Dự ngôn và nhân sinh (Phần 3)



Tác giả: Tân Đường Nhân

[ChanhKien.org] Dự ngôn tụ Trung Nguyên, Người tốt trở thành tiên. Vạn kiếp làm sao giải? Chân tướng tại nhãn tiền. Trong lịch sử Trung Quốc, cuốn sách cấm “Thôi Bối Đồ” từng làm biết bao người say mê, bởi vì nó quá thần kỳ, quá chuẩn xác. Từ triều Đường một mạch đến sự kiện “Lục Tứ” của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hết thảy đều nói rõ ràng minh bạch. Đối với Pháp Luân Công, tiêu điểm của Trung Quốc và thậm chí của toàn thế giới, “Thôi Bối Đồ” miêu tả như thế nào? Rất nhiều sự tình đã phát sinh, rất nhiều sự tình cũng sắp phát sinh. Đối diện với thế giới hỗn tạp này, chúng ta làm sao để phân biệt? Xin mời quý vị thưởng thức tiết mục “Tung hoành phá giải—Dự ngôn và nhân sinh” (tập hạ) của chuyên mục “Tế ngữ nhân sinh”.

* * *

【Tế ngữ nhân sinh】Dự ngôn và nhân sinh (hạ)

Người dẫn chương trình: Thân ái chào quý vị khán giả. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục cùng nhau đàm luận về chủ đề dự ngôn và nhân sinh. Tiếp theo, ông Tống Thần Quang, người có nghiên cứu phi thường về dự ngôn, sẽ giải các dự ngôn cho chúng ta. Trong tập trước, chúng ta đã nói về “Thiêu Bính Ca”, “Thôi Bi Đồ”, “Kim Lăng tháp bi văn”, “Lưu Bá Ôn bia ký” của Lưu Bá Ôn, cùng với “Mai Hoa Thi” của dự ngôn gia Thiệu Ung. Trong khổ 9 “Mai Hoa Thi” có câu “Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ, Liên tiêu phong vũ bất tu sầu”. Chúng dự ngôn điều gì vậy ạ?

Tống Thần Quang: “Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ” là nói vào mùa Xuân một năm nào đó, vị Chủ của Vạn Vương trong vũ trụ sẽ bắt đầu khai truyền Đại Pháp tại thế gian, khiến đâu đâu cũng đều khai nở kỳ hoa. Chúng ta nhìn lại lịch sử một chút, thấy rằng cuối Xuân tháng 5 năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Công ra toàn xã hội, từ đó khiến Đại Lục nơi nơi đều nhìn thấy kỳ hoa khai nở. Chính là tại điểm luyện công có thể nhìn thấy đồ hình Pháp Luân được treo; ngoài cờ ra, còn có huy hiệu Pháp Luân mà những người tu luyện Pháp Luân Công đeo trước ngực. Chúng ta nhìn vào đồ hình Pháp Luân này, rất giống một đóa hoa diệu kỳ. (ghi chú: từ năm 1992, hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần mà kinh Phật ghi lại đua nhau nở rộ tại các nơi trên thế giới)

Người dẫn chương trình: Ở trước, ông đã nói đến vào mùa Xuân một năm nào đó, vị Chủ của Vạn Vương trong vũ trụ sẽ bắt đầu truyền Đại Pháp, lý giải thế nào ạ?

Tống Thần Quang: Thì trong các phần trước, tôi đã giới thiệu “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc, trong đó đề cập đến “Chân Chủ”, “Cứu Chủ”, rồi trong “Thôi Bi Đồ” của Lưu Bá Ôn đề cập đến “Thượng Thượng Chủ Thánh”. Trong “Thiêu Bính Ca” còn nói minh bạch hơn nữa, Bá Ôn nói: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”. Từ đó có thể thấy “chủ” trong “Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ” mà “Mai Hoa Thi” nói tới chỉ đích thị “Vạn Vương chi Chủ” của vũ trụ. Vậy còn “Liên tiêu phong vũ bất tu sầu”? Ý là bởi Pháp Luân Thánh Vương, Vạn Vương chi Chủ tại thế gian truyền Pháp độ nhân, Pháp chính càn khôn, và mặc dù cuộc bức hại tàn khốc tựa như cuồng phong bão táp vẫn còn tiếp tục duy trì trong một giai đoạn thời gian, nhưng những người tu luyện Pháp Luân Công dưới sự dẫn dắt của Pháp Luân Thánh Vương đã biểu hiện thiện lương, hòa bình và kiên định, rồi cuối cùng nhất định thắng lợi; đây là điểm không cần phải ưu sầu.

Người dẫn chương tình: Báo trước thắng lợi cuối cùng, khổ 10 “Mai Hoa Thi” dự ngôn thế nào ạ?

Tống Thần Quang: Khổ 10 miêu tả thế này:

“Số điểm mai hoa thiên địa Xuân, Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân.
Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật, Tứ hải vi gia thục chủ tân”.

“Số điểm mai hoa thiên địa Xuân” chính là loài hoa mai ngạo nghễ sương tuyết mọc lên đón mùa Xuân. Trải qua khảo nghiệm nghiêm khắc, các đệ tử Pháp Luân Công Trung Quốc và toàn thế giới tựa như loài hoa mai cười ngạo sương tuyết đón mừng mùa Xuân đến. “Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân”, Bác, Phục là tên hai quẻ trong Kinh Dịch, quẻ Bác có ý là bất lợi, quẻ Phục có ý là hanh lợi, cũng chính là chỉ “vật cực tất phản”. Lịch sử tựa như chuyển luân {bánh xe xoay chuyển}, xoay đi chuyển lại, hết thảy đều có nguyên nhân được an bài. “Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật”, chính là sau khi trải qua kiếp nạn, hoàn vũ tự nhiên nghênh đón ngày tốt đẹp vĩnh viễn. “Tứ hải vi gia thục chủ tân”, câu này dự ngôn từ năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí bôn ba đi các nơi truyền Pháp, cơ bản là truyền Pháp bốn phương, bốn biển là nhà. “Thục chủ tân” ở nửa câu sau ý là ai là chủ ai là khách, lịch sử đã sớm có định số.

Người dẫn chương trình: Thảo nào các dự ngôn từ mấy trăm, thậm chí mấy nghìn năm trước, dù thời gian bất đồng, nhưng đều tiên tri giống nhau về cùng một sự kiện. Từ lịch sử mà nhìn thì đúng là đã sớm có số định trước rồi.

Tống Thần Quang: Sự thật đúng là như vậy.

Người dẫn chương trình: Còn có “Thôi Bối Đồ” triều Đường nữa, dự ngôn thế nào về Pháp Luân Công nhỉ?

Tống Thần Quang: Ở trước tôi đã giới thiệu qua, “Thôi Bối Đồ” là do hai vị đại thần triều Đường là Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong sáng tác nên. “Thôi Bối Đồ” tổng cộng 60 Tượng. Từ Tượng 40 trở đi, có hơn 10 Tượng là chuyên môn dự ngôn về Pháp Luân Công và người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí. Còn có các sự kiện xoay quanh Pháp Luân Công, chẳng hạn ĐCSTQ và tập đoàn Giang Trạch Dân trấn áp Pháp Luân Công; còn có “Cửu Bình” (ghi chú: “Chín bài bình luận về đảng cộng sản”) ra đời, còn có làn sóng thoái đảng dời núi lấp biển, còn có ĐCSTQ sụp đổ, v.v.

Người dẫn chương trình: Ông vừa nói về sự xuất hiện của “Cửu Bình”, làn sóng thoái đảng, ĐCSTQ sụp đổ cũng được đề cập. “Thôi Bối Đồ” nói thế nào ạ?

Tống Thần Quang: Trước tiên chúng ta xem Tượng 40 “Thôi Bối Đồ”. Tượng 40 này là Quý Mão, Tốn hạ Cấn thượng, Cổ:

Sấm viết:

Nhất nhị tam tứ, Vô thổ hữu chủ.
Tiểu tiểu Thiên Cang, Thùy củng nhi trị.

Tụng viết:

Nhất khẩu Đông lai khí thái kiêu, Cước hạ vô lữ thủ vô mao.
Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán, Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu.

Người dẫn chương trình: Đây là vừa có đồ lại vừa có thơ, có một chút cảm giác như ngắm hoa trong sương vậy.

Tống Thần Quang: Mỗi Tượng “Thôi Bối Đồ” đều có “đồ”, “quái”, “sấm”, “tụng”, 4 bộ phận hợp thành. Bây giờ thử nhìn vào đồ hình này.

Tượng 40 «Thôi Bối Đồ»

Người dẫn chương trình: Trong đồ hình này có 3 tiểu hài tử cầm luân tử {bánh xe} là có ý nghĩa gì? Tiểu hài cầm luân tử tượng trưng Pháp Luân, phải vậy không ạ?

Tống Thần Quang: Đúng, chị nói rất đúng. Vậy chị nói thử xem ba tiểu hài trong đồ hình biểu thị ý nghĩa gì?

Người dẫn chương trình: Ba chữ “nhân” (人) tạo thành chữ “chúng” (众) {nghĩa là đông, nhiều}.

Tống Thần Quang: Đúng rồi, hiện tại Pháp Luân Công đã truyền đến hơn 80 quốc gia, có hàng triệu người đang tu luyện. Ngoài ra cũng nói Pháp Luân Công là công pháp tính mệnh song tu (ghi chú: Phật gia chú trọng tu tâm tính, Đạo gia chú trọng tu mệnh), có thể khiến người biến thành trẻ, cũng giống “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn nói là “lớn thành nhỏ, già thành trẻ”.

Người dẫn chương trình: Vậy quẻ Cổ này là biểu thị điều gì?

Tống Thần Quang: Quẻ Cổ này là tên quẻ thứ 18 trong Chu Dịch. Nó cấu thành bởi Tốn ở trên, Cấn ở dưới; “Tốn” đại biểu gió, cũng đại biểu Đông Nam, “Cấn” đại biểu núi, cũng đại biểu Đông Bắc. Chị nhìn vào quẻ tượng này, nó là gió độc đến từ Đông Nam mê hoặc dân chúng, tiến hành công kích người đến từ Đông Bắc truyền Đại Pháp Đại Đạo, giống như thứ gió âm chấn động núi lớn. Chúng ta nhìn vào địa đồ Trung Quốc, Thượng Hải nằm ở phía Đông Nam của toàn Trung Quốc, Giang Trạch Dân kỳ thực là đi lên từ Thượng Hải; Cát Lâm nằm tại Đông Bắc Trung Quốc, Pháp Luân Công chính là do Đại sư Lý Hồng Chí từ Cát Lâm truyền ra.

Người dẫn chương trình: Quẻ tượng này quả nhiên đã hiển hiện xuất lai rồi.

Tống Thần Quang: Đúng, chúng ta lại xem nội dung tương quan trong “Kinh Dịch”:

Cổ: Nguyên hanh lợi thiệp đại xuyên tiên giáp tam nhật hậu giáp tam nhật.
Tượng viết: Sơn hạ hữu phong cổ quân tử dĩ chấn dân dục đức.
Cổ: Nguyên hanh nhi thiên hạ trị dã.

Ý quẻ này chính là nói có quân tử đại tu dưỡng dùng đạo đức cứu vãn xã hội nhân loại đã bại hoại, khiến đạo đức nhân loại nâng cao trở lại, từ đó khiến thiên hạ đại trị. Đây là ý nghĩa trọng tâm của quái này. Như vậy làm sao mới có thể cứu vãn xã hội nhân loại đã bại hoại? Khiến đạo đức nhân loại nâng cao trở lại, từ đó khiến thiên hạ đại trị? Tất nhiên chỉ có truyền ra Đại Pháp Đại Đạo Pháp Luân Công này.

Người dẫn chương trình: Chỗ “lợi thiệp đại xuyên” này giải thích thế nào ạ?

Tống Thần Quang: “Lợi thiệp đại xuyên” chính là nói ý có lợi cho sông lớn. Chúng ta biết rằng sông lớn này có nước chảy xiết, có chút nguy hiểm, có chút liều lĩnh mạo hiểm, ở đây là chỉ có lợi cho làm sự việc nguy hiểm này, từ bề mặt mà xét nó khá hung hiểm, nhưng là đã làm rồi, đã có kết quả tốt rồi. Học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện, tới Thiên An Môn giương biểu ngữ, giảng rõ chân tướng cho dân chúng, v.v. Từ bề mặt thì thấy nó rất nguy hiểm, bởi vì làm thế có thể phải đối mặt với bị bắt, giam ngục, mất công việc, mất nhà cửa, thậm chí bị bức hại đến chết. Tuy nhiên loại hành vi này là chính nghĩa, là dựng lập đạo nghĩa cho tương lai, lưu danh vạn cổ. Như vậy đối với những dân chúng bảo vệ và giúp đỡ Pháp Luân Công, họ là phải mạo hiểm một chút, nên mới dùng hình dung “lợi thiệp đại xuyên” này, cuối cùng được phúc báo, đặt định tương lai tốt đẹp cho bản thân.

Người dẫn chương trình: Ở đây còn có “tiên giáp tam nhật hậu giáp tam nhật” nữa, giải thích thế nào ạ?

Tống Thần Quang: “Tiên giáp tam nhật hậu giáp tam nhật” dùng tục ngữ để giảng rằng “Trước cười chính là anh, sau cười chính là tôi”. Từ quá trình trấn áp Pháp Luân Công mà xét, những kẻ trấn áp lúc ban đầu có dáng vẻ hung hãn kiêu căng, hung ác cùng cực, mê hoặc dân chúng, khiến họ bức hại Pháp Luân Công. Như vậy mấy năm đã trôi qua rồi, “Cửu Bình” xuất thế rồi, người ta đều thấy rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ rồi, vậy là những kẻ trấn áp chui vào ngõ cụt, kinh hoàng không đợi nổi ngày kết thúc. Còn Pháp Luân Công trải qua khảo nghiệm xương máu này, từ Trung Quốc truyền đến hơn 80 quốc gia trên thế giới, hạt giống Chân-Thiện-Nhẫn đã ăn sâu vào nội tâm hàng triệu người trên toàn thế giới rồi.

Người dẫn chương trình: Ở đây còn có “sấm” này là ý thế nào ạ?

Tống Thần Quang: “Sấm” này là một loại từ ngữ dự đoán cát hung. “Nhất nhị tam tứ” là chỉ 4 giai đoạn truyền bá của Pháp Luân Công, từ năm 1992 đến 1994 là giai đoạn ông Lý tự mình truyền Pháp tại Trung Quốc; từ 1994 đến 1999 là giai đoạn Pháp Luân Công phổ biến ra toàn thế giới tự do; từ 1999 đến trước khi trấn áp kết thúc là giai đoạn bức hại; sau khi trấn áp kết thúc là giai đoạn quảng truyền. Như vậy hiện tại chính là giai đoạn thứ 3. Pháp Luân Công trụ vững trước trấn áp tàn khốc, bắt đầu từng bước hồng truyền trên phạm vi toàn thế giới.

Người dẫn chương trình: “Vô thổ hữu chủ” bên dưới là có ý gì ạ?

Tống Thần Quang: “Vô thổ hữu chủ” chính là không có đất đai nào hết, cũng không có chức quan nào hết, mà là người ta tự tôn ông lên làm Chủ. Đây cũng là chỉ Đại sư Lý Hồng Chí, bởi vì Đại sư Lý Hồng Chí không có thổ địa cũng không có quan chức, tuy nhiên có hơn 100 triệu người tin theo, tôn ông làm Thầy; từ trong nội tâm, họ coi ông là Chủ.

Người dẫn chương trình: Nói tới đây, vừa rồi tôi cũng có xem một bài báo trên mạng, nói rất nhiều cảnh sát từng bị ĐCSTQ lừa dối mà tham dự bức hại Pháp Luân Công nay biểu thị sự tôn kính và sám hối sâu sắc trước ông Lý Hồng Chí, đủ thấy rằng Pháp Luân Công được lòng người như thế nào. Vậy còn “Tiểu tiểu Thiên Cang” này giải thích thế nào ạ?

Tống Thần Quang: “Tiểu tiểu Thiên Cang, Thùy củng nhi trị”. Thiên Cang là chỉ sao Bắc Đẩu Thất Tinh, câu này ý nói sao Thiên Cang tuy nhỏ, nhưng cực kỳ trọng yếu trong Thiên ý, bởi vì không có nó, thì sẽ mất phương hướng. Ở đây là chỉ “Chân-Thiện-Nhẫn” mà Pháp Luân Công đề xướng đã chỉ rõ phương hướng cho người trong mê, khiến tiêu chuẩn đạo đức nhân loại đề cao lên. “Thùy củng” là ý vô vi, “Thùy củng nhi trị” {không làm cũng trị} là chỉ đạo đức nhân loại đề cao lên rồi, sẽ không cần phương pháp hành chính hay pháp luật nào để quản người nữa, bởi vì mỗi người đã tự quản tốt chính mình rồi, nhờ đó mà thiên hạ thái bình.

Người dẫn chương trình: Đúng là cảnh tượng thái bình “không nhặt của rơi, đêm không cần cài then cửa”. Như vậy bài tiên tri này nói về Pháp Luân Công là không còn nghi ngờ gì nữa. Giờ lại xem thử “tụng” này, “tụng” nói thế nào ạ?

Tống Thần Quang:

“Nhất khẩu Đông lai khí thái kiêu, Cước hạ vô lữ thủ vô mao.
Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán, Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu.”

Người dẫn chương trình: Mấy câu này không biết thế nào nữa.

Tống Thần Quang: Liên hệ câu “Nhất khẩu Đông lai khí thái kiêu” (Một miệng phía chủ khí thật kiêu) với “Đại vương Khủng bố từ trên trời xuống” trong dự ngôn “Các Thế Kỷ” của nhà tiên tri người Pháp Nostradamus thì sẽ dễ hiểu hơn nhiều. Tháng 7 năm 1999, tập đoàn Giang Trạch Dân phát động đợt trấn áp thời kỳ đầu với Pháp Luân Công, chính là huy động toàn bộ bộ máy tuyên truyền, lợi dụng hết thảy công cụ dư luận để ra sức tạo tin đồn, hãm hại, vu khống Pháp Luân Công. Phát thanh truyền hình hầu như hoạt động hết công suất 24/24, rợp trời dậy đất, mê hoặc nhân dân. Giang Trạch Dân khi ấy quả thực vênh váo tự cao tự đại, cuồng vọng lên đến cực điểm, nói lời ngông cuồng là phải “diệt tận gốc Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng”.

Người dẫn chương trình: Nghe ông nói tới đây, tôi lại nghĩ đến câu “người tính không bằng Trời tính”. Tiếp đến là câu “Cước hạ vô lữ thủ vô mao” (Chân không có guốc đầu không mao), nghe như con gì ấy?

Tống Thần Quang: Theo giải thích của một vị cao nhân, đây chính là chỉ con cóc, ếch nhái, cá sấu, v.v. mấy loài vật ấy. Bởi những động vật này không có guốc, đầu cũng không có mao {lông}.

Người dẫn chương trình: Là có ý gì vậy?

Tống Thần Quang: Những động vật này đều sống trong sông, đầm, chính là cư “dân” của Giang, Trạch.

Người dẫn chương trình: Thế chẳng phải chỉ đích thị Giang Trạch Dân sao? Dự ngôn này thật khiến người ta kinh ngạc.

Tống Thần Quang: Kỳ thực trấn áp Pháp Luân Công xảy ra chỉ bởi Giang Trạch Dân xuất phát từ tâm đố kỵ cá nhân cực đoan; ông ta đã tự mình viết một phong thư phân phát cho từng lãnh đạo, lại nói ai phản đối trấn áp Pháp Luân Công, thì chính là phản đối đảng, ai không đồng ý trấn áp, thì chính là giúp đỡ Pháp Luân Công. Do Giang Trạch Dân cứ khăng khăng làm theo ý mình, kiêu ngạo ngang ngược, nên không có ai dám công khai phản đối. Ai muốn lấy lòng Giang Trạch Dân thì đều tích cực tham gia trấn áp (ghi chú: hiện tại trong 9 vị thường ủy thì một nửa là thuộc loại này), nhằm đoạt lấy tư bản chính trị, La Cán chính là điển hình của loại này.

Người dẫn chương trình: Tiếp theo tôi giải thích thử, “Nhược phùng Mộc Tử (木子) băng sương hoán” chính là chỉ chữ “Lý” (李) phải không ạ? Như vậy là chỉ đích thị ông Lý Hồng Chí, phải không ạ?

Tống Thần Quang: “Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán” là chỉ tập đoàn Giang Trạch Dân và ĐCSTQ thống trị hà khắc như băng sương, khi gặp phải người sáng lập Pháp Luân Công thì cũng giống như băng sương gặp phải mùa Xuân vậy, băng tan sương hóa. Chúng ta xem tình huống thực tế, chẳng phải như vậy hay sao? Trước khi trấn áp Pháp Luân Công, trong mấy chục năm qua, ĐCSTQ đều trấn áp tàn khốc bất cứ hình thức tổ chức nào, dễ như trở bàn tay. Ví dụ thảm sát Lục Tứ năm 1989, học sinh dân chúng Trung Quốc vận động dân chủ phản hủ bại chỉ trong một đêm mà đã bị trấn áp sạch. Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, khi ấy Giang Trạch Dân nói chỉ cần 3 tháng là tiêu diệt xong Pháp Luân Công, thế nhưng hiện tại không những không bị tiêu diệt, mà còn truyền ngày càng rộng, đặc biệt từ khi “Cửu Bình” ra đời, làn sóng thoái đảng cuồn cuộn mãnh liệt. Đến ngày 1 tháng 2 năm 2007 đã có hơn 18 triệu người thanh minh thoái xuất ĐCSTQ và các tổ chức liên quan (ghi chú: đến nay đã là hơn 100 triệu người). Điều này chứng minh sự thống trị băng sương của ĐCSTQ đã sớm bị dung hóa rồi.

Người dẫn chương trình: Tiếp đó “Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu” là chỉ điều gì ạ?

Tống Thần Quang: Câu này ý là có thể khiến chúng ta sinh tồn thì chính là hầu {khỉ}, còn khiến chúng ta tử vong thì chính là điêu {đại bàng}. Như vậy hầu và điêu rốt cuộc là chỉ điều gì? Nhà tiên tri người Pháp Nostradamus nói “Nếu như trước tháng 7 năm 1999, chỉ cần sự tình ấy xuất hiện, vào cuối thiên niên kỷ này, thì nhân loại có thể được miễn đại hủy diệt”. Chúng ta biết rằng Pháp Luân Công truyền xuất năm 1992, năm 1992 chính là năm con khỉ. Do vậy “hầu” ở đây chỉ đích thị Pháp Luân Đại Pháp truyền xuất năm 1992. Bởi vì Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, có thể khiến đạo đức người tu luyện hồi thăng, nên nếu người người đều chiểu theo “Chân-Thiện-Nhẫn” mà hành xử, thì xã hội sẽ biến thành tốt đẹp vô cùng, đại hủy diệt cũng không phát sinh nữa, vậy chẳng phải khiến nhân loại tiếp tục sinh tồn hay sao? Chính là “Sinh ngã giả hầu”.

Người dẫn chương trình: Vậy còn “điêu” là chỉ điều gì ạ?

Tống Thần Quang: Xem tên mà đoán nghĩa, “điêu” {đại bàng} là hình dung một chủng độc ác, như Giang Trạch Dân, La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh,… Họ tiến hành trấn áp Pháp Luân Công vốn đề xướng “Chân-Thiện-Nhẫn”, chẳng phải là hủy diệt đạo đức nhân loại hay sao? (ghi chú: 3 chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” chẳng phải đối lập với “giả, ác, bạo”?) Nếu người người đều vô đạo đức, vô lương tri, tâm mang ác niệm, thì đại tai nạn giống như đại hồng thủy hủy diệt nhân loại mà “Thánh Kinh” nói liệu còn xa nhân loại nữa không? Chúng ta xem dự ngôn “Năm 1999 tháng 7, Đại vương Khủng bố từ trên trời xuống” trong “Các Thế Kỷ” của Nostradamus, lại đối chiếu với tội ác ngất trời, hủy hoại lương tri trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của tập đoàn Giang Trạch Dân, thì thấy rằng ai đang hủy diệt nhân loại đây? Chẳng phải quá rõ ràng hay sao? Đây chính là “tử ngã điêu”.

Người dẫn chương trình: Chữ “ngã” trong câu này giống như là chỉ chúng nhân, chỉ mọi người đúng không ạ?

Tống Thần Quang: Không sai. Nhìn lại 7 năm qua, các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện cũng vậy, phát tư liệu, hay giảng chân tướng cũng vậy, chẳng phải là khiến quảng đại dân chúng tỉnh ngộ mà được cứu hay sao?

Người dẫn chương trình: Thế nhưng có người vẫn nói Pháp Luân Công là làm chính trị, vậy ông coi vấn đề này như thế nào?

Tống Thần Quang: Với người có cách nghĩ này, tôi nghĩ các vị tốt nhất là nên xem những dự ngôn trong và ngoài Trung Quốc. Trong “Thánh Kinh” nói đại hồng thủy hủy diệt nhân loại là bởi vì đạo đức con người đã bại hoại rồi, Noah được lưu lại là vì ông phù hợp với yêu cầu của Thần. Ở trước tôi đã giới thiệu qua bia ký của Lưu Bá Ôn. Từ hơn 500 năm trước, Lưu Bá Ôn đã dự ngôn nhân loại ngày nay nếu không thể hành thiện thì sẽ phải đối diện với tai nạn: “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba. Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”. Như vậy Lưu Bá Ôn nói câu này là có mục đích chính trị nào ư? Ông đang làm chính trị à? Ông giúp người ta hồi tâm chuyển ý, chẳng phải là hy vọng bảo toàn tính mạng cho họ hay sao? Ông nói: “Trên đời có người hành Đại Thiện, Lây bởi kiếp này thật không đáng”. Chẳng phải nói với người đời rằng trong xã hội có người đang làm Đại Thiện sự cứu người, mau tới tìm chân tướng từ người hành Đại Thiện? Chúng ta lại xem câu “Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu”, đây là dự ngôn từ triều Đường 1.000 năm trước. Các vị có thể coi hai tác giả Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong là đang làm chính trị được không? Câu này chẳng qua chỉ là đem quan hệ lợi-hại ra nói rõ ràng mà thôi. Như vậy dùng ngôn ngữ ngày nay mà nói, thì giảng chân tướng của học viên Pháp Luân Công là để giúp bảo toàn sinh mạng của mọi người; còn ĐCSTQ mê hoặc mọi người để giúp nó bức hại Pháp Luân Công, chính là khiến sinh mạng mọi người bị hủy hoại cùng nó.

Người dẫn chương trình: Thưa ông Tống, qua giải thích như vậy của ông, tôi đã cảm thấy hành vi này của các học viên Pháp Luân Công đúng là vì muốn tốt cho người khác, là một chủng hành vi “vô tư vô ngã”. Bài dự ngôn liên quan đến Pháp Luân Công này có thể nói là rất chân thực. Vậy tiếp theo, đối với kết quả cuộc đàn áp Pháp Luân Công, dự ngôn có nói gì không ạ?

Tống Thần Quang: Tượng 41 “Thôi Bối Đồ” nói:

“Cửu thập cửu niên thành đại thác,
Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu.”

Ở đây minh xác nói rõ hành vi đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ và tập đoàn Giang Trạch Dân năm 1999 là sai lầm lớn, đồng thời khẳng định sự thống trị của ĐCSTQ cuối cùng sẽ tan vỡ. Ý của câu sau “Xưng vương chỉ hợp tại Tần Châu” chính là sự sụp đổ của ĐCSTQ.

Người dẫn chương trình: Đến giờ ông mới chỉ giới thiệu một vài dự ngôn trong và ngoài Trung Quốc, trong đó nói những kẻ đàn áp Pháp Luân Công và những người “trợ Trụ vi ngược” đều có kết cục không tốt đẹp. Quả thực khiến người ta phải suy nghĩ sâu xa. Trước đây ông từng nhắc đến Gia Cát Lượng, Gia Cát Lượng có dự ngôn gì về sự kiện ngày nay không ạ?

Tống Thần Quang: Gia Cát Lượng đã viết bộ dự ngôn “Mã Tiền Khóa”; nhắc tới Gia Cát Lượng, người ta có thể nói là nhà nhà đều biết. Khóa 13 “Mã Tiền Khóa” nói sau khi trải qua ma nạn, Pháp Luân Công sẽ đem ánh quang minh đến với nhân loại, nói thế này:

“Hiền bất di dã, Thiên hạ nhất gia.
Vô danh vô đức, Quang diệu Trung Hoa.”

Dự ngôn của Khóa này với Tượng 59 “Thôi Bối Đồ” là hoàn toàn tương đồng.

Tượng 59 “Thôi Bối Đồ”

Tượng 59 «Thôi Bối Đồ»

Sấm viết:

Vô thành vô phủ, Vô nhĩ vô ngã.
Thiên hạ nhất gia, Trị trăn đại hóa.

Tụng viết:

Nhất nhân vi đại thế giới phúc, Thủ chấp thiêm đồng bạt khứ trúc.
Hồng hoàng hắc bạch bất phân minh, Đông Nam Tây Bắc tận hòa mục.

Tóm lại là nói rằng bởi ông Lý Hồng Chí đã đem Phật Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” truyền cấp cho nhân gian, nên khiến đạo đức nhân loại đề cao nhanh chóng; người ta đều trọng đức hành thiện, kính trọng lẫn nhau, người trước ta sau, vô tư vô ngã, không phân nhân chủng, không có trở ngại dân tộc, toàn thế giới đều hòa thuận như một nhà. Cũng bởi Pháp Luân Công là truyền ra từ Trung Hoa Đại Địa, nên khiến Trung Hoa vinh diệu trước thế giới.

Người dẫn chương trình: Cảnh tượng thịnh thế như vậy đúng là quá tốt đẹp rồi, tôi nghĩ đây là điều mỗi người thiện lương chúng ta đều hy vọng và mong mỏi.

Tống Thần Quang: Đối với biến hóa trong thời kỳ này, tiên tri của người Maya cũng có miêu tả. Tiên tri người Maya nói từ năm 1992 đến 2012 là thời kỳ “canh tân” của địa cầu. Vào ngày đông chí năm 2012, địa cầu sẽ tiến nhập vào giai đoạn “đồng bộ” với hệ Ngân Hà; nhân loại trên mặt đất sẽ tiến nhập vào một nền văn minh hoàn toàn mới, tức kỷ nguyên mới của nhân loại sẽ bắt đầu.

Người dẫn chương trình: Vậy địa cầu chính đang trong thời kỳ canh tân rồi.

Tống Thần Quang: Đúng vậy, trong thời kỳ canh tân này của địa cầu, địa cầu nhất định phải được tịnh hóa hoàn toàn. “Tịnh hóa” ý là phải thanh trừ hết thảy những thứ bại hoại, suy đồi đạo đức trong xã hội ngày nay. Bởi nhân loại trầm mê trong tà ác, không phân biệt được thiện-ác, nên bành trướng vô hạn của tư dục đã khiến môi trường sống của nhân loại bị phá hoại nghiêm trọng. Dưới tình huống này, năm 1992, chính là năm bắt đầu canh tân địa cầu, ông Lý Hồng Chí đã truyền xuất Pháp Luân Đại Pháp lấy “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc tu luyện. Do đó được gọi là Đại Pháp đức cao thực sự tịnh hóa địa cầu. Tuy bị trấn áp từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhưng Pháp Luân Đại Pháp đã nhanh chóng phổ biến tới hơn 80 quốc gia trên thế giới, nhận được hơn 1.200 bằng khen từ các quốc gia, khu vực và tổ chức khác nhau. Thế giới đã có “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”, Canada đã xác lập “Ngày lễ Pháp Luân Đại Pháp”. Hàng trăm chính quyền địa phương tại các nước đã xác lập Ngày Pháp Luân Đại Pháp, Tuần Pháp Luân Đại Pháp, Tháng Pháp Luân Đại Pháp tại bản địa, thậm chí còn có Ngày Lý Hồng Chí. Lấy đó để cảm tạ Thầy Lý dạy người hướng thiện, cảm tạ cống hiến giúp đạo đức xã hội đương địa nhanh chóng nâng cao. Những điều này đều trở thành minh chứng cho “tịnh hóa địa cầu”.

Người dẫn chương trình: Vô cùng cảm tạ Tống tiên sinh đã giới thiệu với chúng tôi một số dự ngôn cổ kim, trong và ngoài Trung Quốc hiện đang phát sinh, đúng là mở rộng tầm mắt. Tôi tin quý vị khán giả cũng đã được lợi ích rất nhiều, thu hoạch rất nhiều. Tiết mục còn một chút thời gian. Thưa ông Tống, ông còn muốn nhắn nhủ thêm điều gì nữa không?

Tống Thần Quang: Mới đây, đúng ra là cuối năm ngoái (ghi chú: cuối năm 2006), tôi đã được xem ca khúc “Mau mau tìm chân tướng” của nữ ca sĩ Bạch Tuyết, nghe rất cảm động, lời ca như thế này:

“Thiên Địa rộng mênh mang,
Thế nhân hướng hà phương?
Trong mê chẳng thấy đường,
Chỉ nam là chân tướng.

Đại nạn cùng giáng xuống,
Giàu nghèo cũng như nhau.
Vẫn còn một lối thoát,
Chân tướng tìm cho mau.”

Nghe xong, tôi rất xúc động trước bài ca hàm chứa từ bi vô hạn đối với các chúng sinh trong mê không tìm thấy đường và phải đối diện đại kiếp nạn (ghi chú: đại đào thải). Trước đại kiếp nạn mà các dự ngôn nói tới, bài ca này đã chỉ rõ đâu là hy vọng cho tương lai. Hy vọng mọi người đều có thể có một tương lai tốt đẹp.

Người dẫn chương trình: Vô cùng cảm tạ Tống tiên sinh đã giúp chúng tôi phá giải rất nhiều dự ngôn cổ kim hiện đang phát sinh của các nhà tiên tri nổi tiếng. Xin cảm ơn.

Tống Thần Quang: Xin cảm ơn người dẫn chương trình, cảm ơn quý vị khán giả.

Người dẫn chương trình: Thưa quý vị khán giả, các dự ngôn cổ kim, trong và ngoài Trung Quốc không thể không khiến chúng ta suy ngẫm, ấy chính là “Nhân thân nan đắc, Phật Pháp khó gặp”, Thiên ý sáng tỏ, dự ngôn chói lòa. Hy vọng quý vị bằng hữu không để lừa dối mê hoặc, khiến làm việc hối hận thiên cổ. Vừa thấy chân tướng rõ thị phi, hãy bước đi cho tốt con đường nhân sinh của chúng ta, chúc quý vị đều có thể hướng tới tương lai tươi sáng. Rất cảm ơn quý vị đã xem tiết mục “Dự ngôn và nhân sinh” của chúng tôi, hẹn gặp lại vào tiết mục sau.

(Hết)

Dịch từ:

http://www.ntdtv.com/xtr/gb/2011/02/25/a207967.html



Ngày đăng: 20-10-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.