Những bức tượng



Tác giả: Cheng Yu

[Chanhkien.org] Người Trung Quốc có câu: “tướng do tâm sinh”, rất có đạo lý. Sau đây là một câu chuyện minh họa cho câu nói này.

Có một người thợ điêu khắc nọ rất thích theo đuổi những xu hướng mới mẻ nhất trong thế giới nghệ thuật. Anh thường nặn các bức tượng yêu ma quỷ quái. Khi thời gian trôi đi, anh thấy rằng gương mặt mình đã ngày càng trở nên xấu xí hơn. Anh tới bệnh viện khám nhưng không thể tìm ra nguyên nhân. Một ngày nọ, anh tới gặp một đại sư trong giới tu luyện. Vị đại sư này nói một cách tự tin rằng ông có thể trị bệnh cho anh. Nhưng ông muốn người nghệ sĩ này trả ơn ông bằng cách nặn một trăm bức tượng Phật. Vị đại sư cũng nói với người nghệ sĩ này rằng ngay khi anh bắt đầu làm tượng, ông sẽ bắt đầu cứu chữa cho anh. Người nghệ sĩ đồng ý với sự sắp xếp này.

Từ đó, người nghệ sĩ dừng mọi công việc hiện tại của anh và bắt đầu nặn tượng Phật. Khi anh làm chúng, anh thấy rằng gương mặt mình bắt đầu thay đổi. Sau khi một trăm bức tượng đã được làm xong, gương mặt anh không chỉ trở lại bình thường mà còn trông đẹp hơn cả trước đó. Khi anh giao lại số tượng Phật cho vị đại sư, ông ta nói: “Đây không phải là tôi đã chữa trị cho anh; mà là tự anh đấy.”

Tại sao lại như vậy? Vị đại sư giải thích rằng khi người nghệ sĩ nặn tượng các sinh mệnh tà ác và quái vật, hình ảnh của chúng in lại trong tâm trí anh. Một thời gian sau, những hình ảnh này phản ánh lên gương mặt của người nghệ sĩ và trở thành một phần ngoại hình của anh. Khi anh tập trung vào những bức tượng Phật, tâm trí anh tràn ngập hình ảnh của Phật. Sự huy hoàng, từ bi và rực rỡ của Phật giữ lại trong tiềm thức anh; và tự nhiên thay đổi ngoại hình của anh theo hướng tích cực. Khi người nghệ sĩ nặn tượng Phật, tâm anh được chính lại, và ngoại hình của anh đã trở lại như ban đầu. Theo ý nghĩa này, chẳng phải anh đang tạc tượng chính mình hay sao?

Điều này khiến tôi nhớ đến một cảnh tượng tại Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn được tổ chức tại Hàn Quốc vào tháng 9 năm 2009. Có một bức tượng Phật tại triển lãm. Tượng Phật màu trắng tinh khiết. Vị Phật để một tay trước ngực và một tay đặt ngửa về phía trước. Bức tượng Phật thể hiện lòng từ bi và sự cảm thông. Khi một người nhìn vào bức tượng Phật này, vì lý do nào đó, họ sẽ bị cảm động bởi lòng từ bi lớn lao tỏa ra từ bức tượng. Người ta không khỏi nảy sinh lòng tôn kính sâu sắc với bức tượng Phật này.

Ông Dazhu Xue tại thành phố Nonnberg ở Hàn Quốc đã 91 tuổi. Bạn có thể gọi ông là “bách niên giai lão”. Ông đứng trước bức tượng Phật trong một lúc lâu. Ông chắp hai tay trong thế “Hợp thập” và nói đầy cảm xúc: “Tôi sinh năm 1917. Tôi đã từng trông thấy rất nhiều bức tượng Phật trong suốt đời tôi. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tôi trông thấy một bức tượng Phật với lòng từ bi vĩ đại như vậy. Thực sự đấy, hãy nhìn hình dáng của Ngài xem …”

Người đàn ông nhiều tuổi này đã trải qua nhiều khó khăn và đau khổ trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, ông đã bị cảm động bởi tác phẩm nghệ thuật trong triển lãm. Sau khi biết rằng tác giả của những tác phẩm này đều là các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp), ông Xue nói: “Vâng, người nghệ sĩ với tâm không thuần tịnh không thể tạo ra được những bức tranh vẽ này. Không phải ai cũng có thể vẽ được thế này.”

Ông Xue nói rất đúng. Ông có thể cảm nhận được tâm hồn của người nghệ sĩ thông qua các bức tranh. Và chắc chắn ông cũng có thể biết được những người nghệ sĩ ấy là người như thế nào. Bằng cách nào những người nghệ sĩ này có một tâm hồn thuần tịnh và trong sạch đến vậy? Đó không chỉ là những gì họ nghĩ khi vẽ các bức tranh, mà còn là về điều mà họ tập luyện hàng ngày – Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp hành xử chiểu theo nguyên lý vũ trụ: Chân-Thiện-Nhẫn, điều được giải thích trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Rất tự nhiên là các tác phẩm nghệ thuật của họ biểu hiện sự vĩ đại, huy hoàng và từ bi của Phật, bởi vì đây chính là biểu hiện từ tâm họ. Mặt khác, những người tu luyện này trông như thế nào? Trong quá trình đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn, có thể nào ngoại hình của họ không hề thay đổi hay không?

Hãy nhìn những cảnh thỉnh nguyện yên hòa của họ trên khắp thế giới, nhìn những cuộc diễu hành hoành tráng của Thiên Quốc Nhạc Đoàn; nhìn những buổi biểu diễn tuyệt diệu của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun Performing Arts)… Họ mang ánh sáng, sự thanh bình, lòng từ bi và niềm hân hoan đến thế giới này. Cùng lúc ấy, lòng từ bi vĩ đại và hành động đại nhẫn hình thành nên năng lượng tích cực trong ngoại hình của họ. Nhìn gần hơn, bạn sẽ thấy rằng vẻ bề ngoài của họ trông thật chân chính và lương thiện. Sự thanh thản và lòng kiên định đã trở thành đặc điểm của nhóm người này.

Họ đã trải qua nhiều khó khăn và khổ nạn trong suốt 10 năm. Ngoại hình của họ đã trở nên ngày càng thanh thản và chân chính hơn. Đây là kết quả của sự biểu hiện từ Chân-Thiện-Nhẫn. Khi nhìn vào những gương mặt uy nghi này, tôi tin rằng bạn sẽ biết được họ là người như thế nào.

Có rất nhiều học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới. Bạn đã từng chú ý đến vẻ bề ngoài của họ chưa? Họ đang tạo dựng một nền tảng đạo đức cho toàn nhân loại. Họ cũng đang tạc tượng cho chính mình!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/10/31/62327.html
http://www.pureinsight.org/node/5902



Ngày đăng: 16-03-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.