Làm người trung thực
Tác giả: Qing Yun
[ChanhKien.org] Làm người trung thực khó khăn như thế nào?
Khi tôi còn nhỏ, tôi đã đọc một cuốn truyện “Bộ quần áo mới của hoàng đế”. Lúc đó tôi đã ngờ vực về tính đạo đức của câu chuyện. Bởi vì mọi người đều đã biết sự thật và có thể rõ ràng nhìn thấy rằng hoàng để chẳng mặc chút vải nào cả, vậy tại sao không ai có thể trung thực?
Nhiều năm trôi qua, tôi dần dần hiểu ra rằng làm người chân thật không phải dễ dàng, và đôi lúc nó cần có sự khuyến khích.
[Chú thích của người biên soạn: “Bộ quần áo mới của hoàng đế” là một câu chuyện được viết bởi nhà văn Đan Mạch thuộc đạo Tin Lành Andersen được xuất bản năm 1837. Nói về một hoàng đế đam mê thời trang và đã thuê mướn hai người thợ may để tạo cho ông những bộ trang phục đẹp nhất. Hai người thợ may đã lợi dụng tính hư danh của nhà vua và bảo ông ta rằng vải để chế tạo ra bộ trang phục nhìn thấy vô hình đối với những người thuộc hạ. Thật sự, vải mặc hoàn toàn không tồn tại. Chính hoàng đế cũng không thể nhìn thấy, nhưng vẫn giả vờ như nhìn thấy vì lo sợ bị trông không thích hợp với luật lệ. Tất cả tướng lãnh của ông cũng giả vờ khâm phục những tấm vải vô hình. Cuối cùng, sau khi được trang phục bởi các nhà thợ may, hoàng đế đã diễu hành qua thủ đô của mình để khoe bộ trang phục mới, tất cả đều không mặc gì chỉ có quần áo lót. Cuối cùng, một đứa bé la to từ đám đông, nhà vua không mặc quần áo, và mọi người nhận ra rằng hoàng đế đã bị lừa. Nhưng nhà vua phớt lờ lời phê bình và vẫn đi tiếp, ông cố chấp tin rằng những người hạ cấp đơn giản không thể nhìn thấy quần áo đẹp của ông.]
Dĩ nhiên, điều này chẳng quan trọng lắm đối với người binh thường về những gì hoàng đế ăn mặc. Tuy nhiên, khi chúng ta gặp phải những vấn đề quan trọng, có phải chúng ta muốn những người khác thật lòng với mình chăng?
Liu Xiang vào triệu đại Hán ở miền Tây Trung Quốc đã kể một câu chuyện như sau trong quyển sách Shuo Yuan của ông (một bộ sưu tập những quyển cách ngôn vào thời đầu phong kiến). Đã có một gia đình có một ống khói được cắt quá thẳng, và mỗi lần họ đốt lửa, đã có nhiều tia lửa bắn thẳng lên ống khói. Kế bên ống khói đã có một đống củi đốt. Một người khách đã đề nghị người chủ nhà, “Như vậy thật nguy hiểm lắm. Ống khói nên có chút độ cong và đống củi nên đặt ở xa.” Với vẻ lịch sự, người chủ nhà đã cảm ơn người khách vì lời khuyên của ông ta nhưng chẳng màng đến những gì ông ta đã nói. Sau đó vài ngày, mấy tia lửa đã bắn vào đống củi và gây ra hỏa hoạn. May thay, tất cả những người hàng xóm đều hối hả giúp kịp thời và đã ngăn chặn ngôi nhà bị bốc hỏa. Ngày hôm sau, người chủ nhà đã mở một bữa tiệc lớn để cảm ơn tất cả những người hàng xóm vì sự giúp đỡ của họ. Ông đã sắp xếp chỗ người tùy theo sự giúp đỡ của mỗi người. Tuy nhiên, người khách đầu tiên đã khuyên ông ta về sự nguy hiểm đã không được mời đến.
Nếu chúng ta là người chủ nhà, chúng ta phải chăng nên lắng nghe lời khuyên tốt của người khách?
Một số người thật là mơ hồ. Họ không chỉ những không biết cảm kích lời khuyên tốt mà còn trở nên căm ghét và tìm cách trả thù lại những ai mà đã cho lời khuyên.
Cách đây không lâu, tôi đã đọc tin về Cheng Si Ying, một cô bé 10 tuổi học lớp bốn, cô đã đưa một số tài liệu giảng rõ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công cho thầy giáo của mình. Cô đã hy vọng người giáo viên này có thể biết được sự thật và sẽ không theo những bước chân của tà ác. Nhưng người giáo viên của cô đã không cảm ơn cô về việc nói lên sự thật mà thay vậy đã gọi cảnh sát. Cô bé đã bị khóa chặt trong lồng sắt với tay bị cùm và chân bị xích lại. Cảnh sát còn cho mỗi học sinh một đồng yuan để khuyến khích báo cáo về những người khác. Cha mẹ của Cheng sau đó cũng bị bắt, và Cheng cũng đã bị mất đi cơ hội đến trường.
Từ các giáo viên ở trường đến các những người bảo vệ an ninh quốc gia, nhiều người có lẽ không tin cuộc bức hại Pháp Luân Công bởi cái đảng tà ác thật sự đang diễn ra tại Trung Quốc. Cô bé có lòng tốt này đã nói cho cô giáo mình nghe về sự thật, cũng như đứa trẻ trong câu chuyện nói cho nhà vua rằng ông ta bị lừa bởi các nhà thợ may. Nhưng những lời lẽ ngây thơ giống như thế này đã mang lại những kết cục khác nhau. Những lời của đứa trẻ trong câu chuyện thần thoại làm thức tỉnh con người và mọi người đã bắt đầu thảo luận và lên án người nói dối. Nhưng những lời của cô bé Cheng đã mang lại cho cô thảm họa. Nếu xã hội cứ tiếp tục như thế này, ai sẽ còn dám nói sự thật?
Hãy nhìn đường đời của chúng ta và nhiều sự cố xảy ra có nguyên nhân, chúng có lẽ trở thành một bước ngoặc và thay đổi tương lai của chúng ta. Trên thực tế, chúng ta thật sự không biết nhiều về tương lai của mình. Nếu chúng ta từ chối đối diện với sự thật qua cuộc sống hằng ngày của chúng ta, điều đó phải chăng rất nguy hiểm? Nếu xã hội chúng ta cứ tiếp tục tiếp diễn như vậy, nó sẽ là một cảnh tượng buồn thảm nhất để xem!
Có lẽ những gì xung quanh chúng làm chúng ta tê liệt và lạnh lùng. Ngay cả khi chúng ta biết sự thật, chúng ta sợ nói ra điều đó. Tuy nhiên, chúng ta thường là những người mà quyết định sự việc nên xảy ra như thế nào.
Đây là một câu chuyện khác về việc trung thực. Một lần, đã có một thợ cắt tóc người giao trách nhiệm cắt tóc cho nhà vua. Khi ông ta nhận ra rằng nhà vua thật sự trọc đầu, ông ta thật buồn phiền bởi vì ông ta không thể cho ai biết về điều này. Một ngày nọ, ông ta không thể nào giữ nỗi bí mật này nữa. Vì thế, ông ta đã đi lên rừng và la to với một cái cây lớn, “Hoàng đế trọc đầu! Hoàng đế trọc đầu!”
Sau đó, cái cây đó được chặt xuống và đã làm thành một cái trống lớn. Bất cứ khi nào ai đánh vào trống, người ta đều có thể nghe nó vang lại tiếng, “Hoàng đế trọc đầu! Hoàng đế trọc đầu!”
Khi chúng ta nói sự thật với chỉ một người, Thiên đình có thể nghe chúng ta. Khi tất cả chúng ta nói lên sự thật, những nổ lực của chúng ta hợp thành từng chút từng chút và sẽ mang lại hy vọng đến thế giới này!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/2/54690.html
Ngày đăng: 07-11-2008
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.