Thử giải nghĩa phần cuối cùng của “Càn Khôn Vạn Niên Ca”
Tác giả: Đạo Kỳ
[Chanhkien.org] “Bài thơ tiên tri thế giới 10.000 năm” (tiếng Trung là “Càn Khôn Vạn Niên Ca”) được cho là viết bởi Khương Tử Nha (Lã Vọng) người từng là Đại tướng quân thống lĩnh quân đội nhà Chu đời vua Chu Văn Vương và Chu Vũ Vương trong suốt thời đầu nhà Chu (khoảng năm 1111 TCN). Ông cũng là nhân vật đứng đầu trong tác phẩm tiểu thuyết kinh điển Trung Quốc “Phong Thần diễn nghĩa” như là người được Nguyên Thủy Thiên Tôn chọn để phong tước cho các vị Thần.
Cho đến nay, lịch sử Trung Hoa từ thời cổ đại cho đến nhà Thanh (1644-1911 SCN) được tiên đoán vắn tắt bởi Lã Vọng đã chính xác 100% đối với sự hình thành và tiêu vong của các triều đại. Phần cuối cùng trong bài thơ tiên tri của ông, về những sự kiện sau năm 1911, được tin là đã được chủ tâm thay đổi trật tự đúng của các câu. Người viết bài này chỉ có ý thử giải nghĩa phần cuối của bài thơ, lượng sức hạn hẹp, mong các cao nhân có kiến giải cao minh vui lòng chỉ giáo những chỗ chưa đúng.
“Càn Khôn Vạn Niên Ca” tiên đoán từ năm 950 trở về sau:
Kim trư thử Mộc vi Hoàng đế – Vị kinh thập tái tao canh dịch.
Trong tiếng Hoa, “Thử” “Mộc” kết hợp thành chữ “Sài”. Còn “Kim Trư” nghĩa là năm Heo Vàng, nghĩa là năm Hợi tốt đẹp. Sài Vinh trở thành vị vua tiếp theo trong năm Tân Hợi 951 vào cuối triều đại Ngũ Đại (907-960). Họ Sài như thế cai trị Trung Quốc trong gần 10 năm. Họ Sài được coi là người có tài năng, mang ý định cải cách tổ chức hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho những người nông dân. Thời kỳ cai trị này là thời kỳ chính quyền được tổ chức và hoạt động có hiệu quả khá tốt.
Tiếu lang tẩu xuất tại Kim hầu – Ổn ổn thanh bình truyện ki thế.
“Tiếu” và “Tẩu” tạo thành chữ “Triệu”. Trong năm Canh Thân (Kim Hầu – khỉ vàng) 960 nhân việc vua Sài Vinh đột ngột băng hà, con là Sài Tông Huấn mới lên ngôi, tướng quân Triệu Khuông Dận đã dùng vũ lực để cướp ngai vàng từ một đứa trẻ 7 tuổi. Vì vậy nhà Tống (960-1279) thành lập hưởng được cảnh thanh bình.
Nhất biện nhị hàng sự bất xảo – Khước bị Hồ nhân thông chiêm liễu.
Thủ đô triều Bắc Tống là Biện Kinh và thủ đô Nam Tống là Lâm An (tức Hàng Châu) trước khi người Mông Cổ từ biên giới phía Bắc xâm lược và cướp nước, lập ra nhà Nguyên.
Tam bách niên lai miên Mộc chung – Tam lư hải nội khứ tiềm tung.
Vào cuối cùng của 319 năm cai trị, vị Vua bé nhỏ cuối cùng của nhà Tống được một cận thần mang theo đã nhảy xuống biển tự vẫn, nhà Tống diệt vong. (Chữ “Tống” là chữ “Miên” ghép với chữ “Mộc”).
Nhất ngột vi quân bát thập tái – Hoài Nam hốt kiến hồng quang khởi.
Chữ “Nguyên” là chữ “Nhất” và “Ngột”tạo thành. Câu này đề cập đến sự thành lập và diệt vong của triều Nguyên (1280-1368) trong 88 năm cho đến khi Chu Nguyên Chương (chu nghĩa là “Hồng”, màu đỏ) bắt đầu cuộc khởi nghĩa Hồng Cân (có nghĩa là khăn đỏ) đánh đuổi Mông Cổ.
Bát chích ngưu lai lực lượng đại – Nhật nguyệt đồng hành chiếu thiên hạ.
“Chu” tạo thành bởi chữ “Bát” và chữ “Ngưu” trong tiếng Hán. Chu Nguyên Chương có biệt danh là Hồng Vũ (nghĩa là “đại lực lượng”). Ông thiết lập nên nhà Minh, gồm “Nhật” ghép với “Nguyệt” nghĩa là sáng tỏ.
Thổ hầu nhất ngột tự tiêu trừ – Tứ hải y quan tân thải họa.
Vào năm Mậu Thân (Thổ Hầu) 1368, ( “Nhất” “Ngột” chính là chữ “Nguyên”) nhà Minh bắt đầu một thể chế mới sau khi nhà Nguyên diệt vong.
Tam bách niên lai sự bất thuận – Hổ đầu đới Thổ hà tu vấn.
Vào năm Mậu Dần (Hổ đầu đới Thổ) 1638, Vua Sùng Trinh thắt cổ tự sát vì không kham nổi đại sự.
Thập bát hài nhi khiêu xuất lai – Thương sinh phương đắc tô nguy khốn.
Quân Thanh kéo vào Trung Nguyên để đánh đuổi quân nổi loạn Lý Tự Thành và giải thoát người dân khỏi cơn nguy khốn, người Trung Quốc hưởng cảnh thái bình trong nhiều thế hệ. (Trong tiếng Hán, “Thập bát” và “Hài nhi” tạo thành chữ “Lý”).
Tương kế xuân thu nhị bách dư – Ngũ Hồ vân nhiễu hựu phong điên.
Sau triều Thanh (1644-1911), tồn tại hơn 200 năm, 5 tộc người ở Trung Quốc (Ngũ Hồ) bắt đầu rơi vào cảnh loạn lạc.
Chú thích của cá nhân người biên soạn bài viết này – Khi lịch sử Trung Quốc phát triển lên, hệ thống chính trị dân chủ thay thế cho hệ thống hoàng gia. Từ lúc đó, người ta phải chịu đựng những thế lực nắm quyền và cuộc xâm lăng của Nhật Bản, cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền phi nhân bản và phá hoại nền văn hóa truyền thống và tiêu chuẩn đạo đức “Thiên, Địa, Quân, Thần, Sư”. Nói về “hỗn loạn”, điều đó có thể ám chỉ rằng các câu thơ trong đoạn cuối là không theo đúng thứ tự. Theo đó tôi cố gắng chỉnh lại cho đúng và tái sắp xếp chúng theo đúng thứ tự.
Na thời tẩu xuất thảo điền lai – Thủ chấp Kim long bộ ngọc giai.
“Tẩu”, “Thảo” và “Điền” tạo thành chữ “Hoàng” nghĩa là màu vàng. Nó đề cập đến thực tế là một người dân bình thường được chọn làm người đứng đầu một nước (Tổng thống).
Thanh bình hải nội Trung Hoa định – Nam Bắc đồng quy nhất thống bài.
Nó gợi ý rằng nhà Thanh diệt vong thì Trung Hoa thái bình, giờ đây nắm quyền cả nước gồm người Hán ở phía Nam và người Mãn ở phía Bắc được thống nhất trong Trung Hoa Dân Quốc.
Thử thời kiến quốc hựu nhất nhân – Quân chính thần hiền thùy phủ phất.
Trong tiếng Hán, “Hựu”, “Nhất, “Nhân” kết hợp tạo thành chữ “Văn”. Điều này đề cập đến việc Tôn Văn (Tôn Trung Sơn, hay Tôn Dật Tiên) sáng lập Trung Hoa Dân Quốc.
Bình định tứ hải tức can qua – Nhị bách niên lai vi xã tắc.
Thiên thượng an bài quốc gia trường cửu trong 200 năm. Bốn biển được bình định, và quốc gia được hưởng thái bình thịnh vượng 200 năm.
Thùy tri bất hứa càn khôn cửu – Nhất bách niên lai thiên thượng khẩu.
Thiên thượng bảo rằng ĐCSTQ không được phép trường cửu, chỉ có thể tồn tại khoảng 100 năm thôi.
Vương thượng hữu nhân kê thượng hỏa – Nhất phiên cánh biến bất tu thuyết.
Từ 1911 đến 2012, Thiên thượng xem thường, nói về lịch sử của triều đại đỏ bẩn thỉu của Mao như là lông (đọc là “Mao”) như là một con gà đang quay trên lửa đỏ và bảo nó không xứng đáng được đề cập đến khi 100 năm đã qua đi.
Nhân đinh khẩu thủ Giang Nam địa – Kinh quốc trùng tân hựu nhất thiên.
Trong tiếng Hán, “Nhân” (một người) và “Khẩu” (miệng) tạo thành chữ “Thạch” (đá) và “Đại Khẩu” cũng có nghĩa là “một đất nước trống không”. Câu này hàm ý tiên đoán việc Tưởng Giới Thạch thủ giữ Nam Kinh, và đã bỏ chạy từ Nam Kinh của Giang Nam đến Đài Loan, thủ đô Trung Quốc một lần nữa lại phải dời chỗ.
Lưỡng phân cương giới các bảo thủ – Cánh đắc tương an nhất bách cửu.
Hai biên bị chia cắt để cùng chung sống hòa bình: Quốc Dân Đảng ở Đài Loan và ĐCSTQ ở Đại Lục là bị chia cắt và trong một trăm năm (1911-2012) 2 đảng cùng tồn tại hòa bình trong khoảng 90 năm.
Nhị bách ngũ thập niên trung hảo – Giang Nam tẩu xuất chiêu đầu mao.
Trong khoảng giữa 250 năm, sẽ có một người con gái “Tốt” (hảo), từ Giang Nam có tên là “Kim” “Đao” “Mao”. Có thể trong năm 2036 một người phụ nữ họ “Lưu” (trong chữ Hán cấu thành bởi 3 chữ “Kim” “Đao” “Mao”) từ miền Nam sẽ đứng đầu quốc gia.
Đại hảo sơn hà hựu nhị phân – Hạnh bất toàn vong mạc hiềm tiểu.
Theo người viết bài thì một người phụ nữ sẽ nắm quyền đứng đầu quốc gia, Trung Quốc sẽ chia cắt lần nữa.
Lưỡng nhân tương hòa bách mang trung – Trì thế năng nhân nhất ㄙcung.
Hai miền đến tình trạng tốt, nếu có một người đứng đầu tài giỏi bởi một người Trung Quốc tên là “xxx” (các ký tự Trung Quốc sẽ không trình bày ở đây).
Giang Nam Giang Bắc các bình định – Nhất thống sơn hà tứ hải đồng.
Nam và Bắc nhất định hòa bình và Trung Quốc sẽ thống nhất.
Nhị bách niên lai vi chính chủ – Nhất độ điên nguy hầu thượng thủy.
Trong vòng 200 năm vị Chủ thật sự của càn khôn sẽ xuất hiện, vào năm 2012 Ông sẽ vang danh và trong năm Nhâm Thân 1992 (Hầu Thượng Thủy), Ông ra công chúng để truyền Pháp, cứu độ thế nhân trong thời khắc nguy khốn.
Biệt chi khai hoa quả nhi hồng – Phục thủ giang sơn như cựu hứa.
Nhánh “riêng biệt” cho hoa nở rộ sinh trái “hồng”, và theo như sự an bài từ trước nó phổ truyền rộng rãi khắp các thành phố. Chữ “Hồng” trong “Hồng âm”, ứng với chữ “Hoàng” nghĩa là Vua, và ứng với màu vàng kim. Thực sự màu của hoa đúng ra là “vàng kim”. Cũng vậy, “nhánh riêng biệt” ám chỉ sự thật rằng Pháp Luân Công sẽ được giới thiệu như là một môn khí công, “phương pháp điều trị đặc biệt” cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
Nhị bách niên lai suy khí vận – Nhâm quân bảo trọng thành hà tể.
Trong vòng 200 năm là thời đại khí vận của Trung Quốc Đại Lục suy yếu, mặc cho những người đứng đầu quốc gia (“quân”) ra sức bảo vệ. “Tể” thuộc bộ “Thủy”, có nghĩa là sông, đồng nghĩa với chữ “Giang” (Trạch Dân), cùng bộ với “Hồ” (Cẩm Đào), và “Ôn” (Gia Bảo) đều thuộc bộ “Thủy”. Đến năm 2012 tất cả họ cũng không thể thay đổi thiên mệnh được.
Thủy biên điền thượng mễ lang lai – Trực nhập Trường An gia chỉnh đốn.
Chỉ có những ai nằm trong dòng chảy của Pháp Luân Công (những người chân chính tu học) là có thể về thủ đô và chỉnh đốn lại hoàn toàn. Chữ “Điền” (田) và chữ “Mễ” (米) mô tả đồ hình Pháp Luân của Pháp Luân Công.
Mộc biên nhất Thỏ tẩu tương lai – Tự tại vi quân bất động thủ.
Sư phụ Lý Hồng Chí sinh năm Tân Mão 1951 (Tân=Mộc=gỗ -> Mộc Thỏ=Tân Mão) sẽ là lãnh đạo tinh thần, không tham gia mà ung dung tự tại hướng dẫn.
Hựu vi miên Mộc định sơn hà – Tứ hải vô ba nhị bách cửu.
Thế giới thanh bình không có phong ba bão tố vào năm 2009.
Hành nhân hành nghĩa lập càn khôn – Tử tử tôn tôn tam thập thế.
Dựng lập vũ trụ thuận theo các tiêu chuẩn đạo đức cao, con cháu 30 đời được sống vui khỏe và bình an.
Ngã kim chỉ toán vạn niên chung – Bác Phục tuần hoàn lý vô cùng.
Cho đến nay khi 10.000 năm tiên tri đã được giải thích, thật là bái phục nguyên lý tuần hoàn vô cùng kỳ diệu.
Tri âm quân tử tường thử số – Kim cổ tồn vong nhất quán thông.
Nếu người tri âm quân tử hiểu mệnh trời thì có thể dễ dàng thông tỏ những biến cố thăng trầm của lịch sử xưa và nay.
Đó là ước muốn của người viết bài thơ tiên tri này cho tất cả những người Trung Quốc trên khắp thế giới, hãy tự bảo trọng thể theo những điều được tiên đoán trong đó.
Dịch từ:
http://big5.zhengjian.org/articles/2007/2/18/42301.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4440
Ngày đăng: 27-03-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.