Các kỹ năng giao tiếp của chúng ta trong việc làm sáng tỏ sự thật phản ánh tâm tính của chúng ta



Tác giả: Một học viên tại Đài Loan

[Chanhkien.org] Một lần nọ, tôi nghe 2 bạn đồng tu nói chuyện về những kinh nghiệm của họ khi họ gọi điện cho một trại lao động từng ngược đãi các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc. 2 học viên này có chính niệm mạnh và hầu như không hề mang theo một tâm sợ hãi hay tranh đấu nào khi họ lần đầu tiên gọi điện thoại. Do đó họ có thể làm sáng tỏ sự thật một cách tự nhiên và bình tĩnh. Nhưng trong kinh nghiệm của tôi, họ là những biệt lệ. Nhiều học viên không làm tốt được như thế khi họ gọi điện tới Trung Quốc để làm sáng tỏ sự thật; tôi cảm thấy nếu các học viên để ý nhiều hơn đến những kỹ năng đối thoại, thì những thành quả có thể đã tốt hơn rồi.

Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta không nên dùng những quan niệm người bình thường khi thực thi những công việc để chứng thực Pháp. Vì thế, một vài học viên ít chú tâm sử dụng những kỹ năng hoặc cách tiếp cận thích hợp khi họ gọi điện cho người ở Trung Quốc đại lục. Cảm nhận cá nhân của tôi là không dùng những quan niệm người bình thường để chứng thực Pháp không có nghĩa là chúng ta không chú ý hoặc làm trái những kỹ năng hoặc cách tiếp cận đúng đắn khi làm việc. Điều đó đặc biệt đúng cho những học viên nào xem công tác đó như là đang cố gắng làm những việc tầm thường và không ở trong Pháp khi những người khác đề cập đến những kỹ năng của người bình thường không tu học. Họ thậm chí còn xem chúng là những giới hạn và cản trở. Một vài học viên thực sự không biết gọi điện đến Đại lục làm sáng tỏ sự thật như thế nào cho đúng. Họ dường như đang làm cùng một cách lặp đi lặp lại mãi thậm chí đến cả sau 1 hay 2 năm gọi điện thoại làm sáng tỏ sự thật. Làm thế nào chúng ta có thể chỉ ngồi một chỗ và chờ đợi những đồng tu khác nâng cao tầng của họ? Điều này làm tôi nhớ lại điều Thầy đã nói về Thiền Tông trong Chuyển Pháp Luân: “Làm thế nào các bạn có thể luyện tập và tu học bản thân mà không được dạy và hướng dẫn được?”. Tôi cảm thấy nhiều học viên cần phải có những tiến bộ trong việc học tập một vài kỹ năng đàm thoại. Nếu có thể cải tiến được, nhưng chúng ta không chịu tự trau dồi bản thân trong việc chứng thực Pháp, thì có phải là vô trách nhiệm với Đại Pháp và các sinh linh không?

Chúng ta biết mọi người có tính cách riêng. Một số người nói quá nhanh làm người nghe không thể hiểu được họ nói gì. Một số nói chuyện dài dòng và nhạt nhẽo mà không có chủ đề gì cả. Thậm chí, nhiều người trong số chúng ta đã hình thành những thói quen xấu là hay ngắt lời người khác, nói lớn tiếng, hoặc nói chuyện mà như là đang tranh cãi với người khác. Những thói quen kiểu này có thể trở thành thông thường đến mức chúng ta không thể tự nhận ra được. Thực tế, một trong những kỹ năng nói chuyện là nhận thức những vấn đề của đối tượng khi nói chuyện và thay đổi cho thích hợp. Người ta xem các kỹ năng giao tiếp như là một nghệ thuật và một loại kiến thức cần thiết.

1. Tôn trọng người khác

Phát triển các kỹ năng giao tiếp tốt là liên quan đến việc rèn luyện tâm tính của chúng ta. Nó thậm chí được làm cơ sở cho việc tu dưỡng tâm tính. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, điều quan trọng nhất là phải tôn trọng người khác. Điều này thể hiện phép lịch sự cơ bản nhất. Cho phép tôi mô tả quan điểm của mình qua một ví dụ đơn giản. Khi chúng ta gọi điện, điều đầu tiên chúng ta nên làm là quan tâm đến việc phía bên kia đang làm gì. Có thể người ta đang bận làm việc hoặc đang ngủ. Ngay cả nếu người ta đang chẳng làm gì hết, chúng ta cũng nên nói chuyện một cách thật lịch sự, “Tôi xin lỗi đã đường đột …” như là một cách mở lời. Thật là khiếm nhã khi bắt đầu một cuộc đối thoại mà không có lấy một câu mở lời lịch sự. Ngay cả nếu phía bên kia là một ai đó đã từng tham gia bức hại các học viên, chúng ta cũng không nên quên nề nếp cư xử cơ bản nhất này. “Tôn trọng người khác” cũng thể hiện một phương diện tốt đẹp của một học viên Pháp Luân Phật Pháp.

2. Chú ý đến phản ứng của phía bên kia

Một số học viên nói chuyện với người ta như là đang ra lệnh khi họ đi làm sáng tỏ sự thật. Họ chỉ tuôn ra một tràng thông tin, mà không thèm quan tâm liệu người ta có thể lĩnh hội được hay thậm chí hiểu được điều gì đang diễn ra. Tốt hơn cả là để người ta biết chỉ một việc thôi, thay vì đưa ra một đống thông tin mà người ta không thể nào tiếp thu được. Còn có một vấn đề nữa là sự sai biệt của giọng địa phương. Không thể tránh khỏi việc một người Đài Loan có giọng Đài Loan địa phương và người ta có thể không quen nghe hiểu. Tốt hơn cả là chúng ta nói chuyện chậm rãi ngay từ đầu và chú ý đến phản ứng của đối phương.

3. Mối tương giao

Chúng ta đều biết là nên làm hết khả năng trong việc làm sáng tỏ sự thật một cách tỉ mỉ kỹ càng. Khi chúng ta làm kỹ lưỡng, cách mà chúng ta thu hút sự chú tâm của người khác và tiếp tục cuộc nói chuyện trở nên rất quan trọng. Khái niệm tương giao là khiến những người khác có một cơ hội để thể hiện cảm xúc hoặc phản hồi. Chúng ta không thể người khác chỉ được lắng nghe chúng ta. Điều này là cần thiết cho cả đôi bên khi giao tiếp để có được một mạch đàm thoại thoải mái và lâu dài.

4. Tránh trở nên hoàn toàn đối lập

Duy trì một mối tương giao tích cực là không trực tiếp đối đầu với phía bên kia, ít nhất là trong thái độ của chúng ta. Cảm nhận chủ quan của tôi là chúng ta nên tránh dùng những từ ngữ cụ thể như là “tà ác” và “bất hợp pháp”, vốn có thể khiến đối phương trở nên đối nghịch với chúng ta ngay lập tức. Bởi chúng ta đang cứu người, tốt hơn là thuận theo những tâm dính mắc của họ khi làm sáng tỏ sự thật với họ. Một lần, một nhân viên của phòng 610 đã gác máy ngay khi ông ta nghe thấy từ “khủng bố”. Khi lần đầu tiên tôi bắt đầu gọi điện để làm sáng tỏ sự thật, nhiều người đã gác máy. Một người nào đó đã cho tôi một thông điệp quan trọng. Một số học viên làm việc này rất tốt. Họ không dùng những từ ngữ như thế ngay từ đầu. Nhưng một khi đối phương tỏ ý sẵn sàng nghe tiếp, họ sẽ nêu ra những sự thật liên quan đến cuộc bức hại và những tội ác gây ra bởi Bầy Tà Ác, và nghiêm túc thể hiện thái độ với đối phương.

5. Sự đồng thuận

Khi họ gọi điện đến TQ để làm sáng tỏ sự thật, một vài học viên cư xử như thể họ đang tán gẫu với những người bạn cũ. Đó là một cách tốt để làm sáng tỏ sự thật. Tán chuyện khiến đối tượng cảm thấy chúng ta đang không buộc tội họ hoặc là đang gây áp lực khiến họ đề phòng. Bằng cách này, chúng ta có thể được họ tin tưởng. Tất nhiên, đó chỉ là một cách. Chúng ta không thể đơn giản chỉ tán chuyện và bỏ quên chủ đề chính. Mục đích của chúng ta là làm sáng tỏ sự thật, không phải là kết bạn hay là chứng thực bản thân. Khi chúng ta trao đổi với những người bức hại các học viên Đại Pháp, nếu chúng ta không thể khiến họ cảm thấy lòng thiện lành của chúng ta, thì ít nhất chúng ta cũng không nên để họ cảm thấy chúng ta thiếu lòng nhân từ.

6. Chăm chú lắng nghe (Không ngắt lời người khác)

Chăm chú lắng nghe là một khái niệm quan trọng trong giao tiếp. Đó là một việc khó làm hơn nữa khi chúng ta gọi điện đến TQ để làm sáng tỏ sự thật, đặc biệt là khi chúng ta trao đổi với những người từ những tổ chức bức hại các học viên Đại Pháp. Họ thường không nói gì khác ngoài những quan niệm đã bị đầu độc bởi Văn hóa Đảng. Trong trường hợp này, thực là dễ dàng sa lầy vào tranh cãi. Một lần một học viên đã nói chuyện với một nhân viên phòng 610. Anh chăm chú lắng nghe cho đến khi người kia nói xong. Bấy giờ anh mới thể hiện các luận điểm của mình để phủ nhận những điều mà người kia đã nói. Cuối cùng họ đã hoàn thành cuộc nói chuyện một cách hòa bình. Trước khi kết thúc cuộc nói chuyện, người kia hỏi rằng anh là ai. Khi người học viên trả lời rằng anh là một học viên Pháp Luân Phật Pháp, người kia hết sức ngạc nhiên bởi chưa có một người học viên Đại Pháp nào nói chuyện với một phong thái như vậy với ông ta như thế trước đây. Kết quả là, người kia đã có một hiểu biết mới về các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Tất nhiên, chúng ta cần phải lý trí và tỉnh táo khi nói chuyện với những người như thế. Họ có thể viện cớ này nọ, xuyên tạc sự thật, hoặc là thay đổi chủ đề. Cảm nghĩ của riêng tôi là không quan tâm việc phía bên kia cố gắng che đậy sự thật như thế nào, chúng ta cần tập trung kiên quyết vào những đề tài như là Sự kiện Thiên An Môn và bản chất cốt tủy của Bầy Tà Ác. Nhìn từ góc độ của những người bình thường, những việc như thế này là lý do chính đằng sau sự khủng bố. Chúng ta cần phải vạch trần chúng ra và không để cho chúng còn nơi nào mà ẩn nấp.

Kết luận

Có những kỹ năng giao tiếp tốt khi gọi điện đến TQ thực sự là bắt đầu từ niệm “Đối xử với mọi người bằng tâm Thiện lành” và áp dụng nó. Một số học viên cảm thấy không cần phải có bất kỳ kỹ năng nào cả khi họ gọi điện để làm sáng tỏ sự thật. Một số có thể thuyết phục người ta rời bỏ ĐCSTQ đơn giản bằng cách đọc một bản viết tay. Điều đó đã xảy ra. Có thể rằng người học viên đó có chính niệm rất mạnh, hoặc cuộc gọi là “giọt nước cuối làm tràn ly”. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào cách mà người đó đọc văn bản viết tay nọ và việc bản viết tay đó được viết như thế nào. Ngay cả nếu việc đọc một bản viết tay là có thể chấp nhận được, nhưng nếu thái độ của một người hoặc giọng đọc không được tốt hoặc nếu người đọc chỉ thay đổi một vài từ thôi, thì kết quả có thể đã khác. Nếu có một cơ hội để tiến bộ, tại sao chúng ta lại không nên tinh tấn cơ chứ?

Mặc dù cái quan niệm rằng các kỹ năng giao tiếp là một lãnh vực của người bình thường, đối với người tu học đó lại là một phương cách tu học cơ bản. Đó là bởi nó cho chúng ta thấy rõ rằng chúng ta cần phải từ bỏ những tâm dính mắc cơ bản và quan tâm đến người khác. Nó còn cho phép chúng ta loại bỏ những chấp trước về sự thù địch, lòng ghét bỏ, và tâm tranh đấu, cải biến tâm Nhẫn và thể hiện lòng tốt của những người tu học.

Thầy đã nói trong “Giảng Pháp tại Thành phố Los Angeles”: “Vì thế nói cách khác, bất cứ lĩnh vực nào mà chư vị tham gia, khi chư vị có thể cải biến các kỹ năng của mình, đó là phản ánh sự thăng tiến trong lĩnh vực của chư vị. Và người ta có thể thấy chư vị là một người tốt và là một người tu dưỡng cả trái tim và khối óc của mình. Từ góc độ tốt đẹp của loài người, chư vị đang trở thành một người tốt. Là kết quả của việc học Pháp và tu tâm, chư vị làm việc ngày càng tốt hơn, và các vị Thần cho chư vị trí tuệ mà chư vị đáng được nhận và cho chư vị linh cảm khiến chư vị có thể nhận thức ra nhiều thứ trong khi chư vị học, sáng tạo ra những thứ tốt đẹp hơn, cải tiến kỹ năng của chư vị, và nâng cao tầng thứ. Hãy nghĩ xem, trong xã hội loài người, điều này có thể được thực hiện trong bất kỳ nghề nghiệp chính đáng nào, có phải không? Khi chư vị làm việc được tốt, chư vị đang tu học bản thân – Làm sao chư vị lại không thể cải biến theo cách đó được? Trong xã hội ngày nay, tôi có thể lựa chọn bất kỳ dạng thức nào cho việc tu học của chư vị và cho phép sự tu học của chư vị tiến được đến Viên Mãn”.

Những điều mà Thầy đã nói ở đây giúp tôi nhận ra rằng mặc dù việc phát triển các kỹ năng là một nguyên lý của người thường, nhưng khi chúng ta học chúng, chúng ta không bị giới hạn bởi chúng. Đó là bởi vì chúng ta có Pháp dẫn đường. Khi tâm ta nằm trong Pháp, chúng ta có thể tiếp tục nâng cao tầng thứ của bản thân.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/10/20/40549.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4282



Ngày đăng: 09-01-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.