Thế nào là Thiện chân chính?
Tác giả: Một lạp tử của Đại Pháp
[Chanhkien.org] Mới đây, trong việc giảng rõ chân tướng, khi chúng ta đưa Thiên lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” vào những tờ rơi và tờ báo của chúng ta để nói rõ cho mọi người biết, thì một số người thường đã có cảm giác khó chịu và thậm chí còn kiến nghị với chúng ta rằng nên bỏ nó ra. Là một lạp tử đã được quy chính bởi Pháp, chúng ta đối đãi với vấn đề này như thế nào?
Luôn có một Thiên lý rằng “thiện ác hữu báo”, và chỉ có nhân loại biến dị mới không tin điều này. Khi ai đó không tin điều này cảm thấy khó chịu, đó chắc hẳn là Thiên lý này đã khuấy động phần biến dị bên trong người đó. Bất kể người đó có chấp nhận điều này vào lúc ấy hay không, nó sẽ vẫn để lại cho người ấy một ấn tượng, và sẽ là tốt cho tương lai của sinh mệnh ấy. Ngoài ví dụ cụ thể này, tôi đã ngộ ra thực tế là chúng ta nên chính lại những quan niệm biến dị ấy.
Khi giảng rõ chân tướng và thanh trừ tà ác, chúng ta nên lấy Đại Pháp để đo lường mọi thứ. Đại Pháp nên là tiêu chuẩn cao nhất của chúng ta, và chúng ta không nên thuận theo những cảm giác thông thường của con người. Tại sở làm, ở nơi công cộng, và thậm chí ở nhà, đôi khi chúng ta cố thích nghi với người thường để làm một ‘người tốt’. Nhưng Sư phụ giảng:
“Chúng tôi giảng: dẫu chuẩn mực đạo đức của nhân loại đã biến đổi nhiều đến đâu, [thì] đặc tính của vũ trụ—Chân Thiện Nhẫn—Nó vẫn vĩnh viễn bất biến. Có người nói chư vị tốt, chư vị không nhất định thật sự tốt; có người nói chư vị xấu, chư vị không nhất định thật sự xấu; [đó] là vì tiêu chuẩn nhận định tốt xấu đã méo mó rồi. Chỉ khi phù hợp với đặc tính này của vũ trụ thì họ mới là người tốt; đó là tiêu chuẩn duy nhất nhận định người tốt xấu, [và] đó là [điều] được thừa nhận trong vũ trụ. Chư vị dẫu thấy xã hội nhân loại đã biến đổi nhiều đến vậy, chuẩn mực đạo đức của nhân loại đang [trượt] trên dốc lớn, đạo đức thế gian trượt xuống hàng ngày, chỉ chạy theo lợi; nhưng sự biến hoá của vũ trụ không thể tuỳ theo sự biến hoá của nhân loại mà biến hoá theo. Làm người tu luyện thì không thể dùng tiêu chuẩn của người thường để yêu cầu. Người thường nói rằng việc này là đúng, thì chư vị liền theo đó mà làm, như thế không thể được. Người thường nói tốt ấy không nhất định là tốt; người thường nói xấu ấy cũng không nhất định là xấu. Vào thời đại mà tiêu chuẩn đạo đức đã méo mó này, [ví như] một cá nhân làm điều xấu, chư vị bảo rằng họ đang làm điều xấu, thì họ không tin! Là người tu luyện, thì phải dùng đặc tính vũ trụ mà nhận định, thì mới có thể phân biệt ra cái gì là thật sự tốt và thật sự xấu.”
(“Đề cao tâm tính”, Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)
Vậy thì thế nào mới là Thiện chân chính?
[Bài giảng thứ Tư trong] cuốn Chuyển Pháp Luân đã nói về việc một người phụ nữ nhiều tuổi tu luyện Đại Pháp bị xe hơi đâm khi bà băng qua đường. Bà nói: “Không sao cả, cậu đi đi”. ‘[Bà] phủi bụi xong bèn vịn ông chồng rồi đi tiếp.’ ‘Người đứng ngoài xem đều cho rằng lạ lắm: ‘Bà này sao không vòi vĩnh anh kia chút tiền, đòi tiền anh kia’. Chuẩn mực đạo đức con người ngày nay đã méo mó cả rồi.’ Trên bề mặt, những người qua đường này dường như muốn giúp đỡ người phụ nữ nhiều tuổi bằng cách phản đối sự việc bất công đối với bà. Nhưng trên thực tế, đây là một hình thức biến dị của ‘Thiện’. Con người thường nghĩ rằng nhiều quan niệm của họ, những thứ biến dị ẩn sâu bên trong, là đúng. Là đệ tử Đại Pháp, làm sao chúng ta lại phù hợp với những quan niệm biến dị này được?! Chúng ta nên sử dụng tâm Đại Thiện để chủ động thanh trừ chúng và quy chính chúng.
Có một vụ tai nạn đã cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Hôm nọ, khi đang lái xe, tôi sơ xuất đụng vào một chiếc xe phía trước khi tôi dừng đèn đỏ. Người lái xe trông rất bực bội và đòi số điện thoại của tôi trong khi anh ta kiểm tra cẩn thận phần đuôi xe. Có một số vết móp sâu ở phía sau xe. Xe của anh ta khá cao so với mặt đất, và chúng chắc chắn không thể là do xe của tôi gây ra. Trước đây, tôi nhất định sẽ đồng ý bồi thường cho anh ta mọi thiệt hại, ngay cả khi đó không phải là lỗi của tôi. Tôi sẽ có một ý nghĩ rằng tôi đang trả nghiệp. Nhưng lúc ấy tôi có một suy nghĩ – liệu có tốt cho anh ta không nếu tôi làm thế? Tôi nhận thấy tâm ích kỷ chỉ muốn điều tốt cho mình ở đó. Rồi trong tâm tôi có một chính niệm rất mạnh mẽ: “Nếu đây là nghiệp của tôi, tôi sẵn sàng nhận hết những gì tôi đã mắc nợ, nhưng tôi không cho phép anh ấy lấy tiền của tôi, vì điều này là không tốt cho anh ấy.” Ngạc nhiên thay, anh ta liền bước tới tôi và nói: “Những vết móp này được gây ra bởi chiếc xe khác, và không liên quan gì đến anh. Tôi không nghĩ rằng đây là một vấn đề.” Anh ta tự giới thiệu mình, bắt tay tôi, và chào tạm biệt. Có lẽ phần Thiện trong anh đã nhận ra rằng tôi thực sự muốn điều tốt cho anh.
Tôi đã nhận ra một cách sâu sắc rằng mỗi lời nói của chúng ta, mỗi hành động của chúng ta, nên có trách nhiệm với chúng sinh, có trách nhiệm với xã hội, và có trách nhiệm với mọi nhân tố chân chính. Chúng ta không thể để lỗi lầm của chúng ta khiến cho các sinh mệnh của người khác tạo nghiệp, bởi vì xã hội nhân loại trong tương lai không nên có một tư tưởng biến dị kiểu như vậy. ‘Thiện’ chân chính là hoàn toàn vô ngã, là quan tâm đến người khác; nó quan tâm đến sự vĩnh hằng của những sinh mệnh này, cũng như sự vĩnh hằng của tất cả các chúng sinh trong vũ trụ. Dưới sự tác động từ sức mạnh của Thiện, bất cứ trở ngại hay điều bất thiện nào cũng đều bị hòa tan, bất cứ thứ gì biến dị sẽ được quy chính, và những gì chưa lý giải được sẽ dần dần được lý giải. Vì vậy, khi chúng ta giảng rõ chân tướng, làm sáng tỏ sự thật, chúng ta cũng đồng thời đánh thức thiện niệm của thế nhân, đồng thời triển hiện Pháp lý vĩ đại đằng sau tất cả những điều ấy!
Dịch từ:
http://pureinsight.org/node/348
Ngày đăng: 04-07-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.