Đi theo con đường phổ truyền Pháp của Sư phụ ở Trung Quốc



Tác giả: Tiểu Minh

[Chanhkien.org] Tôi có một ước muốn kể lại con đường phổ truyền Pháp của Sư phụ ở Trung Quốc.

Tháng 5 năm 1992, Sư phụ mở khóa giảng đầu tiên ở Trường Xuân, đông bắc Trung Quốc, và nó đã thổi bùng lên sự phổ truyền Đại Pháp khắp thế giới. Sư phụ mở tất cả 54 khóa giảng ở Trung Quốc, tổ chức ở hầu hết các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thiên Tân, Tế Nam, Quảng Châu, Trùng Khánh và Đại Liên. Trong hơn 2 năm, Sư phụ đã dạy các động tác và mở khóa giảng trực tiếp ở Trung Quốc. Ngày nay, Pháp Luân Công đã phổ truyền trên hơn 80 nước trên thế giới, Chuyển Pháp Luân đã được dịch ra hơn hàng chục thứ tiếng, và có hơn 100 triệu người tu tập Pháp Luân Công.

Đã chín năm kể từ tháng 7-1999, khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác bắt đầu ở Trung Quốc. Ngày nay, các học viên Pháp Luân Công vẫn cố gắng làm người tốt theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn và họ dũng cảm đối mặt với cuộc đàn áp tàn khốc [này].

Suốt 2 năm giảng dạy ở Trung Quốc, Sư phụ đã mở 54 khóa giảng. Mỗi khóa giảng kéo dài khoảng 8 ngày, nghĩa là có hơn 400 ngày mở lớp tất cả. Tính cả thời gian đi lại, Sư phụ hầu như bận mỗi ngày, và hầu hết thời gian, ông sống bằng mỳ tôm.

Một dịp tình cờ, tôi đến sân vận động Tế Nam ở tỉnh Sơn Đông, nơi mà Sư phụ đã một lần mở khóa giảng. Tôi muốn kinh [nghiệm] qua quang cảnh truyền Pháp của Sư phụ cách đây 14 năm. Lúc đó, sân vận động này có các bục được thiết kế một cách tạm bợ và có hàng ngàn người đang lắng nghe bài giảng.

Ở Tế Nam, có Thiên Phật Sơn, cũng là một trong 3 nơi nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Trên núi này có đền Hưng Quốc, nơi đó mọi người có thể nhìn thấy dòng chữ “Pháp Luân thường chuyển” khi bước vào trong đền. Khi nói về Phật Thích Ca Mâu Ni, hướng dẫn viên du lịch đã nói cho chúng tôi rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng Phật Di Lặc sẽ hạ thế. Chút đỉnh mà người hướng dẫn viên du lịch biết được đó là hiện tại chính là thời điểm mà Phật Di Lặc hạ thế để phổ truyền Pháp và cứu độ chúng sinh.

Hiểu biết của tôi là mỗi một nơi và mỗi thành phố mà Sư phụ truyền Pháp đều có những quan hệ mang tính lịch sử.

Tôi cũng đến Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây. Sư phụ thường mở lớp ở Thái Nguyên. Tôi đến Tấn Tự, cách 25 cây số từ Huyền Ung Sơn. Nó được xây dựng trong triều đại Bắc Ngụy. Khi tôi vào [đền] tự, tôi thấy có 5 tượng: Đường Thái Tông (Lý Thế Dân), Từ Mậu Công, Mã Chu, Ngụy Chinh và Uất Trì Kính Đức. Tất cả họ đều từ Thái Nguyên. Cha của Lý Thế Dân, Lý Uyên, là nhà lãnh đạo Thái Nguyên thời đó và sau đó họ nổi lên ở Thái Nguyên. Tên của ông, “Thế Dân”, có nghĩa là cứu thế và cứu nhân.

Triều đại nhà Đường là một thời kỳ rực rỡ nhất trong lịch sử Trung Quốc, văn hóa nhà Đường là nền văn hóa rực rỡ nhất các triều đại Trung Quốc trong 5.000 năm văn minh. Vào thời kỳ độc nhất này, lúc mà Phật Di Lặc đến thế gian cứu độ chúng sinh, Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) đã thực hiện một chuỗi các chương trình nhằm tìm về [với] văn hóa truyền thống chân chính. Chúng cũng thể hiện sự uy nghi của những bậc Giác ngộ cứu người.

Đi theo con đường phổ truyền Pháp của Sư phụ, tôi có thể hiểu được ý nghĩa chân chính của cuộc đời.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/10/5/55217.html
http://www.pureinsight.org/node/5594



Ngày đăng: 26-11-2008

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.