Kinh nghiệm tu luyện của tôi trong Thiên Quốc Nhạc Đoàn



[Chanhkien.org] Tên tôi là XX và là nhạc trưởng của Ban Nhạc Thánh Địa ở Toronto. Thật là một danh dự có dịp để chia xẽ kinh nghiệm tu luyện ở nơi đây. Hôm nay tôi chỉ muốn chia sẽ kinh nghiệm tu luyện trong những tháng qua trong Ban Nhạc Thánh Địa. Tôi cũng đại diện cho các học viên không thể đến đây để chia xẽ với quí vị những kinh nghiệm khó quên được mà toàn thể chúng tôi đã có.

Bốn tháng trước đây, với sự giúp đở của Sư Phụ, Ban Nhạc Thánh Địa Gia Nả Đại được chính thức thành lập trong một vài ngày.

Tôi nghĩ rằng tôi đã biết mục đích gì mà Sư Phụ thành lập ban nhạc thánh Địa. Nhưng tôi không hoàn toàn hiểu được cho đến ngày chúng tôi có thể diễn hành trước năm 2006 Pháp hội Gia Nã Đại. Cuộc diễn hành làm tâm tôi hiểu được ý nghĩa thật sự của ban nhạc. Đó là lần đầu tiên mà ban nhạc thánh Địa của Hoa Kỳ và Gia Nả Đại diễn hành chung với nhau. Sức mạnh của toàn ban nhạc rất là nẩy lửa. Khi tôi đến phố Tàu, tôi nhìn lại lúc đó thì hình ảnh đều thay đổi. Cái mà tôi thấy không phải là Ban nhạc Thánh Địa mà đó là một chiến trường cổ xưa với hàng ngàn binh mả đang đánh nhau. Thình lình tôi nhớ lại có người đã nói rằng những học viên ở bờ biển miền đông của Bắc Mỹ là những danh tướng trong các kiếp trước. Lúc đó tôi mới hiểu tại sao Sư Phụ gọi ban nhạc của chúng tôi là “Ban nhạc Quân đội” Quí vị có nghĩ rằng chúng tôi có giống như binh lính của quân đội Yue Fei, những sĩ quan của gia đình Đại tướng Yang? Ngày hôm qua, với sự chỉ dẩn của Sư Phụ, chúng tôi đã tạo dựng lịch sử oai hùng trong thế giới loài người;Hôm nay, chúng tôi cùng đến đây một lần nữa với nhiệm vụ như trước. Bây giờ chúng tôi dùng ban nhạc để Chính Pháp. Thình lình tôi cảm thấy long trọng và trang nghiêm.

Trong mấy tháng qua, cảm giác mạnh mẻ của tôi là ban nhạc của chúng tôi không phải là cung cấp giải trí cho người thường. Nó không phải là cho sự vui đùa. Nó là sự nghiêm túc tu luyện. Nó đòi hỏi chúng ta tự tu luyện và xả bỏ mọi chấp trước ở trong môi trường đặc biệt. Ngoài ra, chúng ta còn gặp những sự va chạm mà lúc trước chưa từng gặp qua. Bây giờ thì tôi hiểu lời của Sư Phụ “nhìn vào bên trong”, “nghĩ đến người ta trước”, và “độ lượng hơn”. Bây giờ để tôi chia xẻ với quí vị vài câu chuyện tu luyện:

Tôi may mắn trở thành nhạc trưởng của ban nhạc. Khi tôi quyết định tham dự buổi tập thử, tôi bắt đầu có hiện tượng trầm trọng của sự tẩy trừ nghiệp lực, nóng lạnh, thức ăn độc, bị tiêu chảy, và nôn mửa, tôi không thể ăn được gì cả. Trong mấy ngày đầu tôi không đứng vững với đôi chân. Từ khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi chưa bao giờ có hiện tượng trầm trọng của sự tẩy trừ nghiệp lực như thế. Khi tôi được sự tẩy trừ nghiệp lực, những hiện tượng rất nhẹ. Thật là đặc biệt cho tôi khi có thứ tẩy trừ nghiệp lực nầy. Nhưng trong tâm tôi, tôi biết rất rỏ ràng là Sư Phụ đã thanh lọc bản thể tôi. Sau khi qua việc nầy, thân thể tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng. Từ từ giác quan âm nhạc của tôi trở nên rất mạnh mặc dù trước đó tôi không có nền tảng căn bản về âm nhạc. Cánh tay tôi không còn đau nữa. Tai tôi trở nên nghe rỏ hơn. Sau đó tôi học những căn bản để trở thành nhạc trưởng và tôi cảm thấy không khó để trở thành nhạc trưởng. Tôi cũng cảm thấy may mắn rằng tôi không cần học các động tác của các ngón tay cho nhạc khí đặc biệt và tôi cũng không cần nhớ những nốt nhạc như các học viên khác. Sau khi tôi có những ý tưởng đó, ngày thứ hai tôi nhận thấy là tôi bị mất cảm giác về nhịp. Tôi không thể làm việc với ban nhạc. Tôi không thể biết ban nhạc chơi hay hoặc dở. Nhân viên ban nhạc bảo tôi rằng nhiều khi nhịp nhanh hay chậm. Nhưng tự tôi không thể nghe được sự khác biệt. Tình trạng nầy tiếp tục hơn một tuần lể. Nó đã dạy cho tôi một bài học đáng giá. Tôi nhận thức rằng mọi việc chúng ta gặp đều liên hệ đến sự tu luyện không cần biết là chúng ta ở vai trò nào trong ban nhạc. Chúng ta sẽ bị rớt khi mà tâm chúng ta không đúng đắng.

Thời gian trôi qua, vài học viên bắt đầu chỉ rõ những vấn đề của tôi và cho tôi các đề nghị. Tình hình trở nên nghiêm túc sau cuộc diễn hành. Ban đầu tôi rất bình tĩnh. Tôi cố gắng làm tròn đề nghị của mọi người. Sau đó, những sự chỉ trích không được lắng dịu, và trở nên gay gắt. Tôi bắt đầu không nhẫn nại được. Mặc dù tôi không trả lời, nhưng trong tâm tôi, “Tại sao các anh không bỏ ít thời giờ để xét vấn đề của chính mình thay vì làm khó tôi?”

Trong bài “Giảng Pháp Tại Pháp Hội ở Thủ Đô Hoa Kỳ, ” Sư Phụ đã nói, “và chư vị cố nghĩ rằng ai phải ai quấy; mặc dù chư vị đã phạm lỗi, chư vị cứ tìm lỗi của người khác. Nếu đó là phương pháp thì chư vị không thể giải quyết được vấn đề. ” Khi nghe như vậy mặt tôi trở nên đỏ và tiếp tục đỏ đến một lúc sau.

Sau đó khi tôi chia xẻ kinh nghiệm của tôi với một học viên khác, anh nói “Bởi vì anh đang đứng trước ban nhạc, khi anh phạm các lỗi lầm thì được thấy rất rõ. Đó là việc tốt khi đươc người ta chỉ những sự lỗi lầm của mình. Bằng cách nầy nó giúp anh tự tiến bộ. Nhờ vậy anh là người tiến bộ nhanh nhất trong ban nhạc. Anh có nghĩ đó là việc tốt hay không?” Tôi không thể nào không bật cười khi nghe anh ấy nói như vậy.

Sau đó tôi lắng dịu lại và tôi nghĩ về việc mà người ta nói về vấn đề của tôi, và tôi nhận thấy là họ nói dúng.  Bề ngoài dường như họ nói chỉ là việc nhỏ không có chi tiết quan trọng. Thật ra, họ đã vạch ra những chấp trước mà tôi cần loại bỏ. Việc nầy giúp tôi hiểu thấu đáo cái nghĩa và cách “nhìn vào bên trong”. Sự nhìn bên trong phải được thi hành vô điều kiện. Khi quí vị nhìn vào bên trong với nhiều điều kiện thì quí vị không tìm ra nguồn gốc của sự ràng buộc của quí vị.

Giống như Sư Phụ đã nói ở “ Giảng Pháp Hội tại Thủ Đô Hoa Kỳ”, ”Không cần biết quí vị gặp phải rắc rối gì, không cần biết việc gì làm cho quí vị không vui, và không cần biết bề ngoài quí vị đúng hay sai, nếu quí vị thật sự xem mình là người tu luyện quí vị phải luôn luôn tự quan sát cái nguyên nhân. Hảy tự hỏi có phải mình sai, hay là khó tìm được nguyên nhân liên hệ với vấn đề. Nếu quí vị là người tu luyện, phần của những sự nông cạn còn nằm sâu trong lòng quí vị vẫn còn dính mắc vào cái gì đó hay còn bám chặt vào tư lợi quan trọng mà quí vị không cho phép suy giảm, tôi nói với quí vị rằng sự tu luyện của quí vị là giả dối. Nếu tý tưởng của quí vị không thay đổi, thì quí vị không thể thăng tiến được một bước nào và tự lường gạt lấy mình. Chỉ khi nào bên trong quí vị thật sự cải thiện lúc đó quí vị mới thật sự thăng tiến. ”

Một biến cố khác làm tôi xúc cảm thật nhiều. Mọi người đều biết rằng rất quan trọng là chúng tôi phải có vẻ vui tươi khi diễn hành. Đặc biệt là các học viên đánh trống mà người ta có thể thấy mặt rất rỏ. Tôi tin rằng “nụ cười” là một bài học cần thiết cho tất cả chúng tôi. Nhưng các học viên trong Ban Nhạc Thánh Địa của Toronto có vẻ mặt luôn luôn nghiêm trọng khi diễn hành. Tôi nhiều lần nói với họ, nhưng họ không thay đổi. Tôi rất lo ngại bởi vì theo nhận xét của khán giả không vui khi thấy những gương mặt nghiêm trọng trong ban nhạc Tôi tự nghĩ, “Ngoài ra, chúng tôi ở nơi đây để cứu độ chúng sinh. Chúng tôi có phải có vẻ bình an và tốt bụng không? Quí vị có nghĩ rằng nụ cười là bất bình thường không? Tại sao mà khó thi hành. ?”

Ngày 7 tháng 8, tôi đọc một bài chia xẻ kinh nghiệm “Tu Luyện trong Ban Nhạc Thánh Địa” do một học viên mới đến từ Trung Hoa nội địa và đang ở trong ban nhạc Thánh Địa của Toronto. Mặc dù cô không cho biết tên, tôi biết người học viên đó là một hội viên của đội trống nhỏ. Bài viết nói rằng, “Tôi nhớ khi diễn hành ở Montreal, người nhạc trưởng đã bảo chúng tôi mĩm cười để phô bày sự tốt đẹp của các đệ tử Đại Pháp. Nhưng tôi không thể mĩm cười. Khi tôi đánh trống, tất cả các gương mặt của các học viên ở nội địa Trung Hoa hiện ra trong trí tôi. Dường như họ cùng ở với tôi. Tôi không thể cầm giọt lệ. Lúc nầy tôi thật sự mĩm cười khi diễn hành ở ngày hội Caribbean. Trong ban nhạc Thánh Địa, tôi đã loại bỏ nhiều chấp trước. ”

Mặc dù sau rốt cô mĩm cười, tôi cảm thấy khó chịu khi đọc bài của cô. Tôi đã hiểu lầm lý do tại sao trước đó cô không mĩm cười. Trong hai dịp, thái độ của tôi không được tốt đối với cô và các học viên khác có gương mặt nghiêm trọng. Tôi không bao giờ biểu lộ lo lắng về họ. Thái độ xấu của tôi đối với họ làm họ cảm giác tệ hơn. Bây giờ tôi nhận thấy là tôi đã làm quá trớn. Sư Phụ của chúng ta luôn luôn bảo chúng ta phải nghĩ đến người khác trước. Từ biến cố nầy, tôi nhận thấy muốn thực hiện việc nầy, tôi cần gạt bỏ quan niệm của tôi và nghĩ đến những việc từ bối cảnh của người khác. Chúng ta cần bao dung người khác mặc dù khi ta nghĩ người khác đã sai dựa vào tiêu chuẩn của mình. Bây giờ càng ngày tôi càng thấy nhận xét của nhân loại thường không đúng trong mọi việc. Đã có bao nhiêu việc mà chúng ta nhìn với cặp mắt của chúng ta có phải là thật đúng không? Chỉ có sự bao dung là thái độ chính đáng mà người học viên Đại Pháp nên có.

Trong bốn tháng qua, sau khi chúng tôi tham dự nhiều cuộc diễn hành và những hoạt động cộng đồng. Chúng tôi nhận được nhiều phản ảnh tốt đẹp. Có nhiều đoàn thể mời chúng tôi tham dự hoạt động với họ trong năm tới. Nhiều người đã hỏi chúng tôi để tìm nơi tập luyện Đại Pháp. Thêm vào đó chúng tôi luôn luôn trải qua những tiến bộ quan trọng như một khối sau mỗi cuộc diễn hành. Trong đầu tháng bảy, chúng tôi đã tham dự diễn hành ngày 4 tháng 7 ở Montreal. Có hơn 10 ngàn người, gồm cả nhiều người Trung Hoa, sắp hàng trên các đường để xem diễn hành. Khán giả rất nhiệt tình, chúng tôi biểu diễn rất tốt. Là người dẫn đầu ban nhạc, tôi cảm thấy một nguồn năng lượng ở chung quanh tôi. Tôi rất cảm động và nước mắt tôi cứ chảy xuống mặt. Sau đó, người tổ chức diễn hành nói với người liên lạc của chúng tôi, “Tôi tin Thượng Đế. Tôi nghĩ rằng Thượng Đế gởi quí vị đến đây. Quí vị không phải là người thường. Quí vị là thần. Tôi sẽ mời quí vị tham dự với chúng tôi vào năm tới. ” Trên đường về Toronto, mọi người đều cởi mở để chia xẻ kinh nghiệm của mình. Mọi người trong ban nhạc đều trải qua nhiều trắc nghiệm và mọi người có câu chuyện cảm động của chính mình. Vì thì giờ có hạn, tôi không kê khai lên đây từng câu chuyện được.

Ngày chủ nhật vừa qua, ở chợ Tàu có lễ hội thức ăn. Vài học viên gợi ý là ban nhạc của chúng tôi đi đến đó để chứng sự thật. Mặc dù không có nhiều học viên đến trong ngày đó, kết quả cũng thật tốt. Mọi người cười và trình diễn rất tốt. Một khi ban nhạc bắt đầu trình diễn thì bầu không khí trở nên rất sống động. Trong khi nghỉ xả hơi, các học viên hăng hái thay phiên dùng máy vi âm để chứng sự thật cho người qua đường.

Ngày đó, Bai Xue, là học viên cũng là ca sĩ danh tiếng, và đội hợp ca nam cũng tham dự cùng chúng tôi. Họ cùng nhau hát. Chúng tôi hát nhiều lần “Pháp Luân Công là tốt” và “Đến với anh”. Trong vài giờ, độ ba ngàn người dừng lại để nghe chúng tôi. Các học viên đi phát tờ bướm nói rằng họ chưa bao giờ phát tờ bướm nhiều như thế trong khoảng thời gian ngắn qua. Sau đó, người ta nói giống như là đại hội tân niên nhỏ.. Trong tương lai chúng tôi nên dùng phương pháp nầy để chứng sự thật và cứu độ chúng sinh thường hơn.

Vài ngày trước đây, tôi học sách Chuyển Pháp Luân và Sư Phụ chúng ta đã nói, “Quí vị dã làm một việc mà được bốn việc. ” Thật ra thành lập ban nhạc cũng “làm một việc mà được bốn việc. ” Nơi đây tâm tính chúng ta được tiến bộ, tăng công, cứu độ chúng sinh, và thiết lập diện mục của Đại Pháp trong thế giới loài người. Những gì mà Sư Phụ bảo chúng ta làm đều có ý nghĩa sâu xa.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội ở thủ đô Hoa Kỳ, ” Sư Phụ đã nói, “Mọi việc mà đệ tử Đại Pháp đã hoàn thành sớm sẽ được phơi bày. ” Có lẽ tương lai chúng ta không còn xa. Nếu quả thật như vậy, những gì chúng ta có hiện giờ rất là qúy báu. Hãy giử trong tâm được có dịp ở cùng với Sư Phụ, hãy giữ trong tâm những liên hệ đã được định trước giữa chúng ta, và cố gắng cùng nhau hoàn tất phần cuối đoạn đường.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4262
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/8/26/39672.html



Ngày đăng: 18-12-2006

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.