Sức mạnh nội tâm
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp
[Chanhkien.org] Trong một quyển tự điển, có định nghĩa cho sức mạnh nội tâm là “sức mạnh chống lại sự lo lắng, vững chải khi gặp khó khăn”. Có quyển khác định nghĩa là “Ý chí mạnh mẽ và kiên quyết khi bị thử thách”. Trong thời gian này, khi chúng ta bị thử thách bởi nghịch cảnh, khi chúng ta bị khủng bố và cưỡng bức, và trong suốt thời gian khi chúng ta đắn đo, suy nghĩ, đánh giá, phán xét, tính toán, đăm chiêu và không biết là… chúng ta Phải nhờ đến sức mạnh nội tâm. Những đệ tử Đại Pháp chân chính có sức mạnh nội tâm rất mạnh, một khả năng tiềm tàng được tạo bởi do đọc Chuyển Pháp Luân nhiều lần và do tu luyện vào Chân Thiện Nhẫn. Càng đọc, càng đào sâu vào chân lý đó, thì sức mạnh nội tâm càng dồi dào. Bất cứ khi nào một môn tu luyện khác với tất cả các môn tu luyện khác đã xuất hiện trong lịch sử loài người mà những ảnh hưởng không tốt đã đến và tạo nhiều hậu quả không lành.
Những gì chiến thắng không phải là những trận chiến đẫm máu lớn hay nhỏ, đánh nhau với sự giết chóc và hàng ngàn người phải bỏ mạng và ngay cả đạo đức và văn hoá cũng suy đồi; nhưng những gì mà tốt hơn chính là sự chiến thắng thực sự và sự thăng hoa, đạo đức in đậm trong tâm của con người, một tư cách đạo đức, từ bi và sự thay đổi trong bản chất, sự kiên nhẫn và thiện chí “đưa các tâm ý xấu ra khỏi tâm trí của mình”. Thật sự rất khó khăn đề suy nghĩ được chín chắn, rõ ràng, chân chánh và giữ đúng hướng đi khi chúng ta bị hoạn nạn, chìm trong âu lo. Điều này cũng áp dụng đến những trường hợp như khi đối xử với những người hàng xóm khó khăn của ta, hay khi các bậc phụ huynh đối xử với con cái khó dạy của mình, hay các vị thầy, cô giáo dạy dỗ những người học trò ngỗ nghịch của mình. Hay những người chồng hoặc vợ đối với những người phối ngẫu mà ý hướng của họ hoàn toàn ngược lại với mình. Nó cũng áp dụng đến trường hợp khi chúng ta làm công tác Đại Pháp với các đệ tử khác.
Chúng ta phải mở rộng tâm hướng của mình, xét xử việc theo Pháp để sức mạnh nội tâm của mình được hoàn toàn hiển hiện. Nhắm thẳng vào tâm để thu góp sức mạnh KHÔNG PHẢI là chạy trốn khó khăn, hay vấn đề, nhưng làm như vậy thực sự là để lắng nghe đến những ý kiến khác mà đã được tinh lọc và nhận được từ thiên đàng. Để lắng nghe một cách thật sự, chúng ta phải yên lặng. Chúng ta cần phải quân bình, và cần phải thu góp sức mạnh nội tâm để giữ quân bình và và đúng với ý nghĩa của từng việc, đặc biệt là khi thế giới dường như không còn nguyên vẹn như trước. Sức mạnh tiềm tàng của nội tâm giúp chúng ta giữ được nguyên vẹn sự tĩng lặng trong mỗi chúng ta.
Với sức mạnh đó, chúng ta sẽ giữ được tâm hồn bình thản hơn. Chúng ta cần phải xử dụng nó thường xuyên, để khi chúng ta gặp những khó khăn, khổ nạn hay khi gặp thử thách trong tu luyện chúng ta có thể giữ được bình tỉnh để giải quyết. Sư phụ sẽ không bỏ rơi chúng ta! Bất cứ ai trong chúng ta, không cần biết ở tầng cấp nào, đều có được chánh niệm do uy hiển của Đại Pháp tạo ra, để phát huy và phải được phát thường xuyên, để sức mạnh nội tâm càng được củng cố và ổn định hơn, để chúng ta giữ được chánh niệm cho đến ngày mà chúng ta trở lại ngôi nhà cũ của mình. Bằng cách tận dụng sức mạnh nội tâm, tất nhiên sẽ không có vấn đề gì mà chúng ta không vượt qua được! Với sự dẫn dắt của Sư phụ, sức mạnh nội tâm của mỗi chúng ta sẽ vượt qua tất cả mọi trở lực và đưa chúng ta đến bến bờ bên kia.
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2004/5/10/2243.html
Ngày đăng: 01-01-2004
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.