Thần thánh



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp từ Trung Quốc Đại Lục

[ChanhKien.org] Những người lớn lên trong văn hóa đảng không bao giờ hiểu được nội hàm của từ “thần thánh”. Sau nhiều năm thống trị, tà đảng đã không ngừng phá hủy những điều chân chính, thiện lành, tốt đẹp, đồng thời luôn tạo ra những thứ xấu xí và tà ác. Nó không ngừng tuyên truyền tràn lan buộc mọi người ngưng mưu cầu những tình cảm tốt đẹp, chẳng hạn như những tính cách cao quý, thanh lịch, thiêng liêng, thần thánh của một con người. Nó chà đạp lên các giá trị văn hóa truyền thống Trung Quốc về việc con người kính ngưỡng với Trời Đất, Thần linh, tổ tiên, nhân lễ nghĩa trí tín. Thay vào đó, tất cả mọi thứ đã bị vật chất hóa dưới sự kiểm soát của tà đảng, và tất cả mọi thứ, dù là tinh thần hay vật chất, chỉ được sử dụng cho lợi ích của đảng. Vậy chúng sử dụng những lợi ích đó để làm gì? Chính là để kéo dài chút hơi tàn trong những ngày cuối cùng. Chúng ta đã chứng kiến những ngôi đền thờ linh thiêng và điện đường bị phá huỷ theo lệnh của ĐCSTQ, sau đó những cái mới được xây lên để thu tiền. Liệu người dân Trung Quốc bây giờ còn có thể hiểu được sự “uy nghiêm” nghĩa là gì? Không, không còn nữa. Vậy nên người ta mới nói rằng người dân Trung Quốc ngày nay chỉ coi trọng tiền bạc. Kỳ thực, bởi vì chỉ còn vật chất và không có tinh thần, người dân Trung Quốc cơ bản đã trở thành những cái xác biết đi.

Những đệ tử Đại Pháp sống trong môi trường bị tiêm nhiễm bởi văn hóa của ác đảng, họ không thể khơi dậy từ tận đáy lòng của mình những cảm giác biết ơn, sùng kính, thần thánh và ngưỡng vọng mà chúng sinh phải có đối với bộ Pháp vĩ đại của vũ trụ. Thay vào đó, họ đánh giá mọi thứ bằng các quan niệm hiện đại biến dị, lệch lạc, dẫn đến việc làm tổn hại đến Pháp một cách vô thức.

Chúng ta biết rằng trong quá trình tu luyện thì cần đồng hóa với Đại Pháp, dùng Pháp để chỉ đạo tu luyện của mình. Tuy nhiên một số học viên, trong đó có tôi, lại vận dụng sự khôn ngoan xảo quyệt của người thường và coi Đại Pháp như một chỉ dẫn kỹ thuật, hoặc là một điều gì đó tương tự như sách hướng dẫn sử dụng của người thường. Họ không chủ động đồng hóa với Đại Pháp của vũ trụ, thay vào đó, họ coi Pháp như một phương pháp để trở thành một vị Phật, hoặc làm thế nào để trở thành một sinh mệnh cao cấp. Họ đối đãi với việc tu luyện đồng đẳng như việc học tập lấy tri thức của người thường, coi Pháp tương đương với sách giáo khoa hay sách hướng dẫn của người thường. Họ đặt nhu cầu của bản thân lên trên Đại Pháp, và tự đặt mình làm trung tâm, tự tư tự lợi. Họ ưu tiên cho sự thuận tiện của riêng họ là trên hết. Ví dụ, tự ý cắt Chuyển Pháp Luân thành các bài giảng lẻ và in chúng ra để đọc, hoặc tự ý chia các bài giảng Pháp thành các phân khúc riêng biệt để nghe nhằm thuận tiện cho bản thân. Trong quá khứ, để thuận tiện cho việc học thuộc Pháp, tôi thậm chí đã thay đổi định dạng file Word của Chuyển Pháp Luân thành dạng TXT và để nó trong máy MP3 của tôi. Sau khi học thuộc đoạn nào thì tôi xóa đoạn đó đi. Tôi cũng đã thay đổi định dạng của tập thơ Hồng NgâmHồng Ngâm 2 của Sư phụ thành dạng TXT, và để nó trong điện thoại di động của mình, tôi đã không nhận ra rằng đó chính là một hành vi phá hoại Pháp nghiêm trọng. Một số đồng tu có thiên mục khai mở đã nhìn thấy các vị Thần trên thiên thượng quỳ gối khi nghe Pháp của Sư phụ. Khi đọc sách Đại Pháp, họ ngồi song bàn và cầm sách bằng cả hai tay. Mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy không gian khác, trong tâm chúng ta nên biết rằng đây là Thiên Pháp vô cùng uy nghiêm và thần thánh. Muốn thay đổi dẫu chỉ một điểm cũng là tội lỗi tày trời. Sư tôn từ bi nhưng cựu thế lực sẽ lợi dụng sơ hở này và gây ra những thiệt hại cho Chính Pháp.

Viết tới điểm này, tôi đột nhiên nhớ đến nhiều học viên, bao gồm cả tôi, đã tải Pháp của Sư phụ trên trang web Minh Huệ về máy tính của mình. Chúng ta có thể tải các tập tin của Pháp quá dễ dàng, chỉ cần nhấp chuột và lưu về máy. Quá dễ dàng đến nỗi chúng ta đã không trân trọng Pháp và điều này trở thành việc nhỏ: tùy tiện tải các tập tin về máy tính, MP3 hoặc điện thoại di động. Nếu sau đó cảm thấy không thuận tiện, chúng ta có thể xóa đi chỉ bằng việc chạm ngón tay vào màn hình. Nếu muốn đọc một lần nữa, chúng ta lại tải về. Theo hiểu biết của tôi, khi tải Pháp của Sư phụ về, chúng ta cần phải có một tâm thái trân trọng. Sau khi tải về, chúng ta nên cẩn thận giữ gìn và bảo quản các tập tin ấy. Trong quá trình đọc Pháp, chúng ta nên giữ cho nội dung đầy đủ và giống như bản gốc. Nếu vì lý do nào đó cần phải xóa đi, thì nên giải thích lý do với Sư phụ một cách nghiêm túc và thỉnh mời Pháp thân của Sư phụ rời đi trước khi xóa. Chúng ta không thể làm việc ngẫu nhiên và tùy tiện. Không nên cảm thấy rằng chúng ta có được quá dễ dàng và do đó không trân trọng.

Ngoài ra, tôi thường đọc sách Đại Pháp trên máy tính. Để nhìn rõ chữ và không bị lạc mất câu, tôi dùng chuột để tô đậm những câu tôi đang đọc, cũng giống như rà ngón tay vào những từ trên trang giấy, theo cách này thì tôi sẽ không bị mất dấu những dòng đang đọc. Sau đó tôi nhận ra rằng đó cũng là một biểu hiện của không kính Sư kính Pháp. Làm thế sẽ rất dễ kéo-thả một dòng từ chỗ này sang chỗ khác, làm rối loạn nguyên văn của Sư phụ (chức năng copy-paste bằng kéo-thả trong Word). TrongChuyển Pháp Luân Sư phụ đã giảng cho chúng ta rằng:

Các phương pháp tu luyện chân chính đều được lưu lại từ thời kỳ tiền sử, được lưu lại từ những niên đại vô cùng xa xưa, đã tu luyện xuất lai vô số Đại Giác Giả. Không ai dám động đến [thay đổi] chúng dẫu chỉ một chút; chỉ là vào thời kỳ mạt Pháp chúng ta mới có thể xuất hiện những việc như thế. Trong lịch sử không hề xuất hiện những việc như vậy; mọi người phải hết sức chú ý đến điểm này.

Khi tôi học Pháp trong quá khứ, tôi chỉ nghĩ rằng điều này ám chỉ những người tập khí công giả. Tôi đã không nghĩ về bản thân mình. Kỳ thực, nếu tất cả các đệ tử Đại Pháp có thể từ bản chất sinh mệnh nhận thức ra sự thần thánh, từ bi và uy nghiêm của Sư phụ và Đại Pháp, tu bỏ được tính tùy tiện, tự cao tự đại, tự tư tự lợi từ văn hóa đảng tà ác, thì chúng ta nhất định có thể thực hành được kính Sư kính Pháp.

Xin vui lòng chỉ ra những điều không thích hợp. Cảm ơn!

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7024

 



Ngày đăng: 28-10-2015

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.