Trí tuệ của sự giản đơn



Tác giả: Tiêu Ngọc

[Chanhkien.org] Sự giản đơn là một chủng trí tuệ, là một chủng trải nghiệm phức tạp sau khi triệt ngộ đến một tầng thứ cao.

Giản đơn quyết không phải là giản thô (đơn giản thô thiển), mà là một chủng đại triệt (thông) đại ngộ sau khi đã thăng hoa.  Tôi biết một nhóm người tu luyện Pháp Luân Công. Sở dĩ họ giản đơn vì họ hoàn toàn hiểu mục đích thật của đời sống, tư tưởng của họ đã đạt đến cảnh giới cao.  Họ giản đơn vì họ lặng lẽ quảng truyền chân tướng mà không truy cầu.  Khi một người thật sự buông bỏ tự ngã, người đó không còn ham muốn sở cầu về vật chất thì người đó đạt được trí tuệ của sự giản đơn.

Tôi đọc một bài viết về câu chuyện.  Một người yêu cầu một hoạ sĩ vẽ một con ngựa từ một tấm hình.  Người hoạ sĩ nói 10 năm mới xong và ông sẽ mang trả lại tấm hình đó.  Người hoạ sĩ mang bức tranh về phòng vẽ.  Ông lấy ra một tờ giấy trắng và vẽ con ngựa với những cọ quẹt rất nhanh.  Người yêu cầu rất thắc mắc và thất vọng.  Ông ta hỏi người hoạ sĩ: “Tại sao ông nói với tôi phải đợi 10 năm trong khi ông vẽ rất nhanh?”  Người họa sĩ không trả lời ông.  Ngược lại, người hoạ sĩ dẫn ông đến một phòng khác.  Trong phòng chứa đầy những tờ giấy tập vẽ những bức tranh ngựa nằm ngổn ngang dưới nền nhà.  Người hoạ sĩ nói với người yêu cầu trong tiếng thở dài: “Tôi bỏ ra 10 năm để luyện được khả năng cần có để vẽ ngựa trong một thời gian nhanh như thế”. Trí tuệ của sự giản đơn , vì thế, cần phải mất nhiều thời gian mới có được tự nhiên.

Những người đã xem triển lãm Nghệ thuật Chân, Thiện, Nhẫn đều biết rằng các đệ tử Pháp Luân Công đang triển lãm nghệ thuật chân chính cho thế giới.  Nhận thức và đánh giá của họ về cái đẹp quá tuyệt vời không gì sánh bằng.  Tác phẩm sáng tác nội hàm rất phong phú,  không những họ vạch trần được sự tàn nhẫn và bạo lực của đảng Cộng sản Trung quốc mà còn thể hiện được sự chịu đựng của các đệ tử Pháp Luân Công về lòng thành tín của họ khi họ bị bức hại và tra tấn.  Những điều này nói gì với chúng ta?  Nhiều người không hiểu điều này thậm chí họ nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần.  Thật ra, câu trả lời rất giản đơn.  Tư tưởng của người hoạ sĩ rất giản đơn, họ không nghĩ gì về được mất của cá nhân họ, không truy cầu tiếng tăm hay lợi lộc.  Tất cả những gì họ muốn là mọi người biết được sự thật.  Cảnh giới giản đơn và cao cả này không theo đuổi một mục đích nào và nó đòi hỏi phải tu luyện trong thời gian rất dài mới đạt được.  Vậy thì họ đã kinh qua những gì mới tôi luyện được như thế?  Điều gì đã làm họ vô tư vô ngã?  Đó chính là “Chân, Thiện, Nhẫn” những nguyên lý của Pháp Luân Công.

Sự giản đơn là một cảnh giới mà chỉ đạt được sau khi kinh qua sự khổ luyện. Làm người giản đơn có cảnh giới cao không thể bì với nhân sinh vốn phức tạp. Vì thế, tôi giác ngộ nên rằng: làm người giản đơn, tự tại và không câu chấp. Giản đơn là bình [thường] đạm bạc  nhưng không đơn điệu, giản đơn là bình thường nhưng không là tầm thường.  Giản đơn là cái đẹp, cái đẹp của hương vị  nguyên thủy.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/7/27/60779.html
http://pureinsight.org/node/5834



Ngày đăng: 21-11-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.