” của Nostradamus người Pháp, v.v. giữa chúng có điểm nào chung? Đối với lịch sử đương thời và hiện tại, chúng có ảnh hưởng như thế nào?

*  *  *

【Tế ngữ nhân sinh】Dự ngôn và nhân sinh (thượng)

Người dẫn chương trình: Thân ái chào quý vị khán giả. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đàm luận về chủ đề dự ngôn. Nói tới dự ngôn, mọi người đã không còn bỡ ngỡ nữa. Các bậc thánh hiền tiên tri, tiên giác thời cổ đại từ mấy trăm cho tới mấy nghìn năm trước, đã đem dự ngôn lưu cấp cho nhân loại ngày hôm nay. Họ làm vậy để làm gì? Dự ngôn và nhân loại có quan hệ như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ chuyên môn nói về chủ đề dự ngôn. Chúng tôi đã mời một vị khách mời đặc biệt, đó là ông Tống Thần Quang. Ông Tống, xin chào ông.

Tống Thần Quang: Chào chị. Kính chào quý vị khán giả!

Người dẫn chương trình: Đối với khoa học nhân thể, kinh lạc và Kinh Dịch, ông đều có rất nhiều nghiên cứu. Ngoài ra nghe nói ông cũng nghiên cứu rất sâu về dự ngôn?

Tống Thần Quang: Trước đây tôi cũng có làm một số việc về dự ngôn, chính là dùng Kinh Dịch để dự đoán sự việc, bởi vì trước đây tôi vẫn luôn nghiên cứu Trung Y. Trung Y giảng “Kinh Dịch và Trung Y là có duyên với nhau”. Kinh Dịch có thể thông qua biến hóa Âm-Dương để dự báo sự phát triển của sự việc, và lý luận của Trung Y cũng lấy học thuyết Âm-Dương làm cơ sở. Sau đó tôi cũng đem nghiên cứu Kinh Dịch và chẩn đoán Trung Y kết hợp lại, để dự đoán một số bệnh tật phát sinh, v.v.

Người dẫn chương trình: Nói tới dự ngôn, từ cổ chí kim, vẫn luôn có rất nhiều dự ngôn lưu truyền. Chỉ sau khi sự việc phát sinh, người ta mới cảm thán sự tài tình của các nhà tiên tri. Từ đó cảm thấy dự ngôn vừa huyền diệu, vừa không thể không tin. Như vậy để mở đầu tiết mục này, ông sẽ nói với chúng tôi điều gì trước, dự ngôn nào nhỉ?

Tống Thần Quang: Các dự ngôn này là của một số người đạo hạnh rất cao; họ dùng một ngôn ngữ ẩn dụ tương đối khó hiểu để tiết lộ với chúng ta một số thiên cơ quan hệ mật thiết với vận mệnh chúng ta, tức “chân tướng”. Chúng ta biết rằng, trong lịch sử có rất nhiều dự ngôn đều là do những người đạo hạnh rất thâm sâu sáng tác, ví dụ Gia Cát Lượng, Tể Tướng nước Thục thời Tam quốc, ông đã viết “Mã Tiền Khóa”, tiên tri những sự việc sau thời đại Tam quốc. Còn có Lưu Bá Ôn, là quân sư khai quốc triều Minh của Hoàng Đế Chu Nguyên Chương, ông đã viết “Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng tháp bi văn”, tiên tri một số sự tình sau triều Minh. Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong, hai vị này là đại thần triều Đường, họ đã viết dự ngôn “Thôi Bối Đồ” tiên tri những sự việc sau triều Đường. Còn có một số dự ngôn do hòa thượng và đạo sĩ viết, ví dụ Bộ Hư Đại sư, Vương Bột, Huyền Diệu Đạo, v.v. Ngoài Trung Quốc cũng có rất nhiều dự ngôn, như “Thánh Kinh Khải Huyền”, “Các Thế Kỷ” của Nostradamus người Pháp, “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc, dự ngôn của bộ lạc Hopi ở Bắc Mỹ, hay tiên tri của người Maya, v.v. Những dự ngôn này đều tiên tri về những sự việc ngày hôm nay, và thực ra đều rất có quan hệ với mỗi cá nhân chúng ta.

Người dẫn chương trình: Tức là đều có quan hệ với mỗi cá nhân chúng ta. Đây là điều chúng tôi rất quan tâm. Dự ngôn và mỗi cá nhân chúng ta rốt cuộc có quan hệ như thế nào?

Tống Thần Quang: Chúng ta biết rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử từng giảng về thời mạt pháp. Vậy thì mạt pháp là gì? Chính là nhân tâm đã không được nữa rồi, đạo đức suy đồi rồi. Nếu nhân tâm lại trượt tiếp xuống nữa, thì sẽ phát sinh điều gì? Từ rất nhiều dự ngôn, chúng ta có thể thấy được, nào là đại kiếp nạn, đại tai nạn, thẩm phán tối hậu, v.v. những từ kiểu như thế. Vậy nếu những điều này thực sự xảy ra, thì nó liên quan đến ai trước? Tất nhiên là nhân loại. Mọi người hẳn đều đã nghe nói về con thuyền Noah và đại hồng thủy, kỳ thực là trừng phạt của Thượng Đế khi con người không còn tốt nữa. Vì thế, dự ngôn có thể nói là cảnh tỉnh của Thần đối với nhân loại.

Người dẫn chương trình: Cảnh tỉnh gì vậy ạ?

Tống Thần Quang: Như tôi vừa nói qua, cảnh tỉnh của Thần đối với nhân loại, thực ra là nhắm vào chính con người. Bởi vì người là do Thần tạo ra mà, ví như Tây phương có thuyết về Jehovah tạo ra con người, Đông phương có thuyết về Nữ Oa tạo ra con người, còn có thuyết về các Thần khác tạo người nữa. Do đó chúng ta thấy các dự ngôn Đông và Tây phương đều nhất trí với nhau, còn có dự ngôn của các dân tộc khác nữa.

Người dẫn chương trình: Ông vừa mới đề cập tới một số dự ngôn và nhà tiên tri, vậy thì xin ông giới thiệu một chút về chỗ giống và chỗ khác giữa các dự ngôn này được không ạ?

Tống Thần Quang: Nói về chỗ giống, nếu như thử xem một số dự ngôn, thì sẽ phát hiện ra rằng bất chấp sự khác biệt về thời gian, khu vực, phương thức dự ngôn, chúng đều giống nhau một điểm là tiên tri về một đại sự sẽ phát sinh vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, từ đó khiến nhân loại và toàn bộ vũ trụ nằm trong một biến đổi lớn chưa từng có. Thứ hai, những dự ngôn này đều đề cập đến việc nhân loại sẽ phải trải qua một đợt đại đào thải, rồi sau đó tiến nhập vào một thời kỳ tốt đẹp. Kể từ những năm 70 thế kỷ trước, một số người quan tâm đến vận mệnh nhân loại đã đầu tư rất nhiều công sức nhằm giải mã dự ngôn “Các Thế Kỷ” của nhà tiên tri người Pháp thế kỷ 16, Nostradamus. Sau khi đối chiếu với rất nhiều sự kiện đã được “Các Thế Kỷ” tiên tri đúng, họ bắt đầu lo lắng về vận mệnh nhân loại cuối thế kỷ 20.

Người dẫn chương trình: “Các Thế Kỷ” của Nostradamus đã tiên tri điều gì vậy ạ?

Tống Thần Quang: “Các Thế Kỷ” tiên tri rằng vào cuối thế kỷ 20 sẽ phát sinh một sự kiện trọng đại quan hệ đến từng cá nhân của nhân loại. Sự kiện gì vậy? “Các Thế Kỷ” đề cập đến sự kiện mang tính hủy diệt nhân loại vào năm 1999.

Người dẫn chương trình: Năm 1999 đã qua rồi mà, đại hủy diệt đã không phát sinh, vậy chẳng phải Nostradamus đã dự đoán không chuẩn là gì?

Tống Thần Quang: Không thể nhận xét như vậy được. Từ tiên tri của Nostradamus, chúng ta thấy các dự đoán khác của ông đều ứng nghiệm, chẳng hạn rất nhiều đại sự kiện và nhân vật phát sinh tại các nơi trên thế giới trong mấy trăm năm qua, như Napoleon, đại cách mạng Pháp, đại chiến thế giới, sự suy bại của phong trào cộng sản hay sự kiện tấn công khủng bố chấn động thế giới ngày 11 tháng 9, v.v. Chúng đều ứng nghiệm cả. Chỉ riêng tiên tri về đại hủy diệt vào năm 1999 là vẫn chưa được thực hiện.

Người dẫn chương trình: Vì sao vậy ạ?

Tống Thần Quang: Thực ra ông đã tiên tri đại hủy diệt sẽ phát sinh nhưng dựa trên một số tiền đề. Điều này đã được nhắc đến trong cuộc đối thoại giữa Nostradamus và Hoàng Hậu Catherine, vợ Vua Henry II. Nostradamus nói: “Trận chiến tranh này sẽ phát sinh, trừ khi có một loại tình huống xuất hiện. Vào thời điểm cuối thiên niên kỷ này, ngọn lửa chiến tranh và phá hoại sẽ lan khắp toàn thế giới. Nhưng như thần vừa nói, chỉ có một con đường để được miễn. Chỉ khi xuất hiện tình huống này, thì đại chiến loạn mang tính hủy diệt mới không xảy ra.” Ông lại nói tiếp: “Vào cuối thiên niên kỷ này, tức tháng 7 năm 1999 (ghi chú: lời tiên tri nổi tiếng), trước khi Đại vương Khủng bố xuống thế gian, cũng là cuối thiên niên kỷ này, thế giới sẽ gặp tai họa từ Mars vĩ đại, sau đó phát sinh đại chiến loạn chưa từng có. Nếu đến lúc ấy, một sự kiện khác xuất hiện, tức khiến Mars vĩ đại mất đi ma lực, thì mới không phát sinh đại chiến tranh. Chỉ cần sự kiện ấy xuất hiện, vào cuối thiên niên kỷ này, nhân loại mới được miễn diệt vong”. Ông còn có một câu nói tương tự trong một trường hợp khác, đó là đến khi ấy nếu như xuất hiện một loại tình huống khác, thì hủy diệt cũng có thể được miễn. Còn sự kiện ấy là gì, thì còn chưa rõ, tuy nhiên chỉ cần xuất hiện trước năm 1999.

Người dẫn chương trình: Năm 1999 đã qua lâu rồi mà, tai nạn hủy diệt nhân loại ấy đã không phát sinh nữa, vậy chắc sự kiện này đã xảy ra rồi.

Tống Thần Quang: Tiên tri của Nostradamus đối với tháng 7 năm 1999 là như thế này:

“Năm 1999, tháng 7,
Để Đại vương Angoulmois phục sinh,
Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,
Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,
Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.”

Người dẫn chương trình: Nostradamus nói năm 1999, tháng 7 Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống. Đại vương Khủng bố nào vậy? Hắn ta đã hạ xuống nơi nào?

Tống Thần Quang: Đại vương Khủng bố không phải là chỉ một cá nhân nào gây khủng bố, mà là sự tình mà cá nhân này, hoặc các cá nhân này làm là cực kỳ khủng bố. Sự tình nào vậy? Chúng ta thử xem xem tháng 7 năm 1999 đã phát sinh sự kiện gì. Lật lại lịch sử một chút, ngày 20 tháng 7 năm 1999, tại Trung Quốc đã phát sinh sự kiện tập đoàn Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng quyền lực trong tay để phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công mang tính toàn quốc. Khí thế hung mãnh thời bấy giờ khiến người dân ở Đại Lục cảm thấy như thể Cách mạng Văn hóa đã quay trở lại. Mà Pháp Luân Công xuất hiện đúng vào năm 1992, trước năm 1999. Từ đó có thể thấy, tiên tri của Nostradamus đã ứng nghiệm rồi, hai loại tình huống mà ông dự ngôn đều đã xuất hiện rồi: một là năm 1999 tháng 7 Đại vương Khủng bố từ trên trời xuống, hai là điều mà ông đã không nói rõ ràng. Nhưng chúng ta ngày nay xem lại điều mà Nostradamus nói, thì thấy rõ ràng là sự xuất hiện của Pháp Luân Công, không còn nghi ngờ gì nữa. Hơn nữa sự kiện mà Nostradamus dự ngôn đã xuất hiện rồi, đại hủy diệt của nhân loại đã được miễn rồi.

Người dẫn chương trình: Ông nói Pháp Luân Công xuất hiện khiến đại hủy diệt có thể được miễn. Căn cứ vào đâu ông nói sự kiện ấy là Pháp Luân Công? Sự kiện ấy còn có ý nghĩa gì nữa à?

Tống Thần Quang: Như Nostradamus đã nói “Vào cuối thiên niên kỷ này, tức tháng 7 năm 1999, trước khi Đại vương Khủng bố xuống thế gian, cũng là cuối thiên niên kỷ này, thế giới sẽ gặp tai họa từ Mars vĩ đại, sau đó phát sinh đại chiến loạn chưa từng có. Nếu đến lúc ấy, một sự kiện khác xuất hiện, tức khiến Mars vĩ đại mất đi ma lực, thì mới không phát sinh đại chiến tranh. Chỉ cần sự kiện ấy xuất hiện, vào cuối thiên niên kỷ này, nhân loại mới được miễn diệt vong”. Trong đoạn dự ngôn này, có mấy vấn đề cần được làm rõ: thứ nhất, năm 1999 tháng 7 Đại vương Khủng bố xuống thế gian là chỉ điều gì? Thứ hai, tai họa từ Mars vĩ đại là chỉ điều gì? Thứ ba, sự kiện này xuất hiện và việc nhân loại có thể được miễn hủy diệt là có quan hệ gì?

Người dẫn chương trình: Mấy vấn đề mà ông vừa nói ấy làm sao để hiểu rõ được ạ?

Tống Thần Quang: Để rõ được thì cần phải đối chiếu ngang dọc với các dự ngôn khác, lại kết hợp với sự kiện thực tế, mới có thể giải rõ một cách chuẩn xác. Ví như Nostradamus tiên tri năm 1999 tháng 7 Đại vương Khủng bố từ trên trời xuống, không phải chỉ là hiện tượng mỗi “Các Thế Kỷ” có, mà Tượng 41 dự ngôn “Thôi Bối Đồ” triều Đường—”Cửu thập cửu niên thành đại thác”—cũng đã tiên tri về sự kiện phát sinh trấn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Còn có “Kim Lăng tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn, trong đó nói mấy số “nhị tứ bát”. Mấy số này được phá giải là ngày 8 tháng 6 Nông lịch, chính là ngày 20 tháng 7 theo Tây lịch, cùng với ngày Pháp Luân Công bị trấn áp là hoàn toàn tương hợp. Từ thời gian mà 3 dự ngôn này tiên tri thì có thể thấy đều là chỉ Pháp Luân Công, không còn nghi ngờ gì nữa. Đã là nói về Pháp Luân Công, thì tất nhiên cũng có quan hệ đến ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công. Như vậy dự ngôn từ mấy trăm năm, thậm chí cả nghìn năm trước, chẳng lẽ cũng đề cập đến cả họ của Đại sư Lý Hồng Chí hay sao? Câu trả lời là khẳng định. “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc nói “Thị vinh tự ý hà”, “Thôi Bi Đồ” của Lưu Bá Ôn triều Minh nói “phàm thân Mộc Tử vi tính”, “Thôi Bối Đồ” triều Đường nói “Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán”, 3 bộ dự ngôn này đều chỉ rõ người sáng lập Pháp Luân Công có họ là “Lý” (“Mộc Tử” (木子) ghép lại thành chữ “Lý” (李)). Trải qua quá trình tham chiếu như vậy, tự nhiên chúng ta có thể đưa ra kết luận Nostradamus đã nói về sự kiện Pháp Luân Công.

Người dẫn chương trình: Thời gian và tên họ đã dự đoán ra được rồi. Cũng là nói để giải thích dự ngôn thì phải tìm ra những chỗ tương đồng ở dự ngôn khác?

Tống Thần Quang: Đây là một phương pháp rất trọng yếu. Thực ra không chỉ là Nostradamus, trong lịch sử có rất nhiều thánh hiền đã tiên tri về thời mạt pháp, mạt kiếp, ngày tàn của thế giới, đại thanh lọc, đại đào thải, còn có đại kiếp nạn nữa, đều có liên quan đến thời đại ngày nay.

Người dẫn chương trình: Xin ông nói rõ hơn một chút ạ.

Tống Thần Quang: Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa đã giảng về mạt pháp, còn dự ngôn rằng vào thời mạt pháp, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân. Trong “Thánh Kinh”, Chúa Jesus cũng dự ngôn rằng vào ngày tận thế, Mặt trời do Thượng Đế vun trồng sẽ đến. Đều là nói với chúng ta rằng, vào thời mạt kiếp, nhân loại sẽ phải trải qua một đợt đại thẩm phán, đại thanh tẩy, đại đào thải, sau đó tiến nhập vào một thời kỳ tốt đẹp.

Người dẫn chương trình: Loại đối chiếu ngang dọc này đã có thể suy ra sự kiện mà Nostradamus nói chính là Pháp Luân Công truyền bá rộng rãi trên thế giới ngày nay.

Tống Thần Quang: Đây là chính giải duy nhất.

Người dẫn chương trình: Tôi còn muốn hỏi, sự xuất hiện của Pháp Luân Công và việc đại tai nạn không phát sinh nữa là có quan hệ gì?

Tống Thần Quang: Những ai từng đọc qua “Thánh Kinh” đều biết cố sự về đại hồng thủy. Đại hồng thủy vì sao phát sinh? “Thánh Kinh • Sáng Thế Ký” miêu tả thế này: “Bấy giờ CHÚA thấy tội ác của loài người quá nhiều trên mặt đất. Lòng người nào cũng mải mê toan tính những chuyện xấu xa tội lỗi. CHÚA lấy làm ân hận vì đã dựng nên loài người trên mặt đất. Lòng Ngài buồn bã âu sầu. Vì thế CHÚA phán, ‘Ta sẽ xóa sạch loài người Ta đã dựng nên khỏi mặt đất – loài người, loài súc vật, loài bò sát, và luôn cả loài chim bay trên trời. Ta lấy làm ân hận vì đã dựng nên chúng.'” Thế nhưng Chúa lại rất thích ông Noah công chính, nên đã bảo Noah đóng một chiếc thuyền, để sau đó khi mưa lớn và hồng thủy đến, kéo dài 40 ngày, nước ngập cả núi cao, tất cả sinh linh trên mặt đất đều chết, thì chỉ lưu lại duy nhất gia đình Noah. Từ cố sự trên, chúng ta thấy rằng Chúa đã tiêu diệt nhân loại mà Ngài tạo ra chủ yếu là vì nhân loại đã biến thành tà ác rồi. Do đó nếu nói về đại tai nạn hủy diệt phát sinh, thì nhất định là do đạo đức nhân loại bại hoại mà tạo thành vậy. Từ cố sự trên nhìn lại Pháp Luân Công, chúng ta thấy Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ra năm 1992, là tu luyện chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn; tu luyện Pháp Luân Công khiến đạo đức con người đề cao rất nhanh, đến tháng 7 năm 1999 đã có trên 100 người tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù Pháp Luân Công bị bức hại từ tháng 7 năm 1999, nhưng rất nhiều người vẫn cho rằng sự truyền bá Pháp Luân Công đã khiến xã hội nhân loại trở nên tốt hơn. Đạo đức con người đã thăng lên trở lại rồi, thì đại tai nạn như đại hồng thủy chẳng hạn liệu có thể phát sinh nữa không? Do đó những người liễu giải được Pháp Luân Công đều đua nhau tán dương Pháp Luân Công là Đại Pháp đức cao cứu vãn nhân loại.

Người dẫn chương trình: Xin ông cho biết, ngoài tiên tri của Nostradamus đề cập đến Pháp Luân Công ra, còn có dự ngôn nào tương tự không ạ? Có dự đoán tương tự không ạ?

Tống Thần Quang: Về việc này, chúng ta còn có thể từ các dự ngôn khác để tìm ra đáp án. Một bộ dự ngôn khác có thời gian xuất hiện rất gần với năm “Các Thế Kỷ” của Nostradamus được xuất bản, đó là “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc. Dự ngôn này là do Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, nhờ gặp một vị Thần nhân tại núi Kim Cương mà chỉnh lý thành cuốn sách quý này. Đây là một bộ dự ngôn độc nhất vô nhị. Tôi nói nó độc nhất vô nhị, là vì bộ dự ngôn này chuyên môn dùng một lượng lớn bút mực để miêu tả về Pháp Luân Công. Từ đó cũng bổ sung thêm trong việc chứng minh sự kiện mà Nostradamus nói đến chính là Pháp Luân Công.

Người dẫn chương trình: Ồ, ông mau nói xem, “Cách Am Di Lục” nói như thế nào ạ?

Tống Thần Quang: Đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết” của “Cách Am Di Lục” có mấy câu đầu miêu tả như sau:

“Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã,
Điền hề tùng kim cấn hoa cung,
Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự,
Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn”.

Trước khi giải thích dự ngôn, chúng ta hãy xem đồ hình Pháp Luân Công này. (ghi chú: tay đưa ra một bản “Chuyển Pháp Luân”). Cô nhìn vào trong này (ghi chú: đồ hình trên bìa sách), chính là đồ hình của Pháp Luân Công, nó có 5 phù hiệu chữ Vạn (卍). Bên trong đồ hình Pháp Luân có 4 Thái Cực.

Người dẫn chương trình: 4 cái Thái Cực, 5 phù hiệu chữ Vạn (卍).

Tống Thần Quang: Đối chiếu với đồ hình Pháp Luân, chúng ta sẽ giải thích 4 câu dự ngôn ở trên. Cô nhìn vào Thái Cực này, nó gồm hai Thái Cực ngư; cô xem hai Thái Cực ngư này rất giống hai nửa trăng lưỡi liềm, rất giống hai dây cung được giương lên; “lưỡng cung” chỉ đích thị Thái Cực. Giờ lại xem phù hiệu chữ Vạn (卍) của Phật gia này; cô xem, nó rất giống với hai chữ Ất (乙) ghép lại, “song Ất” tất nhiên chỉ phù hiệu chữ Vạn (卍). Khi đã rõ “Lưỡng cung song Ất” là gì rồi, thì lại xem bốn câu thơ dự ngôn này tiên tri thế nào. “Ngưu mã” trong câu thơ là ẩn dụ, là nói Phật, Đạo lưỡng gia, hai thể hệ tu luyện bất đồng như trâu với ngựa vậy. Tuy nhiên cô nhìn vào chữ “điền” (田) này, nó rất giống bông hoa, lại giống như đồ hình Pháp Luân với cửu cung. Từ đồ hình này, có thể tìm thấy ký hiệu của Phật gia và Đạo gia, Phật Đạo lưỡng gia. Đồ hình Thái Cực “lưỡng cung” và phù hiệu chữ Vạn (卍) “song Ất”. Vị trí xếp đặt của chúng, cũng tựa như hình dạng chữ “mễ” (米) vậy. Cô xem chẳng phải hình dạng chữ “mễ” (米) là gì? Như vậy đồ hình Thái Cực nằm tại 4 dấu phẩy của chữ  “mễ” (米). Phù hiệu chữ Vạn (卍) là bỏ đi 4 cái dấu phẩy, nằm ở giữa và tại các góc của chữ “thập” (十). Đối chiếu đồ hình Pháp Luân này với 4 câu dự ngôn của “Cách Am Di Lục” thì nhìn một cái là rõ ngay.

Người dẫn chương trình: “Cách Am Di Lục” này kỳ diệu thật đấy. Đồ hình Pháp Luân như vậy, mà chỉ dùng 4 câu thơ là biểu đạt xuất lai rồi.

Tống Thần Quang: Ngoài ra, dự ngôn Hàn Quốc “Cách Am Di Lục” còn dùng một lượng lớn giấy mực để bàn luận về Pháp Luân Thánh Vương hạ phàm truyền Đại Pháp Đại Đạo, phổ độ chúng sinh. Nó minh xác chỉ rõ Đại Thánh nhân truyền Đại Pháp Đại Đạo có họ là Lý (李), bắt đầu truyền Pháp Luân Công từ Trường Xuân, Đại Pháp truyền ra là Đại Pháp vạn pháp quy nhất của thời kỳ nhân loại này. Điều này cũng là nhất trí với dự ngôn về Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân thời mạt pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni từ hơn 2.000 năm trước. Hơn nữa “Cách Am Di Lục” còn minh xác dự ngôn Pháp Luân Công sẽ gặp phải trấn áp tại Trung Quốc, sau đó hồng truyền thế giới.

Người dẫn chương trình: “Cách Am Di Lục” nói thế nào ạ?

Tống Thần Quang: Trong thiên “Thế luận thị” của “Cách Am Di Lục” có miêu tả đối với Đại Thánh nhân, tả như thế này:

“Thiên giáng Cứu Chủ,
Mã đầu ngưu giác,
Chân Chủ chi ảo,
Thị vinh tự ý hà,
Thế nhân giải oan,
Thiên thụ đại phúc,
Vĩnh viễn vô cùng hĩ.”

Người dẫn chương trình: Câu đầu tiên “Thiên giáng Cứu Chủ” còn khá dễ lý giải, chính là Cứu Thế Chủ giáng hạ từ trời, chứ từ câu thứ hai trở đi, đâu có dễ lý giải.

Tống Thần Quang: “Mã”, “ngưu” trong câu thứ hai “Mã đầu ngưu giác” với “ngưu mã” ở trước là bất đồng; “mã” ở đây là chỉ Càn, “ngưu” chỉ Khôn, tức ý là Càn Khôn. “Đầu” và “giác” thì đều có ý là tối cao; như vậy ý câu này chính là chỉ Vua của Càn Khôn. Còn “Chân Chủ chi ảo”, theo giải thích của Chính Hạo tiên sinh ở Hàn Quốc, là “ảo” có phát âm giống với “hoàn” trong tiếng Hàn, tiếng Hàn gọi “chuyển thế” trong tiếng Hán là “hoàn sinh”. Ý câu này là sự chuyển thế của Chân Chủ. “Thị vinh tự ý hà” đã được giới thiệu ở trước rồi. Từ chữ “vinh” và chữ “tự” trong câu thơ này có thể tìm được họ của Chân Chủ. Đem “Mộc” (木) trong chữ “vinh” (荣) ghép với “Tử” (子) trong chữ “tự” (字) thì được chữ “Lý” (李). Chính là nói Chân Chủ sau khi chuyển thế có họ là Lý. Tiếp theo “Thế nhân giải oan, Thiên thụ đại phúc, Vĩnh viễn vô cùng hĩ”, 3 câu này nói khi Chân Chủ họ Lý xuất thế, thế nhân mới có thể được giải thoát khỏi các chùng phàm oan, đại phúc được trời ban cho này mới có thể vĩnh viễn vô cùng.

Người dẫn chương trình: “Thị vinh tự ý hà”, trong câu này ẩn tàng họ của Chân Chủ ư. Để khai mở chỗ mê này quả thực chẳng hề dễ dàng.

Tống Thần Quang: Nếu chỉ từ dự ngôn mà không đối chiếu với họ, người và việc thì không dễ phá giải. Còn khi đã đối chiếu dự ngôn với việc và người rồi thì phá giải sẽ không khó nữa. Dưới đây là mấy câu dự ngôn nữa, dự ngôn Pháp Luân Công sẽ gặp phải bức hại, nói rằng:

“Hảo sự đa ma thử thị nhật,
Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu,
Tạm thời tạm thời bất miễn ách,
Cửu chi gia nhất tuyến vô hình.”

Hai câu đầu là nói Pháp Luân Công sẽ gặp phải vu khống, bức hại, tín đồ Pháp Luân Công sẽ phải chịu nỗi khổ lao ngục. “Song khuyển ngôn tranh” ở đây là chữ “ngục” (狱), “thảo thập khẩu” (艹十口) là chữ “khổ” (苦), tức nỗi khổ lao ngục. Hai câu sau còn nói bức hại chỉ là tạm thời, tuy miễn không được, nhưng bức hại là sẽ không có nữa. Theo nguyên giải, thì “tuyến vô hình” chính là mức độ nghiêm trọng của bức hại. “Cách Am Di Lục” cũng dự ngôn Pháp Luân Công sẽ phổ biến khắp thế giới, dự ngôn như thế này:

“Tây phương canh tân tứ cửu Kim,
Tùng Kim diệu số đại vận dã.”

Hai câu này là nói Pháp Luân Công tại Tây phương truyền càng ngày càng rộng. Một câu nữa là “Hòa khí Đông phong vạn bang xuy”, minh xác chỉ rõ Pháp Luân Đại Pháp sẽ hồng truyền toàn thế giới. Như vậy tới nay, Pháp Luân Công đã phổ biến tại hơn 80 quốc gia (ghi chú: bao gồm địa khu. Tiết mục này được thực hiện năm 2007, hiện tại năm 2011 đã là hơn 100 quốc gia và khu vực), sách của Pháp Luân Đại Pháp đã được phiên dịch sang hơn 40 thứ tiếng.

Người dẫn chương trình: Điều này đã ứng nghiệm rồi. Mấy con số mà ông vừa nói có thể tra từ trên mạng.

Tống Thần Quang: Ngoài ra, “Cách Am Di Lục” còn dự ngôn về kết cục của những người bức hại Pháp Luân Công:

“Vân vụ trướng thiên hôn cù trung,
Dục tử tử tẩu vĩnh bất đắc.”

Hai câu này là nói những người điên cuồng bức hại Pháp Luân công dưới đám mây đen che đậy bầu trời kia cuối cùng có mong chết cũng không được, sẽ phải chịu trừng phạt vĩnh viễn vô tận, sống mà không bằng chết vậy (ghi chú: Phật gia giảng về quả báo ở địa ngục, cầu sống không được, cầu chết không xong).

Người dẫn chương trình: Thật là khiến người ta kinh hãi.

Tống Thần Quang: Chỗ đáng chú ý là, “Cách Am Di Lục” dự ngôn Pháp Luân Công là vạn pháp quy nhất. Đây là Đại Pháp Đại Đạo xưa nay chưa từng có, dự ngôn miêu tả như sau:

“Tiền vô hậu vô sơ lạc Đạo,
Bất khả tư nghị bất vong xuân.”

Ở đây minh xác nói rõ Pháp Luân Công truyền xuất là xưa nay chưa từng có, trước đây chưa có, sau này cũng không có lại nữa; sự vĩ đại của nó đúng là không thể nghĩ bàn, nhất thiết phải nhớ rằng nó khai truyền vào mùa Xuân. Như vậy điểm này cũng được nghiệm chứng rồi, Pháp Luân Công truyền xuất vào tháng 5 năm 1992, chính vào thời kỳ cuối Xuân.

Người dẫn chương trình: Ôi, đều dự đoán được hết. Ông vừa giới thiệu đều là dự ngôn cổ đại ở ngoại quốc, thế ở Trung Quốc có dự ngôn dự đoán về phương diện này không ạ?

Tống Thần Quang: Tôi vừa giới thiệu là hai dự ngôn ở ngoại quốc, mà đều tiên tri về sự kiện Pháp Luân Công. Sau đây, tôi muốn giới thiệu một chút về các dự ngôn nổi tiếng của Trung Quốc. So với “Các Thế Kỷ” của Pháp và “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc, các dự ngôn Trung Quốc như “Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng tháp bi văn”, “Thôi Bi Đồ” triều Minh (ghi chú: chỉ khác một chữ với “Thôi Bối Đồ” triều Đường) là có thời gian sớm hơn, trong đó “Thiêu Bính Ca” được coi là một trong tam đại dự ngôn dân gian của Trung Quốc. Lúc trước tôi đã giới thiệu qua, tác giả “Thiêu Bính Ca” là quân sư Lưu Cơ, Tể tướng khai quốc triều Minh của Hoàng Đế Chu Nguyên Chương, tức Lưu Bá Ôn.

Người dẫn chương trình: Nói tới Lưu Bá Ôn, tôi lại nghĩ tới câu nói “Trước có quân sư Gia Cát Lượng, sau có quân sư Lưu Bá Ôn”.

Tống Thần Quang: Là nói tài đức trí tuệ của Lưu Bá Ôn không hề kém so với Gia Cát Lượng. Nói tới chuyện “Thiêu Bính Ca” trở thành sách, còn có một đoạn cố sự, đó là một ngày nọ, khi Chu Nguyên Chương đang ăn bánh nướng, ông vừa kẹp bánh vào miệng thì có người tới báo: “Quốc sư Lưu Cơ yết kiến ngài”. Vậy là Chu Nguyên Chương đành bỏ cái bánh nướng đang ăn dở xuống bát để Lưu Bá Ôn vào. Vua tôi hành lễ xong xuôi, Chu Nguyên Chương hỏi: “Ông biết có cái gì trong bát của ta không?” Thực ra ông nghĩ rằng Lưu Bá Ôn không thể đoán được. Lưu Bá Ôn bấm tay một hồi rồi nói: “Nửa tựa mặt trời nửa mặt trăng, Từng bị Kim Long cắn một miếng, là cái bánh nướng”. Thế là sau đó, Chu Nguyên Chương bèn để Lưu Bá Ôn dự đoán khí số triều Minh. Lưu Bá Ôn khi ấy không thể thoái thác, vậy mới có đoạn vấn đáp giữa Vua-tôi, mới hình thành “Thiêu Bính Ca” (bài ca bánh nướng).

Người dẫn chương trình: Vậy thì “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn đã nói thế nào nhỉ? Thời gian tiết mục hôm nay đã hết rồi. Chủ đề quan hệ giữa dự ngôn và nhân loại sẽ được chúng ta tiếp tục thảo luận trong phần sau. Khi ấy ông Tống Thần Quang sẽ cùng mọi người bàn về dự ngôn “Thiêu Bính Ca” cùng đề tài liên quan. Xin cảm ơn quý vị khán giả đã xem tiết mục ngày hôm nay, hẹn gặp lại vào tiết mục sau.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.ntdtv.com/xtr/b5/2011/01/21/a205010.html



Ngày đăng: 16-10-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.