Một bài học
Tác giả: Một đệ tử từ Đài Loan
[Chanhkien.org] Mỗi lần tôi gặp dòng chữ “ngộ theo đường tà” khi tôi học Pháp, tôi sẽ nghĩ là nó ám chỉ những đệ tử có nhiều chấp trước hay những người mà tâm tính chưa được nâng cao. Tôi nghĩ rằng tôi tu luyện khá tinh tấn và rất hăng hái trong việc chứng thực Pháp. Vì thế, tôi lý luận rằng người khác mới giác ngộ theo con đường của tà ác còn tôi thì nhất định là không. Tuy nhiên, một vài việc xảy ra cách đây không lâu làm cho tôi giật mình và suy nghĩ lại vấn đề này.
Những cuộc triễn lãm chống tra tấn là một cách rất tốt để giảng rõ sự thật, vạch trần tà ác. Khi chúng ta hoạt cảnh bằng người thật, nó có khả năng thu hút được nhiều sự chú ý và làm cảm động nhiều người. Nhưng vào lúc đầu, tôi không tin tưởng và việc phô trương những cảnh tượng hãi hùng, máu me như thế vì nó có thể làm cho người ta ghê sợ, và xa lánh. Tôi sợ rằng nó sẽ làm hại cho mọi người hơn là cứu độ họ. Sau khi thảo luận với một số đệ tử, tôi biết rằng sự suy nghĩ của tôi chính là tâm ý tôi không đủ Chính niệm. Sư phụ nói “Như tôi từng nói, mọi chuyện xảy ra hôm nay trong xã hội người thường chỉ là kết quả của ý niệm của các đệ tử Đại Pháp” (Từ “Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia 2002”) Nếu chúng ta, những đệ tử Đại Pháp, là hoài nghi sự tốt đẹp, ảnh hưởng của các cuộc triển lãm đó, chúng ta sẽ tạo nên nhiều sơ hở cho tà ác lợi dụng, và vì thế người thường sẽ bị ghê sợ, lạnh nhạt.
Trong bài giảng Pháp tại Nữu ước, Sư phụ ca ngợi sự ảnh hưởng tốt đẹp của các cuộc triển lãm tra tấn đó. Thậm chí sau khi nghe điều đó, tôi vẫn cảm thấy có gì không ổn về việc tổ chức các cuộc triển lãm chống tra tấn đó nhất là khi thời tiết mưa, tuyết… Tôi lo ngại rằng nếu làm như thế người thường sẽ nghĩ là chúng ta thái quá vì sự kém hiểu biết về chúng ta. Sau đó, tôi biết rằng những ý nghĩ của tôi chỉ là tại vì Chính niệm tôi không mạnh mẽ. Mưa, tuyết chỉ là những hình thức của can nhiễu. Mưa, tuyết không thể lay chuyển tâm, Chính niệm của các đệ tử Đại Pháp được. Chỉ cần Chính niệm chúng ta mạnh mẽ, mưa sẽ tạnh, sẽ nhường bước cho mặt trời soi sáng.
Khi tôi suy nghĩ chín chắn hơn, tôi hiểu rằng những trường hợp như trên đều có một điểm chung: Tôi lo ngại về việc làm hại người khác hơn là cứu độ người khác. Tại sao tôi lại nghĩ theo cách đó? Tôi không đứng trên quan điểm của Pháp mà xét vấn đề. Tôi cần phải thấy là chúng ta không làm cản trở lối đi, không cản trở giao thông, và cần phải làm đúng theo những lề lối của xã hội người thường, không cần biết là chúng ta cần làm những gì, và làm ra sao, điều cần nhất là chúng ta phải gây ra những ảnh hưởng tốt đẹp. Lo ngại về những cảnh tượng tra tấn là quá ghê tởm hay sợ rằng người ta sẽ không hiểu chúng ta khi chúng ta tổ chức triển lãm khi trời mưa đều là những ý nghĩ đầy đượm những ý niệm của người thường, hay là ý niệm của những thưòng có tạp niệm. Tôi quên đi cái mục đích cao cả của việc tổ chức triển lãm, giảng rõ sự thật là làm cho mọi người hiển diện cái tâm Phật và đánh thức cái lương tâm, cái tính công lý của họ. Thật ra, việc tổ chức triển lãm tra tấn khi trời mưa, tuyết càng làm cho mọi người phải suy nghĩ nhiều hơn về cái mục đích của nó, và nếu họ có chút ít lương tâm còn lại, họ sẽ cảm động.
“Cái mà gọi là hiểu, giác ngộ theo con đường tà ác từ đâu đến? Có phải đến đây chúng ta đã rỏ ràng rằng nó đến từ đâu? Tà ác lợi dụng vào chấp trước của một người, và tạo ra những ảo tưởng, ý niệm sai lầm trong tâm của họ, mà người đó thì luôn luôn nghĩ là thật và những ý niệm đó rất có lý. Người đó nghĩ là “Không có ai hiểu toi cả, và cuối cùng thì tầng cấp tu luyện của các vị cũng không cao như tôi đâu, và không có ai trong các bạn hiểu Pháp bằng tôi đâu” (Giảng Pháp tại Pháp hội Nữu ước, tháng 11 năm 2004″, Phần Câu hỏi và trả lời – Phần 2)
Có phải thật là khi chúng ta có chấp trước, thay đổi các làm của chúng ta dựa theo cách lý luận, suy nghĩ của người thường, hay bị điều khiển bởi thái độ người thường của chúng ta, và chúng ta quên đi trách nhiệm của mình. Chúng ta có thể giảng rõ sự thật bằng cách sử dụng những chấp trước, nhưng chúng ta cần phải sáng suốt, biết rõ về vấn đề này. Chúng ta không nên quên rằng chúng ta là những đệ tử Đại Pháp, và chúng ta có đủ quyền lực để thay đổi con người trên thế gian, chứ không phải là con người thế gian thay đổi chúng ta.
Trong vấn đề cứu độ chúng sinh, Sư phụ muốn cứu độ tất cả chúng sinh. Chỉ cần một tia hy vọng mỏng manh, Sư phụ sẽ tìm cách cứu độ người đó. Vâng, có một số chúng sanh không đáng để cứu độ, nhưng điều này không làm chúng ta thay đổi thái độ đối với họ, hay các chúng sinh khác. Điều này không có nghĩa là chúng ta không có từ tâm, nhưng vì thời Chính Pháp có điều kiện thời gian trong quá trình Chính Pháp. Chúng ta cần phải vượt lên trên tình cảm người thường, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, nghĩ đến tương lai của vũ trụ tương lai và tương lai của chúng sinh.
Ở trên chỉ là những suy nghĩ của tôi. Làm ơn chỉ cho những chỗ chưa thích hợp.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/1/18/30755.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=2784
Ngày đăng: 01-01-2004
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.